Thuốc Đông y: Nên uống nóng hay nguội?
2023-08-02T18:09:28+07:00 2023-08-02T18:09:28+07:00 https://songkhoe360.vn/bai-thuoc-thao-duoc/thuoc-dong-y-nen-uong-nong-hay-nguoi-1794.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/thuoc-dong-y-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
02/08/2023 11:24 | Bài thuốc thảo dược
-
Uống thuốc Đông y là một trong những phương pháp chữa bệnh được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á. Một trong những câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra là liệu có nên uống thuốc Đông y nóng hay nguội?
Trong y học cổ truyền, thuốc Đông y được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Để đạt được hiệu quả tối đa, việc sử dụng thuốc Đông y đúng cách là rất quan trọng.
1. Sắc thuốc đúng cách
Ấm thuốc sắc là yếu tố quan trọng đầu tiên. Nên sử dụng ấm đất, ấm sành, nồi nhôm, nồi thép không gỉ, nồi áp suất, ấm sắc thuốc. Lượng nước chỉ nên đổ ngập mặt thuốc khoảng 2cm.
Nếu dùng ấm thuốc có vòi, nên lấy giấy gói thuốc lót dưới mặt vung và nút vòi ấm để ngăn không cho thuốc sôi bồng lên tràn ra ngoài. Khi mới sắc, để lửa to cho chóng sôi.
Có thuốc sắc 1 nước, có thuốc phải sắc 2-3 nước rồi hòa chung với nhau để uống.
Trong khi sắc thuốc, luôn có mặt để điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp, hoặc điều chỉnh nắp vung nồi cho thích hợp để thuốc không trào ra ngoài. Không để thuốc cạn hết và cháy.
Nếu thuốc cạn, trào ra hết, cháy thuốc cần cho thêm nước cho đủ để chất thuốc có thể hòa tan tốt, không được cho thêm thuốc vào sắc trước hoặc sau khi sắc. 2. Nên uống nóng, uống ấm hay uống lạnh?
Thường khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất phù hợp.
Với những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh... muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng.
Ngược lại, với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu. 3. Nên uống vào lúc nào?
Khả năng chứa tối đa của dạ dày là 1,5 lít. Lượng thức ăn uống vào vừa mức sao cho lượng thuốc khi uống vào cũng vừa đủ. Người lớn thường uống một bát tương đương 250 ml/lần (thường nói đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát).
Trẻ em thường giảm liều, bằng 1/2 hoặc 1/3 của người lớn.
Với trẻ em nôn hoặc tiêu chảy, uống liều trên vẫn nôn, vẫn tiêu chảy thì giảm liều để dạ dày, ruột có điều kiện tiếp nhận thuốc, hấp thu thuốc.
Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không.
- Uống trước bữa ăn 30-60 phút:
Áp dụng với các thuốc chữa bệnh can thận hư, bệnh đường ruột, dạ dày và các bệnh từ lưng trở xuống. Trong trạng thái bụng đói, dược tính dễ dàng chuyển xuống dưới, thuốc uống vào sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường tiêu hóa, nhanh chóng đi qua dạ dày, xuống ruột.
Nhờ đó, thuốc sẽ nhanh chóng được hấp thu và phát huy tác dụng, không bị thức ăn trong dạ dày làm loãng.
- Uống sau bữa ăn 15-30 phút:
Áp dụng cho các bệnh phía trên như tâm, phế, ngực và trên dạ dày. Các loại thuốc gây kích thích đối với đường tiêu hóa hoặc có độc tính khá cao cũng nên uống sau khi ăn để tránh hấp thu quá nhanh, gây trúng độc.
- Uống vào sáng sớm khi đói:
Áp dụng cho các loại thuốc thang bồi bổ để thuốc được hấp thu đầy đủ. Các thuốc dùng để diệt trùng, công hạ và chữa bệnh mạch máu tứ chi cũng nên uống lúc đói, nhằm làm cho thuốc nhanh đến ruột, nồng độ thuốc không bị giảm đi. - Uống trước khi ngủ 15-20 phút:
Áp dụng cho các thuốc bổ tâm tỳ, an thần, ngủ ngon và chữa các bệnh ứ trệ, bệnh vùng ngực. Uống xong nên nằm ngửa, nếu là thuốc trầm giáng thì nên nằm nghiêng.
- Uống liền một mạch:
Nghĩa là uống một lần hết ngay bát thuốc. Cách uống này thích hợp với các bệnh nặng hoặc bệnh về dạ dày, các thuốc thông tiện, hoạt huyết, hóa ứ.
Mục đích của cách uống này là để thuốc không làm tổn hại đến chính khí, phát huy hết tác dụng.
- Uống từ từ:
Tức uống từng tí một hoặc ngậm thuốc, áp dụng cho các bệnh đau họng, nôn mửa nhằm làm cho thuốc ngấm dần vào chỗ đau.
Việc sử dụng thuốc Đông y là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, việc sử dụng thuốc Đông y đúng cách là rất quan trọng.
Chú ý các yếu tố như sắc thuốc đúng cách, uống vào thời điểm phù hợp và liều lượng phù hợp là điều rất quan trọng để giúp bạn có được kết quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh.
1. Sắc thuốc đúng cách
Ấm thuốc sắc là yếu tố quan trọng đầu tiên. Nên sử dụng ấm đất, ấm sành, nồi nhôm, nồi thép không gỉ, nồi áp suất, ấm sắc thuốc. Lượng nước chỉ nên đổ ngập mặt thuốc khoảng 2cm.
Nếu dùng ấm thuốc có vòi, nên lấy giấy gói thuốc lót dưới mặt vung và nút vòi ấm để ngăn không cho thuốc sôi bồng lên tràn ra ngoài. Khi mới sắc, để lửa to cho chóng sôi.
Có thuốc sắc 1 nước, có thuốc phải sắc 2-3 nước rồi hòa chung với nhau để uống.
Trong khi sắc thuốc, luôn có mặt để điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp, hoặc điều chỉnh nắp vung nồi cho thích hợp để thuốc không trào ra ngoài. Không để thuốc cạn hết và cháy.
Nếu thuốc cạn, trào ra hết, cháy thuốc cần cho thêm nước cho đủ để chất thuốc có thể hòa tan tốt, không được cho thêm thuốc vào sắc trước hoặc sau khi sắc. 2. Nên uống nóng, uống ấm hay uống lạnh?
Thường khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất phù hợp.
Với những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh... muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng.
Ngược lại, với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu. 3. Nên uống vào lúc nào?
Khả năng chứa tối đa của dạ dày là 1,5 lít. Lượng thức ăn uống vào vừa mức sao cho lượng thuốc khi uống vào cũng vừa đủ. Người lớn thường uống một bát tương đương 250 ml/lần (thường nói đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát).
Trẻ em thường giảm liều, bằng 1/2 hoặc 1/3 của người lớn.
Với trẻ em nôn hoặc tiêu chảy, uống liều trên vẫn nôn, vẫn tiêu chảy thì giảm liều để dạ dày, ruột có điều kiện tiếp nhận thuốc, hấp thu thuốc.
Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không.
- Uống trước bữa ăn 30-60 phút:
Áp dụng với các thuốc chữa bệnh can thận hư, bệnh đường ruột, dạ dày và các bệnh từ lưng trở xuống. Trong trạng thái bụng đói, dược tính dễ dàng chuyển xuống dưới, thuốc uống vào sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường tiêu hóa, nhanh chóng đi qua dạ dày, xuống ruột.
Nhờ đó, thuốc sẽ nhanh chóng được hấp thu và phát huy tác dụng, không bị thức ăn trong dạ dày làm loãng.
- Uống sau bữa ăn 15-30 phút:
Áp dụng cho các bệnh phía trên như tâm, phế, ngực và trên dạ dày. Các loại thuốc gây kích thích đối với đường tiêu hóa hoặc có độc tính khá cao cũng nên uống sau khi ăn để tránh hấp thu quá nhanh, gây trúng độc.
- Uống vào sáng sớm khi đói:
Áp dụng cho các loại thuốc thang bồi bổ để thuốc được hấp thu đầy đủ. Các thuốc dùng để diệt trùng, công hạ và chữa bệnh mạch máu tứ chi cũng nên uống lúc đói, nhằm làm cho thuốc nhanh đến ruột, nồng độ thuốc không bị giảm đi. - Uống trước khi ngủ 15-20 phút:
Áp dụng cho các thuốc bổ tâm tỳ, an thần, ngủ ngon và chữa các bệnh ứ trệ, bệnh vùng ngực. Uống xong nên nằm ngửa, nếu là thuốc trầm giáng thì nên nằm nghiêng.
- Uống liền một mạch:
Nghĩa là uống một lần hết ngay bát thuốc. Cách uống này thích hợp với các bệnh nặng hoặc bệnh về dạ dày, các thuốc thông tiện, hoạt huyết, hóa ứ.
Mục đích của cách uống này là để thuốc không làm tổn hại đến chính khí, phát huy hết tác dụng.
- Uống từ từ:
Tức uống từng tí một hoặc ngậm thuốc, áp dụng cho các bệnh đau họng, nôn mửa nhằm làm cho thuốc ngấm dần vào chỗ đau.
Việc sử dụng thuốc Đông y là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, việc sử dụng thuốc Đông y đúng cách là rất quan trọng.
Chú ý các yếu tố như sắc thuốc đúng cách, uống vào thời điểm phù hợp và liều lượng phù hợp là điều rất quan trọng để giúp bạn có được kết quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng