Cây cỏ dại điều trị cảm cúm cực hữu hiệu
2023-07-21T17:32:33+07:00 2023-07-21T17:32:33+07:00 https://songkhoe360.vn/cay-thuoc-quy-quanh-ta/cay-co-dai-dieu-tri-cam-cum-cuc-huu-hieu-1715.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/cay-co-dai-dieu-tri-cam-cum-cuc-huu-hieu-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/07/2023 14:48 | Cây thuốc quý quanh ta
-
Thảo dược là một trong những phương pháp điều trị cảm cúm được sử dụng từ lâu đời trong y học truyền thống. Các loại cây cỏ mọc dại nhưng lại chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt và tăng cường hệ miễn dịch.
CÂY CÓC MẲN
Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
Cây chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và kích thích hệ miễn dịch. Nhờ vậy, cây cóc mẳn được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang,…
Ngoài ra, cây cóc mẳn còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt và giảm các triệu chứng khó chịu khi bị cảm cúm như đau đầu, đau họng, mệt mỏi…
- Cách dùng cóc mẳn chữa cảm cúm:
+ Cây cóc mẳn tươi 100g; rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng; chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm (trước khi uống hâm lại cho ấm).
+ Hoặc dùng bài: Cóc mẳn phơi khô, tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g chiêu thuốc bằng nước ấm.
Công dụng: Khu phong tán hàn, chống virus; dùng chữa cúm với các triệu chứng như phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được sản xuất từ cây cóc mẳn như viên nang, bột, nước uống, v.v. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình để sử dụng. CÂY BỌ MẨY
Bọ mẩy là thảo dược mọc hoang phổ biến ở trung du và miền núi ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Rau bọ mẩy được người dân nhiều địa phương chế biến thành món ăn, ngoài ra bọ mẩy còn là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Cây bọ mẩy được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có cả cảm cúm. Theo các nghiên cứu, cây bọ mẩy có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm như sốt, đau đầu và đau họng.
- Cách dùng bọ mẩy chữa cảm cúm:
Lá bọ mẩy tươi 20g, sắc nước uống, chia ra uống vào sáng và chiều, uống liền trong trong 6 ngày.
- Dự phòng viêm đường hô hấp trên:
Lá kèm cành non bọ mẩy 15g, sắc nước uống, chia ra uống vào sáng và chiều; liên tục trong 6 ngày.
- Chữa viêm phế quản mạn tính kèm theo ho, ngạt mũi:
Lá bọ mẩy tươi 30g, lá nhót tươi 30g, hạt củ cải 15g; sắc nước uống trong ngày. CÂY QUÝT GAI
Là một cây nhỏ, mọc hoang ở vùng thấp tại hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và hải đảo. Thường gặp ở bờ bụi, gò đống, bờ ruộng, ven đường.
Cách dùng quýt gai chữa cảm cúm, ho, nhức đầu:
Lá hoặc rễ quýt gai 15g, sắc nước uống trong ngày.
Trường hợp cảm lạnh, ngạt mũi, không mồ hôi, có thể dùng lá quít gai nấu với những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh... đun nước xông cho ra mồ hôi.
- Chữa ho do phong nhiệt (ho nóng):
Rễ quýt gai 20g, vỏ rễ dâu tằm 10g, cam thảo nam 10g (hoặc cam thảo bắc 5g), sắc với 400ml nước còn 100ml, chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Chữa ho nhiều đờm:
Quả quýt gai còn xanh 6-8 quả, trộn với 1-2 thìa cà phê mật ong, đem hấp cơm trong khoảng 30 phút, lấy ra nghiền nát, trộn đều, chia uống trong ngày. Nhìn chung, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để điều trị cảm cúm, bạn nên tìm hiểu kỹ về tác dụng, liều lượng và cách sử dụng của từng loại thảo dược để tránh gây hại cho sức khỏe.
Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
Cây chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và kích thích hệ miễn dịch. Nhờ vậy, cây cóc mẳn được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang,…
Ngoài ra, cây cóc mẳn còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt và giảm các triệu chứng khó chịu khi bị cảm cúm như đau đầu, đau họng, mệt mỏi…
- Cách dùng cóc mẳn chữa cảm cúm:
+ Cây cóc mẳn tươi 100g; rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng; chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm (trước khi uống hâm lại cho ấm).
+ Hoặc dùng bài: Cóc mẳn phơi khô, tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g chiêu thuốc bằng nước ấm.
Công dụng: Khu phong tán hàn, chống virus; dùng chữa cúm với các triệu chứng như phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được sản xuất từ cây cóc mẳn như viên nang, bột, nước uống, v.v. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình để sử dụng. CÂY BỌ MẨY
Bọ mẩy là thảo dược mọc hoang phổ biến ở trung du và miền núi ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Rau bọ mẩy được người dân nhiều địa phương chế biến thành món ăn, ngoài ra bọ mẩy còn là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Cây bọ mẩy được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có cả cảm cúm. Theo các nghiên cứu, cây bọ mẩy có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm như sốt, đau đầu và đau họng.
- Cách dùng bọ mẩy chữa cảm cúm:
Lá bọ mẩy tươi 20g, sắc nước uống, chia ra uống vào sáng và chiều, uống liền trong trong 6 ngày.
- Dự phòng viêm đường hô hấp trên:
Lá kèm cành non bọ mẩy 15g, sắc nước uống, chia ra uống vào sáng và chiều; liên tục trong 6 ngày.
- Chữa viêm phế quản mạn tính kèm theo ho, ngạt mũi:
Lá bọ mẩy tươi 30g, lá nhót tươi 30g, hạt củ cải 15g; sắc nước uống trong ngày. CÂY QUÝT GAI
Là một cây nhỏ, mọc hoang ở vùng thấp tại hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và hải đảo. Thường gặp ở bờ bụi, gò đống, bờ ruộng, ven đường.
Cách dùng quýt gai chữa cảm cúm, ho, nhức đầu:
Lá hoặc rễ quýt gai 15g, sắc nước uống trong ngày.
Trường hợp cảm lạnh, ngạt mũi, không mồ hôi, có thể dùng lá quít gai nấu với những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh... đun nước xông cho ra mồ hôi.
- Chữa ho do phong nhiệt (ho nóng):
Rễ quýt gai 20g, vỏ rễ dâu tằm 10g, cam thảo nam 10g (hoặc cam thảo bắc 5g), sắc với 400ml nước còn 100ml, chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Chữa ho nhiều đờm:
Quả quýt gai còn xanh 6-8 quả, trộn với 1-2 thìa cà phê mật ong, đem hấp cơm trong khoảng 30 phút, lấy ra nghiền nát, trộn đều, chia uống trong ngày. Nhìn chung, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để điều trị cảm cúm, bạn nên tìm hiểu kỹ về tác dụng, liều lượng và cách sử dụng của từng loại thảo dược để tránh gây hại cho sức khỏe.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng