Thiếu nửa triệu lao động gen Z: Tại sao không đi làm?

12/11/2023 17:47 | Tin theo trend
- Trong bối cảnh thị trường lao động đang chứng kiến sự biến động và phát triển, một hiện tượng đáng chú ý thu hút sự quan tâm: sự thiếu hụt nửa triệu lao động thuộc thế hệ Z, những người có thể sẽ là nhân tố quan trọng định hình tương lai kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, điều đặt ra là, tại sao một phần lớn của thế hệ này chưa chọn bước vào thị trường lao động theo cách mà các thế hệ trước đã làm? Họ ẩn chứa những bí mật, những động lực và nhận thức đặc biệt nào mà chúng ta cần tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Hãy cùng nhìn sâu vào lý do tại sao nửa triệu thanh niên Gen Z chưa bước chân vào thế giới công việc.
Theo khảo sát của Viện Gallup, những người từ 20-24 tuổi, tỷ lệ có việc làm trung bình là 72,1% vào năm 2019, và chỉ ở mức 70,8% vào tháng 10 năm 2022. Điều đó tương đương với sự thiếu hụt khoảng nửa triệu lao động ở độ tuổi đầu 20 khi so sánh quy mô hiện tại của lực lượng lao động này với năm 2019.
Gen Z là nhóm người sinh từ năm 1995 đến năm 2012 (có người nói từ năm 1997 đến năm 2015). Nên có thể nói Gen Z là nhóm người trẻ tràn đầy năng lượng, sức sống và lòng nhiệt huyết. Tuy nhiên sau đại dịch Covid-19, những lao động trẻ tuổi, hăng hái bỗng trở nên lạnh nhạt và chán ghét công việc, trở thành mối lo ngại của toàn cầu. 
Các chuyên gia nhận định vấn đề này đã manh nha xuất hiện từ trước khi đại dịch xuất hiện. Các nhà kinh tế đang đau đầu tìm ra nguyên nhân vì sao ngày càng ít người từ độ tuổi 20-24 đi làm hoặc tìm kiếm việc làm. Cùng tìm hiểu một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng "Gen Z chán việc" này.
Thiếu nửa triệu lao động gen Z 1
Môi trường làm việc/ cách thức làm việc khiến nhân viên trẻ vỡ mộng 
Đại dịch Covid bùng nổ đúng thời điểm hầu hết lứa Gen Z mới chập chững đi làm nên đã khiến những bạn trẻ này đối mặt với hình thức làm việc từ xa – work from home. Nhiều người vẫn lầm tưởng tính cách năng động và linh hoạt sẽ khiến Gen Z thích được làm ở nhà. Nhưng thực tế hóa ra ngược lại, chỉ 24% người ở độ tuổi 20 muốn làm việc fulltime tại nhà.
Đối với những người mới ra trường, nơi làm việc gần như chiếm vai trò và thời lượng rất lớn trong cuộc sống. Họ mong muốn và cần sự cố vấn, dẫn dắt từ quản lý hoặc những đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân. 
Thiếu nửa triệu lao động gen Z 3
Tuy nhiên, làm việc từ xa hoặc kết hợp các hình thức sẽ khiến cho quá trình hướng dẫn và tương tác trở nên ít hơn. Kết quả là công việc cũng kém thú vị và không thể duy trì được lâu.
Do không có mặt tại văn phòng, họ không thể quan sát được những người khác đang làm như thế nào. Họ không biết đến các tiêu chuẩn tại nơi làm việc, cách thực hiện hay tiến hành công việc, dẫn đến bất an. Thời gian để tìm hiểu xem làm công việc như thế nào thậm chí còn lâu hơn thời gian làm việc.
Một hệ quả khác của việc ít được tiếp xúc với môi trường và văn hóa tại nơi làm việc, đó là dẫn đến tình trạng khó hòa nhập, thậm chí căng thẳng khi phải bước chân tới văn phòng. Và kết quả cho thấy nhiều người từ 20-30 tuổi hiện nay từ bỏ cuộc sống công sở vì vỡ mộng với môi trường làm việc.
Đặc tính thích cạnh tranh của GenZ
Gen Z trẻ tuổi có đặc tính cạnh tranh trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, từ việc chọn một trường đại học tốt và đạt điểm cao cho đến việc tìm một công việc lương cao. Có thể nói, cạnh tranh là động lực vô cùng quan trọng, không ngừng thúc đẩy các bạn trẻ. 
Thế hệ Z thể hiện mình nhiều hơn. Gen Z đã quen với phong cách làm việc cạnh tranh và thích thử thách bản thân với những người khác. Điều này tạo ra cảm xúc tiêu cực khi làm việc với các thế hệ khác.
Thiếu nửa triệu lao động gen Z 4
Bản chất cạnh tranh của Gen Z khiến họ mong muốn được kiểm soát công việc của mình chứ không phụ thuộc vào nó. Đây là lý do tại sao thường cảm thấy Gen Z kiêu ngạo trong giao tiếp và ngại lắng nghe những lời chỉ trích.
Ngoài ra, họ cũng có cái tôi lớn và đánh giá cao tự do cá nhân, đồng thời yêu đời và tự chủ về tài chính. Chính những đặc điểm tính cách này đã khiến Gen Z sẵn sàng trở thành những nhân tố bùng nổ và gây rối trong bất kỳ môi trường doanh nghiệp nào.
Do vậy, nhiều bạn trẻ sẵn sàng thay đổi nơi làm việc liên tục để tìm kiếm môi trường phù hợp, tuy nhiên việc thay đổi liên tục có thể dẫn đến sự chán nản và thế là dần hình thành tâm lý “chán đi làm”.
Rối loạn tâm lý hậu đại dịch
Rối loạn căng thẳng sau đại dịch đang xảy ra và nghiêm trọng hơn nhiều dự báo. COVID-19 gây khó khăn cho tất cả chúng ta, nhưng việc buộc phải cách ly trong đại dịch đặc biệt có hại cho những người trẻ tuổi. Vào tháng 6 năm 2021, một cuộc khảo sát của McKinsey cho thấy Gen Z nói rằng họ bị trầm cảm hoặc lo lắng cao gấp 1,5 lần so với nhóm tuổi khác.. 
Nói cách khác, một bộ phận giới trẻ rơi vào cảm giác chán chường, chán guồng làm việc lặp đi lặp lại, họ cảm thấy gò bó, tẻ nhạt, bắt đầu có suy nghĩ muốn thoát ra. Lại có một nhóm người hậu đại dịch, mắc chứng ám ảnh xã hội, trở nên sợ ra khỏi nhà, sợ phải giao tiếp. 
Thiếu nửa triệu lao động gen Z 2
Và một số doanh nghiệp chọn giải pháp yêu cầu làm việc tại công sở để thúc đẩy sự gắn kết trong công việc, vô hình dung lại phản tác dụng, khiến nhóm người trẻ càng áp lực hơn. 
Lạm phát giá cả sinh hoạt tăng cao ở mọi quốc gia khiến việc "đủ sống" thôi cũng khó khăn. Khi ước mơ sẽ mua được nhà, xe, có cuộc sống thoải mái về mặt tài chính ngày càng xa vời, Gen Z và thậm chí cả Gen Y lựa chọn buông bỏ. 
Việc người trẻ, thành phần đáng ra phải năng nổ nhất, đang giảm dần nhiệt huyết là lời cảnh báo cho thấy các công ty cần thay đổi quy trình làm việc để thu hút, động viên cũng như truyền cảm hứng cho thế hệ lao động mới.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây