Những thói quen xấu dễ bị thoái hóa đốt sống cổ
2024-01-03T11:14:28+07:00 2024-01-03T11:14:28+07:00 https://songkhoe360.vn/xuong-khop/nhung-thoi-quen-xau-de-bi-thoai-hoa-dot-song-co-3125.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/nhung-thoi-quen-xau-de-bi-thoai-hoa-dot-song-co-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
03/01/2024 10:14 | Xương khớp
-
Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh mãn tính, tiến triển chậm rãi nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trước kia, căn bệnh này vốn là được coi là bệnh của tuổi già, nhưng ngày nay, nhóm đối tượng mắc những bệnh về xương khớp đang ngày càng trẻ hóa.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Như đã nói, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh tiến triển chậm, do vậy nhiều người chỉ thấy triệu chứng bất thường nhưng lại bỏ qua. Dưới đây là những dấu hiệu để bạn sớm nhận biết mình có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh chỉ cảm thấy cổ cứng, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu khó xoay chuyển. Nhưng nếu không thăm khám và điều trị ngay thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu, gây khó khăn khi vận động ở cổ.
- Giai đoạn tiếp theo: Người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, hoặc thậm chí nghe tiếng kêu khi xoay cổ. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, người bệnh thường gặp hiện tượng cứng cổ, đau ê ẩm vùng gáy, đau đầu khi nằm không đúng tư thế, nằm lâu, mới thức dậy vào buổi sáng hoặc khi thời tiết đột ngột thay đổi.
- Sau đó, có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống 1 hoặc cả 2 tay. Đôi lúc, người bệnh sẽ cảm giác giống như có luồng điện đi qua cổ, xuống xương sống, tay và chân, bắt đầu có tê cánh tay xuống ngón tay.
- Nếu người bệnh vẫn không thăm khám và điều trị, các biến chứng có thể xuất hiện như rối loạn tiền đình, mất khả năng thực hiện các hoạt động vật lý ở 2 tay, người mỏi mệt, ăn uống kém. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Để hiểu rõ tại sao một số thói quen phổ biến của nhiều người lại khiến mình mắc thoái hóa đốt sống cổ, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu cơ chế gây nên căn bệnh này:
- Do hệ thống gai xương phát triển quá mạnh, các gai xương này va chạm, cọ xát, đè lên các xương khác, dây thần kinh hoặc chèn ép vào những cơ, mô, tủy sống gây đau đớn cho người bệnh.
- Do đĩa đệm giữa các đốt sống dần mất nước, các đốt sống dần kém linh hoạt, dễ bị ma sát với nhau, các dây thần kinh cũng mất lớp bảo vệ, dẫn đến thoái hóa.
- Cơ, dây chằng, mô xương cổ bị biến đổi, lâu dần dẫn đến thoái hóa.
- Chấn thương cổ: một số chấn thương sẽ dẫn đến di chứng sớm thoái hóa Những thói quen khiến bạn mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Vậy, đâu là những thói quen khiến những người trẻ bây giờ lại sớm mắc phải căn bệnh này?
- Ngồi hoặc cúi gập cổ quá lâu:
Việc duy trì 1 tư thế lâu ngày là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống cổ, đặc biệt dân văn phòng, lái xe đường dài, thợ may vá là đối tượng rất dễ mắc thoái hóa cột sống, gai cột sống hay vôi hóa cột sống.
Bởi nhóm người này thường ngồi liên tục nhiều giờ, tư thế ngồi gù lưng, cúi gập cổ ít nhất 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, người trẻ hiện nay còn có thói quen cúi gập cổ hàng tiếng đồng hồ xem điện thoại, đây là thói quen cực xấu, rất dễ khiến cơ và dây chằng cổ tổn thương.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, uống ít nước:
Nhiều người có thói quen sử dụng quá nhiều bia rượu, cà phê, thuốc lá, những chất này khiến cơ xương khớp nhanh bị hủy hoại.
Việc ăn uống lại không đủ chất, đặc biệt thiếu các khoáng chất cho xương như Canxi, magie, vitamin B6, vitamin B12,.., khiến mất cân bằng dinh dưỡng, kéo theo việc sức khỏe xương cũng giảm xuống, hệ thống đốt sống cổ sớm thoái hóa.
- Ngủ sai tư thế:
Chắc hẳn ai cũng đã đôi lần bị “sái cổ” sau khi tỉnh giấc. Đó là hậu quả của việc ngủ sai tư thế, dùng gối ngủ quá cao hoặc quá thấp, dẫn đến hôm sau cơ cổ bị căng cứng, khó vận động, đau đớn.
Tuy tình trạng đau cơ này sẽ sớm hết, nhưng nếu lặp đi lặp lại lâu dài thì sẽ biến dạng cơ và dây chằng cổ, thoái hóa đốt sống cổ.
- Ít vận động:
Ít vận động sẽ khiến một số nhóm cơ sớm teo, hay còn gọi là thoái hóa, bao gồm cả cơ đốt sống cổ. Phải làm gì khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Tuy bệnh thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa dứt điểm, nhưng bạn đừng quá hoang mang. Việc đầu tiên khi nhận ra mình có những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh, bạn hãy làm những điều sau:
- Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không được giữ 1 tư thế quá lâu, tốt nhất 1 tiếng nên thay đổi tư thế, có thể đứng lên vươn vai để giãn cơ. Đối với những nghề nghiệp phải ngồi hoặc cúi gập cổ liên tục, nên thường xuyên xoa bóp phần cổ, vai, gáy để phần cơ được thư giãn.
- Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp với thể trạng bản thân, là cách tốt nhất để khiến hệ thống cơ xương khớp của mình dẻo dai bền lâu hơn. Trường hợp nặng, còn phải kết hợp vật lý trị liệu theo ý kiến bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất - Nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong bữa ăn. Uống đủ nước. Hạn chế những thực phẩm có chất kích thích. Kiểm soát cân nặng hợp lý, vì thừa cân cũng là 1 trong những yếu tố gây áp lực lên hệ cột sống.
- Nằm ngủ không nên gối quá cao hoặc quá thấp, nên nằm thoải mái, tốt chất là thường xuyên thay đổi tư thế nằm để tránh bị co cứng cơ. có thể tham khảo các loại gối nằm cho người thoái hóa cột sống cổ, có thể sử dụng gối chữ U, gối lượn sóng có phần mặt lượn sóng, ôm vừa với đường cong tự nhiên của cột sống và gáy dưới.
- Trong trường hợp đau nặng, phải ngay lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị của y bác sĩ chuyên môn.
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ diễn tiến chậm, nên nhiều người khi nhận ra mình bị bệnh thì lúc đó bệnh đã rất khó khắc phục, do vậy không lúc nào là quá sớm để từ bỏ những thói quen xấu, điều chỉnh nếp sinh hoạt, bảo vệ chính bản thân mình bạn nhé.
Như đã nói, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh tiến triển chậm, do vậy nhiều người chỉ thấy triệu chứng bất thường nhưng lại bỏ qua. Dưới đây là những dấu hiệu để bạn sớm nhận biết mình có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh chỉ cảm thấy cổ cứng, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu khó xoay chuyển. Nhưng nếu không thăm khám và điều trị ngay thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu, gây khó khăn khi vận động ở cổ.
- Giai đoạn tiếp theo: Người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, hoặc thậm chí nghe tiếng kêu khi xoay cổ. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, người bệnh thường gặp hiện tượng cứng cổ, đau ê ẩm vùng gáy, đau đầu khi nằm không đúng tư thế, nằm lâu, mới thức dậy vào buổi sáng hoặc khi thời tiết đột ngột thay đổi.
- Sau đó, có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống 1 hoặc cả 2 tay. Đôi lúc, người bệnh sẽ cảm giác giống như có luồng điện đi qua cổ, xuống xương sống, tay và chân, bắt đầu có tê cánh tay xuống ngón tay.
- Nếu người bệnh vẫn không thăm khám và điều trị, các biến chứng có thể xuất hiện như rối loạn tiền đình, mất khả năng thực hiện các hoạt động vật lý ở 2 tay, người mỏi mệt, ăn uống kém. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Để hiểu rõ tại sao một số thói quen phổ biến của nhiều người lại khiến mình mắc thoái hóa đốt sống cổ, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu cơ chế gây nên căn bệnh này:
- Do hệ thống gai xương phát triển quá mạnh, các gai xương này va chạm, cọ xát, đè lên các xương khác, dây thần kinh hoặc chèn ép vào những cơ, mô, tủy sống gây đau đớn cho người bệnh.
- Do đĩa đệm giữa các đốt sống dần mất nước, các đốt sống dần kém linh hoạt, dễ bị ma sát với nhau, các dây thần kinh cũng mất lớp bảo vệ, dẫn đến thoái hóa.
- Cơ, dây chằng, mô xương cổ bị biến đổi, lâu dần dẫn đến thoái hóa.
- Chấn thương cổ: một số chấn thương sẽ dẫn đến di chứng sớm thoái hóa Những thói quen khiến bạn mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Vậy, đâu là những thói quen khiến những người trẻ bây giờ lại sớm mắc phải căn bệnh này?
- Ngồi hoặc cúi gập cổ quá lâu:
Việc duy trì 1 tư thế lâu ngày là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống cổ, đặc biệt dân văn phòng, lái xe đường dài, thợ may vá là đối tượng rất dễ mắc thoái hóa cột sống, gai cột sống hay vôi hóa cột sống.
Bởi nhóm người này thường ngồi liên tục nhiều giờ, tư thế ngồi gù lưng, cúi gập cổ ít nhất 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, người trẻ hiện nay còn có thói quen cúi gập cổ hàng tiếng đồng hồ xem điện thoại, đây là thói quen cực xấu, rất dễ khiến cơ và dây chằng cổ tổn thương.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, uống ít nước:
Nhiều người có thói quen sử dụng quá nhiều bia rượu, cà phê, thuốc lá, những chất này khiến cơ xương khớp nhanh bị hủy hoại.
Việc ăn uống lại không đủ chất, đặc biệt thiếu các khoáng chất cho xương như Canxi, magie, vitamin B6, vitamin B12,.., khiến mất cân bằng dinh dưỡng, kéo theo việc sức khỏe xương cũng giảm xuống, hệ thống đốt sống cổ sớm thoái hóa.
- Ngủ sai tư thế:
Chắc hẳn ai cũng đã đôi lần bị “sái cổ” sau khi tỉnh giấc. Đó là hậu quả của việc ngủ sai tư thế, dùng gối ngủ quá cao hoặc quá thấp, dẫn đến hôm sau cơ cổ bị căng cứng, khó vận động, đau đớn.
Tuy tình trạng đau cơ này sẽ sớm hết, nhưng nếu lặp đi lặp lại lâu dài thì sẽ biến dạng cơ và dây chằng cổ, thoái hóa đốt sống cổ.
- Ít vận động:
Ít vận động sẽ khiến một số nhóm cơ sớm teo, hay còn gọi là thoái hóa, bao gồm cả cơ đốt sống cổ. Phải làm gì khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Tuy bệnh thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa dứt điểm, nhưng bạn đừng quá hoang mang. Việc đầu tiên khi nhận ra mình có những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh, bạn hãy làm những điều sau:
- Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không được giữ 1 tư thế quá lâu, tốt nhất 1 tiếng nên thay đổi tư thế, có thể đứng lên vươn vai để giãn cơ. Đối với những nghề nghiệp phải ngồi hoặc cúi gập cổ liên tục, nên thường xuyên xoa bóp phần cổ, vai, gáy để phần cơ được thư giãn.
- Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp với thể trạng bản thân, là cách tốt nhất để khiến hệ thống cơ xương khớp của mình dẻo dai bền lâu hơn. Trường hợp nặng, còn phải kết hợp vật lý trị liệu theo ý kiến bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất - Nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong bữa ăn. Uống đủ nước. Hạn chế những thực phẩm có chất kích thích. Kiểm soát cân nặng hợp lý, vì thừa cân cũng là 1 trong những yếu tố gây áp lực lên hệ cột sống.
- Nằm ngủ không nên gối quá cao hoặc quá thấp, nên nằm thoải mái, tốt chất là thường xuyên thay đổi tư thế nằm để tránh bị co cứng cơ. có thể tham khảo các loại gối nằm cho người thoái hóa cột sống cổ, có thể sử dụng gối chữ U, gối lượn sóng có phần mặt lượn sóng, ôm vừa với đường cong tự nhiên của cột sống và gáy dưới.
- Trong trường hợp đau nặng, phải ngay lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị của y bác sĩ chuyên môn.
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ diễn tiến chậm, nên nhiều người khi nhận ra mình bị bệnh thì lúc đó bệnh đã rất khó khắc phục, do vậy không lúc nào là quá sớm để từ bỏ những thói quen xấu, điều chỉnh nếp sinh hoạt, bảo vệ chính bản thân mình bạn nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng