Những nguy hiểm rình rập khi thai nhi có cân nặng quá lớn

- Khi mang thai, cân nặng thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng nhất được bác sĩ theo dõi sát sao để đánh giá mức độ tăng trưởng của con. Nhiều mẹ bầu cho rằng, thai to là một dấu hiệu tốt cho thấy mẹ đang nuôi con khỏe mạnh, tuy nhiên sự thực không phải vậy.
Có những trường hợp cân nặng thai nhi phát triển quá mức gây ảnh hưởng đến mẹ và bé cũng như gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Thai to là gì và nguy hiểm của việc thai có cân nặng quá lớn
Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, kích thước và cân nặng thai sẽ tăng dần cho đến khi đạt tới số đo tiêu chuẩn, trẻ sơ sinh sinh ra sẽ nặng khoảng 2,8 - 3,5 kg. 
Nếu thai sinh ra nặng hơn 4kg thì gọi là thai to – thai có cân nặng lớn, bác sĩ có thể phát hiện sớm thai to hoặc nguy cơ thông qua theo dõi kích thước thai trong thai kỳ. 
Thai nhi có kích thước quá lớn không phải là dấu hiệu đáng mừng, thay vào đó còn gây khó khăn và nguy hiểm hơn cho mẹ và bé trong quá trình mang thai, sinh nở, cũng như tiềm ẩn rủi ro sức khỏe cho em bé kể cả sau khi chào đời. Vậy những rủi ro đó là gi?
Những nguy hiểm rình rập khi thai nhi có cân nặng quá lớn 1
Nguy cơ cho người mẹ
Nếu thai nhi phát triển quá to sẽ khiến cổ tử cung lớn, gây chèn ép cơ hoành và làm cho người mẹ dễ mệt mỏi, khó thở. Mặt khác, tử cung to cũng chèn ép vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. 
Không những thế, có thể làm tăng nguy cơ đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh như:
• Bị tiểu són hoặc tiểu không có kiểm soát do bàng quang đã bị tổn thương.
Vết thương sau mổ sinh sẽ lâu lành hơn bình thường.
• Vỡ tử cung: Đây là một biến chứng trong đó có tử cung bị rách. Điều này có thể gây ra những nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và em bé.
Tổn thương âm đạo: Trong khi sinh, thai nhi lớn hơn bình thường có thể gây rách âm đạo và cơ vùng đáy chậu của người mẹ.
Chảy máu: Do kích thước thai nhi lớn khiến cho các cơ của tử cung khó có thể co lại như bình thường sau sinh. Vì vậy có thể gây chảy máu nhiều.
Những nguy hiểm rình rập khi thai nhi có cân nặng quá lớn 2
Nguy cơ cho thai nhi 
Những đứa trẻ gặp tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai, khi sinh ra có nguy cơ bị chấn thương và có thể gặp các vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này nhiều hơn như:
• Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết: Sau khi chào đời, lượng đường huyết không có nhiều nhưng lượng Insulin vẫn tiếp tục trong cơ thể em bé, dẫn đến nồng độ đường huyết giảm gây hạ đường huyết. 
Tình trạng này sẽ gây nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, em bé sẽ cảm thấy yếu ớt, phản ứng chậm, ngất lịm hay ngừng thở và nhãn cầu sẽ chuyển động không bình thường. 
Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ khiến trẻ bị tổn thương nặng ở não, kém phát triển, thiểu năng trí tuệ.
• Bị mắc kẹt trong khi sinh.
• Gãy xương đòn hoặc các xương khác khi sinh.
• Các vấn đề về hô hấp do bị thiếu oxy.
Các bác sĩ cho rằng, thay vì vui mừng, các bà mẹ nên cẩn thận khi thấy con mình chào đời hoặc tiên lượng ra đời nặng hơn 4kg bởi lẽ có đến 90% trường hợp trẻ lúc sinh ra nặng hơn 4kg là có vấn đề về sức khỏe, mặc dù rất nhiều trường hợp không phát hiện được ngay tức thì.
Những nguy hiểm rình rập khi thai nhi có cân nặng quá lớn 3
Nguyên dẫn đến cân nặng thai nhi quá lớn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai to, thai phát triển quá mức. Nguyên nhân có thể phát sinh từ cả 2 phía. Nguyên nhân từ mẹ bao gồm:
Đái tháo đường (tiểu đường): Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ có nguy cơ gây biến chứng thai to.  Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của thai phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, nếu thai phụ ăn nhiều tinh bột, đường, ngủ nhiều, ít vận động, thai nhi hấp thu tốt cũng dễ dẫn đến mắc đái tháo đường thai kỳ. 
• Chế độ ăn uống và béo phì: Nếu mẹ bầu đã bị béo phì, thừa cân trước khi mang thai và không kiểm soát được chế độ ăn uống, cân nặng khi mang thai, mẹ bầu dễ mang thai to. 
Trường hợp này nguy cơ biến chứng thai to cũng nguy hiểm hơn do béo phì thường đi kèm với các bệnh lý tim mạch,….
• Mang thai nhiều lần: Đây không phải là một yếu tố nguy cơ chính nhưng nó cũng góp phần gây ra bệnh đái tháo đường hay béo phì. Và đó lại là 2 trong những yếu tố chính dẫn tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai.
• Trước đó, mẹ đã sinh trẻ mắc tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai: Những người đã từng sinh em bé mắc tình trạng này trước đó sẽ có nguy cơ mắc tình trạng trương tự cao hơn từ 5 đến 10 lần.
• Thời gian mang thai kéo dài: Trường hợp mẹ mang thai trên 42 tuần sẽ có nhiều khả năng sinh con mắc tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai, do thai nhi đã hấp thụ nguồn cung cấp máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng liên tục giúp bé tiếp tục phát triển.
Những nguy hiểm rình rập khi thai nhi có cân nặng quá lớn 4
Nguyên nhân từ thai nhi bao gồm:
• Hội chứng Beckwith - Wiedemann: Đây là hội chứng gây phát triển quá mức có ảnh hưởng đến các nhiễm sắc thể cụ thể.
• Hội chứng Sotos: Đây là hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến gen. Hội chứng này gây ra sự phát triển quá mức về thể chất trong những năm đầu đời ở trẻ.
• Hội chứng Fragile X: Đây là một tình trạng di truyền có thể ảnh hưởng tới trí tuệ và khả năng phát triển của trẻ.
Thai phụ nên làm gì khi cân nặng thai nhi quá lớn?
Thai nhi phát triển quá nhanh có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngay khi mẹ phát hiện ra hiện tượng này thì cần phối hợp chặt chẽ với phương hướng điều trị của bác sĩ, song song đó cũng tự điều chỉnh bản thân ở những phương diện sau:
• Điều chỉnh chế độ ăn: Mẹ nên hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như rau và hoa quả tươi
• Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc tối đa và hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, ngăn ngừa được việc hấp thụ các chất dư thừa.
• Tập thể dục thường xuyên: Duy trì tập thể dục trong thời gian mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, calo và lượng mỡ được chuyển thành năng lượng nhanh và hoàn hảo hơn. 
Nhờ vậy mẹ cũng không bị tăng cân nhanh và con yêu trong bụng cũng phát triển đều đều.
Những nguy hiểm rình rập khi thai nhi có cân nặng quá lớn 5
• Kiểm soát cân nặng và đường huyết: Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, do vậy, cần kiểm soát để cân nặng tăng nằm trong mức chuẩn.  
Những mẹ bầu bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc bị tiểu đường thai kỳ cần đi khám kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Nếu được điều trị thích hợp, có thể giảm đến 50% số trẻ sinh ra nặng cân và các biến chứng sơ sinh. Nếu các bác sĩ đã chỉ định là thai to, thai phụ nên chọn phương pháp sinh mổ để hạn chế những tai biến cho cả mẹ và con. 
Sau khi sinh, với những em bé nặng cân, cha mẹ cần cho bé đi khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời xử lý nếu có bất thường gì xảy ra.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây