Trà Quế Và Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Người Bệnh Tiểu Đường
2024-08-24T09:05:00+07:00 2024-08-24T09:05:00+07:00 https://songkhoe360.vn/bai-thuoc-thao-duoc/tra-que-va-tac-dung-tuyet-voi-cho-nguoi-benh-tieu-duong-4240.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_08/tra-que-va-tac-dung-tuyet-voi-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
24/08/2024 09:05 | Bài thuốc thảo dược
-
Trong cuộc sống hiện đại, việc tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ sức khỏe tự nhiên đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Một trong những giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả là trà quế.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác, bao gồm bệnh tim và các vấn đề liên quan đến thận.
Do đó, cần kiểm soát lượng đường trong máu thông qua lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng. Trong đó, trà quế được khuyến cáo sử dụng, bởi quế có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế chứa nhiều cinnamaldehyde, một hợp chất có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin và tăng cường độ nhạy insulin. Nó cũng giúp điều hòa protein-tyrosine phosphatase 1B (PTP1B) và kinase của thụ thể insulin, từ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu của Mỹ cũng đã chỉ ra rằng quế có thể giảm nồng độ đường glucose dài hạn (HbA1C) ở bệnh nhân tiểu đường.
Các nhà khoa học của Đại học California-Davis (Mỹ) cũng đã chỉ ra rằng chưa có nghiên cứu nào cho thấy quế ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu. Gia vị này là một lựa chọn an toàn cho người bệnh tiểu đường muốn thay thế đường, muối và các chất tạo hương vị có khả năng gây hại khác. Quế và các loại thảo mộc khác như nghệ tây, gừng, bạch đậu khấu không ảnh hưởng đến huyết áp, số đo cơ thể hoặc chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Ngoài tác dụng giảm đường huyết, quế còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng về tim mạch. Ăn quế sẽ giúp người bệnh giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, từ đó ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu và xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, sử dụng quế cũng cần được kiểm soát và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc sử dụng quế cho người tiểu đường cần tuân theo liều lượng và thời gian sử dụng cụ thể. Đối với bột quế, người bệnh nên sử dụng 1 thìa (khoảng 3,25g) mỗi ngày, trong vòng 5 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày trước khi tiếp tục sử dụng.
Người bệnh có thể sử dụng quế bằng cách ăn trực tiếp hoặc nấu thành trà. Đối với việc nấu trà quế, chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày, trong vòng 5 ngày và nghỉ vào 2 ngày tiếp theo.
Tuy quế có thể hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường, nhưng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường truyền thống.
Đặc biệt, những người bị bệnh gan hoặc tổn thương gan cần cẩn trọng khi sử dụng quế, vì việc sử dụng quá mức có thể gây ra những vấn đề liên quan đến gan.
Do đó, cần kiểm soát lượng đường trong máu thông qua lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng. Trong đó, trà quế được khuyến cáo sử dụng, bởi quế có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế chứa nhiều cinnamaldehyde, một hợp chất có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin và tăng cường độ nhạy insulin. Nó cũng giúp điều hòa protein-tyrosine phosphatase 1B (PTP1B) và kinase của thụ thể insulin, từ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu của Mỹ cũng đã chỉ ra rằng quế có thể giảm nồng độ đường glucose dài hạn (HbA1C) ở bệnh nhân tiểu đường.
Các nhà khoa học của Đại học California-Davis (Mỹ) cũng đã chỉ ra rằng chưa có nghiên cứu nào cho thấy quế ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu. Gia vị này là một lựa chọn an toàn cho người bệnh tiểu đường muốn thay thế đường, muối và các chất tạo hương vị có khả năng gây hại khác. Quế và các loại thảo mộc khác như nghệ tây, gừng, bạch đậu khấu không ảnh hưởng đến huyết áp, số đo cơ thể hoặc chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Ngoài tác dụng giảm đường huyết, quế còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng về tim mạch. Ăn quế sẽ giúp người bệnh giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, từ đó ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu và xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, sử dụng quế cũng cần được kiểm soát và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc sử dụng quế cho người tiểu đường cần tuân theo liều lượng và thời gian sử dụng cụ thể. Đối với bột quế, người bệnh nên sử dụng 1 thìa (khoảng 3,25g) mỗi ngày, trong vòng 5 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày trước khi tiếp tục sử dụng.
Người bệnh có thể sử dụng quế bằng cách ăn trực tiếp hoặc nấu thành trà. Đối với việc nấu trà quế, chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày, trong vòng 5 ngày và nghỉ vào 2 ngày tiếp theo.
Tuy quế có thể hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường, nhưng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường truyền thống.
Đặc biệt, những người bị bệnh gan hoặc tổn thương gan cần cẩn trọng khi sử dụng quế, vì việc sử dụng quá mức có thể gây ra những vấn đề liên quan đến gan.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng