Nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
2023-02-27T09:38:33+07:00 2023-02-27T09:38:33+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/nhu-cau-dinh-duong-cho-nguoi-benh-tieu-duong-238.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/nhu-cau-dinh-duong-cho-nguoi-benh-tieu-duong-3-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
10/12/2022 11:00 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa do cơ thể kháng hoặc sản xuất thiếu insulin. Viện tâm đến chế độ dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu đối với người bệnh. Do đó, cần nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để lên kế hoạch ăn uống hợp lý.
Hiện nay, bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng tăng nhanh và không chỉ ở người cao tuổi mà còn cả người trẻ. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng, hơn nữa cũng đòi hỏi một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Do đó việc xác định chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường là vô cùng quan trọng.
1. Tiểu đường là gì?
Đái tháo đường (tiểu đường), là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate và biểu hiện ở việc lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao so với trạng thái bình thường do tuyến tụy sản xuất thiếu insulin hoặc cơ thể kháng insulin.
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác như: mù mắt, suy thận, tai biến mạch máu não, tim mạch vành, …
2. Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống là mối quan tâm hàng đầu với những người mắc bệnh tiểu đường bởi nó giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe cơ thể, cân bằng lượng đường trong máu và tránh làm bệnh trở nặng hơn.
Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiểm soát được lượng đường sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị, giảm việc sử dụng thuốc, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng và kéo dài tuổi thọ.
3. Nhu cầu chất dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường
Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất với người bệnh tiểu đường là giảm tiêu thụ tinh bột (gluxit) để ngăn lượng đường huyết tăng sau khi ăn và hạn chế chất béo bão hòa vì dễ gây rối loạn chuyển hóa. Người bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ ăn với lượng đường được kiểm soát cẩn thận và hợp lý, đặc biệt là về việc tiêu thụ tinh bột. Sau đây là nhu cầu dinh dưỡng của người tiểu đường giúp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.
• Glucid (chất bột đường):
Tinh bột là một chất cần giảm tiêu thụ đối với người bệnh tiểu đường bởi khả năng chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể của người bệnh để suy yếu. Người bệnh nên sử dụng các loại gluxit phức hợp từ gạo lứt, khoai, các loại hạt, … dưới dạng các hạt và khoai củ. Tuyệt đối hạn chế sử dụng các loại đường đơn và thức ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt.... Năng lượng do tinh bột cung cấp nên chiếm 50-60% năng lượng khẩu phần.
Để dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, hàm lượng glucid trong thức ăn được chia thành 3 loại:
- Hàm lượng gluxit ≤ 5%: gồm thịt, cá, hầu hết các loại rau xanh; trái cây ít ngọt: dưa bở, dưa hấu, nho, nhót chín... Loại này có thể được sử dụng không hạn chế hàng ngày.
- Hàm lượng gluxit từ 10-20%: gồm những hoa quả khá ngọt như quýt, na, táo, vú sữa, hồng xiêm, xoài chín, các loại đậu (đậu vàng, đậu hà lan ...)
- Hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: gồm bánh kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô, …) cần giảm thiểu tối đa vì tiêu thụ loại thức ăn có hàm lượng glucid quá cao sẽ khiến lượng đường huyết tăng nhanh chóng, gây nguy hiểm cho cơ thể.
• Protein (chất đạm):
Người bệnh cần một lượng protein 0,8g/ngày và không nên sử dụng quá nhiều đạm sẽ không tốt với bệnh nhân có bệnh lý về thận và không tốt cho hệ tiêu hóa. Trong khẩu phần ăn của người bệnh thì protein chỉ nên chiếm 15-20% năng lượng.
• Lipit (chất béo):
Thay vì sử dụng chất béo từ động vật có nhiều tác dụng phụ với cơ thể, nên thay bằng chất béo thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu, bơ, …). Đối với người bệnh tiểu đường phải hạn chế tiêu thụ tinh bột, chất béo sẽ góp phần bù lại phần năng lượng bị thiếu hụt do tinh bột cung cấp. Tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp nên chiếm 25% tổng năng lượng khẩu phần, không vượt quá 30%. .
Việc tuân thủ chế độ ăn uống được xây dựng hợp lý nên được ưu tiên hàng đầu với người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cần phân chia bữa ăn hợp lý thành nhiều bữa nhỏ để tránh mức đường huyết tăng vọt sau khi ăn.
1. Tiểu đường là gì?
Đái tháo đường (tiểu đường), là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate và biểu hiện ở việc lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao so với trạng thái bình thường do tuyến tụy sản xuất thiếu insulin hoặc cơ thể kháng insulin.
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác như: mù mắt, suy thận, tai biến mạch máu não, tim mạch vành, …
2. Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống là mối quan tâm hàng đầu với những người mắc bệnh tiểu đường bởi nó giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe cơ thể, cân bằng lượng đường trong máu và tránh làm bệnh trở nặng hơn.
Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiểm soát được lượng đường sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị, giảm việc sử dụng thuốc, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng và kéo dài tuổi thọ.
3. Nhu cầu chất dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường
Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất với người bệnh tiểu đường là giảm tiêu thụ tinh bột (gluxit) để ngăn lượng đường huyết tăng sau khi ăn và hạn chế chất béo bão hòa vì dễ gây rối loạn chuyển hóa. Người bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ ăn với lượng đường được kiểm soát cẩn thận và hợp lý, đặc biệt là về việc tiêu thụ tinh bột. Sau đây là nhu cầu dinh dưỡng của người tiểu đường giúp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.
• Glucid (chất bột đường):
Tinh bột là một chất cần giảm tiêu thụ đối với người bệnh tiểu đường bởi khả năng chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể của người bệnh để suy yếu. Người bệnh nên sử dụng các loại gluxit phức hợp từ gạo lứt, khoai, các loại hạt, … dưới dạng các hạt và khoai củ. Tuyệt đối hạn chế sử dụng các loại đường đơn và thức ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt.... Năng lượng do tinh bột cung cấp nên chiếm 50-60% năng lượng khẩu phần.
Để dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, hàm lượng glucid trong thức ăn được chia thành 3 loại:
- Hàm lượng gluxit ≤ 5%: gồm thịt, cá, hầu hết các loại rau xanh; trái cây ít ngọt: dưa bở, dưa hấu, nho, nhót chín... Loại này có thể được sử dụng không hạn chế hàng ngày.
- Hàm lượng gluxit từ 10-20%: gồm những hoa quả khá ngọt như quýt, na, táo, vú sữa, hồng xiêm, xoài chín, các loại đậu (đậu vàng, đậu hà lan ...)
- Hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: gồm bánh kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô, …) cần giảm thiểu tối đa vì tiêu thụ loại thức ăn có hàm lượng glucid quá cao sẽ khiến lượng đường huyết tăng nhanh chóng, gây nguy hiểm cho cơ thể.
• Protein (chất đạm):
Người bệnh cần một lượng protein 0,8g/ngày và không nên sử dụng quá nhiều đạm sẽ không tốt với bệnh nhân có bệnh lý về thận và không tốt cho hệ tiêu hóa. Trong khẩu phần ăn của người bệnh thì protein chỉ nên chiếm 15-20% năng lượng.
• Lipit (chất béo):
Thay vì sử dụng chất béo từ động vật có nhiều tác dụng phụ với cơ thể, nên thay bằng chất béo thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu, bơ, …). Đối với người bệnh tiểu đường phải hạn chế tiêu thụ tinh bột, chất béo sẽ góp phần bù lại phần năng lượng bị thiếu hụt do tinh bột cung cấp. Tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp nên chiếm 25% tổng năng lượng khẩu phần, không vượt quá 30%. .
Việc tuân thủ chế độ ăn uống được xây dựng hợp lý nên được ưu tiên hàng đầu với người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cần phân chia bữa ăn hợp lý thành nhiều bữa nhỏ để tránh mức đường huyết tăng vọt sau khi ăn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng