Thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến người mắc bệnh tiểu đường?
2023-04-26T09:45:00+07:00 2023-04-26T09:45:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/thieu-nuoc-anh-huong-nhu-the-nao-den-nguoi-mac-benh-tieu-duong-1116.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_04/thieu-nuoc-anh-huong-nhu-the-nao-den-nguoi-mac-benh-tieu-duong-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
26/04/2023 09:45 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Mất nước là một tác dụng phụ phổ biến đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Nó liên quan đến lượng đường trong máu và mức độ hoạt động của thận để quản lý chất lỏng trong cơ thể khi lượng đường trong máu cao hơn.
Việc giữ đủ nước vô cùng quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bên cạnh việc cung cấp đủ nước, một điều vô cùng cần thiết đó là lựa chọn loại đồ uống phù hợp để tránh làm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Sau đây là những loại nước an toàn đối với người mắc bệnh tiểu đường.
1. Tại sao cần giữ đủ nước cho cơ thể?
Giữ đủ nước điều thiết yếu để bảo vệ sức khỏe nói chung, và đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường bởi uống nhiều nước suốt cả ngày có thể giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách đào thải lượng đường dư thừa trong máu qua nước tiểu.
Đồng thời, mất nước cũng là một tác dụng phụ phổ biến của bệnh tiểu đường. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc trở nên kém nhạy cảm với insulin, đường có thể tích tụ trong máu nhiều hơn. Chính điều này buộc thận phải làm việc nhiều và làm tăng lượng nước tiểu được tạo ra cũng như tần suất đi tiểu. Do đó, việc duy trì lượng nước uống hàng ngày có thể giúp hỗ trợ thận và các cơ quan khác khỏe mạnh, đồng thời ổn định lượng đường trong máu. 2. Người tiểu đường nên cung cấp nước cho cơ thể như thế nào?
Ngoài nước lọc, người tiểu đường có thể cân nhắc các loại đồ ăn, nước uống lành mạnh sau:
• Nước ép rau củ
Nước ép rau củ có thể không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như nước ép trái cây. Một số loại nước ép rau củ cung cấp nhiều nước và tốt cho người bệnh tiểu đường bao gồm: nước ép cà chua, nước ép cà rốt, nước ép cần tây, nước ép cải xoăn,… hoặc hỗn hợp nước ép làm từ các loại rau này. Lưu ý, chỉ nên uống nước ép rau củ, tránh thêm trái cây hoặc đường bổ sung bởi nó sẽ làm mất kiểm soát lượng đường trong máu. • Thực phẩm chứa nhiều nước
Trái cây và rau quả tươi là những thức ăn không thể thiếu giúp cung cấp nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng mang lại một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt giúp duy trì sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Phần lớn hàm lượng nước trong các loại thực phẩm này sẽ mất đi trong quá trình nấu nướng, tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách chọn các món súp và món hầm cho bữa ăn của mình. Đối với trái cây, nên ăn trái cây thô để có được lợi ích dinh dưỡng cao nhất. • Các thức uống khác
- Nước lọc có hương vị: Thêm một hoặc hai lát trái cây tươi như chanh hoặc cam, hoặc một vài quả mọng, lát dưa chuột hoặc các loại thảo mộc như bạc hà sẽ giúp làm phong phú hương vị của nước mà không tăng lượng carbs hoặc calo tiêu thụ.
- Trà xanh tự làm: Trà xanh là một loại đồ uống có tác dụng thanh lọc cơ thể rất tốt cho sức khỏe. Hãy nhâm nhi một vài tách trà xanh hoặc trà thảo dược mỗi ngày, vừa giúp sảng khoái tinh thần, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
- Sữa, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác: một số loại sữa dành cho người tiểu đường có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng như canxi và vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh những loại nước phù hợp cho người tiểu đường, không làm biến động lượng đường trong máu, một số loại đồ uống khác cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc quản lý bệnh tiểu đường: nước ép trái cây, uống cà phê hoặc trà quá nhiều, đồ uống thể thao và cung cấp năng lượng, nước ngọt,… Người bệnh cần tránh xa những loại nước này để đảm bảo không khiến bệnh chuyển biến xấu hơn.
Giữ nước đặc biệt quan trọng với bệnh tiểu đường, vì vậy hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, hãy chắc chắn lưu ý nếu bạn thường xuyên có các triệu chứng mất nước như: nước tiểu đậm, đi tiểu không thường xuyên (ít hơn bốn lần một ngày), khô miệng, chóng mặt,… Khi đó, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm cách khắc phục cũng như lựa chọn loại thức uống phù hợp với tình trạng bệnh.
Sau đây là những loại nước an toàn đối với người mắc bệnh tiểu đường.
1. Tại sao cần giữ đủ nước cho cơ thể?
Giữ đủ nước điều thiết yếu để bảo vệ sức khỏe nói chung, và đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường bởi uống nhiều nước suốt cả ngày có thể giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách đào thải lượng đường dư thừa trong máu qua nước tiểu.
Đồng thời, mất nước cũng là một tác dụng phụ phổ biến của bệnh tiểu đường. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc trở nên kém nhạy cảm với insulin, đường có thể tích tụ trong máu nhiều hơn. Chính điều này buộc thận phải làm việc nhiều và làm tăng lượng nước tiểu được tạo ra cũng như tần suất đi tiểu. Do đó, việc duy trì lượng nước uống hàng ngày có thể giúp hỗ trợ thận và các cơ quan khác khỏe mạnh, đồng thời ổn định lượng đường trong máu. 2. Người tiểu đường nên cung cấp nước cho cơ thể như thế nào?
Ngoài nước lọc, người tiểu đường có thể cân nhắc các loại đồ ăn, nước uống lành mạnh sau:
• Nước ép rau củ
Nước ép rau củ có thể không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như nước ép trái cây. Một số loại nước ép rau củ cung cấp nhiều nước và tốt cho người bệnh tiểu đường bao gồm: nước ép cà chua, nước ép cà rốt, nước ép cần tây, nước ép cải xoăn,… hoặc hỗn hợp nước ép làm từ các loại rau này. Lưu ý, chỉ nên uống nước ép rau củ, tránh thêm trái cây hoặc đường bổ sung bởi nó sẽ làm mất kiểm soát lượng đường trong máu. • Thực phẩm chứa nhiều nước
Trái cây và rau quả tươi là những thức ăn không thể thiếu giúp cung cấp nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng mang lại một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt giúp duy trì sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Phần lớn hàm lượng nước trong các loại thực phẩm này sẽ mất đi trong quá trình nấu nướng, tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách chọn các món súp và món hầm cho bữa ăn của mình. Đối với trái cây, nên ăn trái cây thô để có được lợi ích dinh dưỡng cao nhất. • Các thức uống khác
- Nước lọc có hương vị: Thêm một hoặc hai lát trái cây tươi như chanh hoặc cam, hoặc một vài quả mọng, lát dưa chuột hoặc các loại thảo mộc như bạc hà sẽ giúp làm phong phú hương vị của nước mà không tăng lượng carbs hoặc calo tiêu thụ.
- Trà xanh tự làm: Trà xanh là một loại đồ uống có tác dụng thanh lọc cơ thể rất tốt cho sức khỏe. Hãy nhâm nhi một vài tách trà xanh hoặc trà thảo dược mỗi ngày, vừa giúp sảng khoái tinh thần, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
- Sữa, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác: một số loại sữa dành cho người tiểu đường có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng như canxi và vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh những loại nước phù hợp cho người tiểu đường, không làm biến động lượng đường trong máu, một số loại đồ uống khác cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc quản lý bệnh tiểu đường: nước ép trái cây, uống cà phê hoặc trà quá nhiều, đồ uống thể thao và cung cấp năng lượng, nước ngọt,… Người bệnh cần tránh xa những loại nước này để đảm bảo không khiến bệnh chuyển biến xấu hơn.
Giữ nước đặc biệt quan trọng với bệnh tiểu đường, vì vậy hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, hãy chắc chắn lưu ý nếu bạn thường xuyên có các triệu chứng mất nước như: nước tiểu đậm, đi tiểu không thường xuyên (ít hơn bốn lần một ngày), khô miệng, chóng mặt,… Khi đó, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm cách khắc phục cũng như lựa chọn loại thức uống phù hợp với tình trạng bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng