Bệnh tay chân miệng vào cao điểm, nhiều ca biến chứng nặng, đã có trường hợp tử vong

05/07/2023 18:09 | Bệnh thường gặp
- Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ 3-5 tuổi, tiềm ẩn rủi ro biến chứng. Mỗi khi dịch bệnh bùng phát, các bậc cha mẹ lại rơi vào cảnh “lo sốt vó”. Mới đây nhất, tỉnh Phú Yên xuất hiện 2 ổ dịch tay chân miệng với nhiều bệnh nhi, trong đó ghi nhận một ca tử vong đầu tiên ở tỉnh này.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus đường ruột nhưng bệnh biểu hiện chủ yếu ở tay, chân và miệng. Hiện nay, khí hậu đang là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển mạnh. Đặc biệt, bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo.
photo blurapr062021121757 1617686433552783058251
PHÂN BIỆT BỆNH CHÂN TAY MIỆNG VÀ CÁC BỆNH KHÁC
Trẻ thường bị sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi (quấy khóc nhiều, ít ngủ hoặc khó ngủ), đau họng (cha mẹ có thể thấy con quấy khóc, không ăn hoặc ăn kém), ho, xuất hiện nhiều nốt ban đỏ trên da, nhất là ở trong lòng bàn tay, bàn chân, con cũng có thể bị loét miệng…
Hiện tượng này sau khoảng 1-2 ngày sẽ có những nốt hồng ban nhỏ nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước/ phỏng nước. Những nốt này tập trung nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Các nốt thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
Đặc biệt, những vết loét miệng có đường kính từ 4-8mm và ở trong niêm mạc miệng, xung quanh lưỡi, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt (ăn, uống, nuốt nước bọt). Cha mẹ cần chú ý là các triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh nhiệt miệng.
bizz 1636100228845 shutterstock 2049262883
NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CHÂN TAY MIỆNG
Từ những dấu hiệu của bệnh, có thể nhận thấy các triệu chứng của chân tay miệng rất đa dạng, phong phú, xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau. Chính vì thế, bệnh có thể gây ra các hậu quả/biến chứng như: Thần kinh, tim mạch, hô hấp…
Đặc biệt, nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng đặc biệt nguy hiểm như viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, khi trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh rất dễ bị nhiễm virus do hít phải nước bọt bắn ra trong lúc nói chuyện, ho, cười hoặc hắt hơi, thậm chí là lây lan thông qua việc cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh hoặc trẻ sử dụng khăn mặt, quần áo, tã lót chung với trẻ bệnh sẽ bị lây bệnh tay chân miệng.
Bên cạnh đó, bệnh còn lây qua tay của người chăm sóc vì những người này đã hoặc đang chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng. 
351412003290526756660592679333412500185554n 7read only 16858921028311937175281 330 133 1295 1677 crop 16858948486361359290364
PHÒNG NGỪA CHO TRẺ TRONG MÙA CAO ĐIỂM 2023
1. Khi chăm sóc trẻ tại nhà, để tránh trẻ bị mất nước cần cho trẻ uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol đúng theo hướng dẫn 
2. Cho trẻ ăn cháo loãng, súp, sữa, nước trái cây… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
3. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
4. Cha mẹ chú ý không bôi thuốc hay kem lên những vết phỏng mụn rộp khi chưa được bác sĩ chỉ định
5. Cha mẹ có thể tắm cho con nhưng nên dùng nước ấm và sạch trong phòng kín gió
6. Không chọc vỡ phỏng mụn nước hoặc sử dụng các loại lá tắm nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng
7. Cha mẹ quan sát chú ý, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện để xử lý kịp thời.
THÔNG TIN MỚI NHẤT TỪ BỘ Y TẾ
Theo Bộ Y tế, hiện các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thời gian qua có tình trạng thiếu cục bộ thuốc tiêm truyền tĩnh mạch Immunoglobulin. 

Bộ Y tế đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch và khẩn trương tập trung chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược nỗ lực tìm kiếm nguồn cung và khẩn trương nhập khẩu thuốc Immunoglobulin về VN sớm nhất để đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của các bệnh viện trong khi số lượng các ca bệnh tay chân miệng đang tăng cao.
 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây