Nhóm thực phẩm gây hại đường ruột cần tránh xa
2023-09-22T18:27:32+07:00 2023-09-22T18:27:32+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/nhom-thuc-pham-gay-hai-duong-ruot-can-tranh-xa-2140.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/vai_tro_chat_beo_1024x1024.webp
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/09/2023 15:36 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Có một số những nhóm thực phẩm đều là những món ăn ưa thích trên các bài tiệc, nhậu nhưng lại gây hại rất lớn cho hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt, khi bạn có các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn và đầy hơi, việc lựa chọn ăn gì lại càng trở nên quan trọng.
Các bác sĩ cho biết trong đường tiêu hóa của con người tồn tại một hệ vi sinh đa dạng với khoảng 300-500 loài khác nhau. Hệ vi sinh này đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy thức ăn và duy trì cân bằng đường ruột.
Tuy nhiên, mất cân bằng trong hệ vi sinh đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe. Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm chế độ dinh dưỡng không khoa học, tiêu thụ quá nhiều chất đạm và chất bột đường, thiếu chất xơ, cũng như việc thiếu đi thực phẩm chứa lợi khuẩn.
Dưới đây là danh sách 5 nhóm thực phẩm mà việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột.
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Đặc biệt là các loại đồ ăn như xúc xích, đồ ăn đóng hộp, thịt hộp, pizza, và khoai tây chiên. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường, muối, chất phụ gia, chất làm đặc, hương liệu, chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
Tiêu thụ quá mức có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường tiêu hóa và tác động không tốt đến niêm mạc ruột. Bạn nên ăn rất hạn chế nhóm đồ ăn này vì không chỉ tác động của nó lên hệ tiêu hóa mà còn tác động lên sức khỏe tổng thể. 2. Thực phẩm giàu chất béo
Các thực phẩm giàu chất béo, bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể kể đến như các loại mỡ gia súc gia cầm, lòng đỏ trứng gà, đồ chiên xào, và thức ăn nhanh. Việc ăn một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe, ví dụ như 1 ngày không nên ăn quá 300g thịt.
Tuy nhiên, việc ăn quá mức sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu, hay còn gọi là LDL. Cholesterol LDL cao có thể tạo điều kiện cho sự hình thành các xơ vữa trong mạch máu, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và nguy cơ cao về bệnh tim mạch.
Ngoài ra, chất béo cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, làm cho bạn cảm thấy đầy bụng và khó tiêu, gây khó chịu và triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.
Chất béo cũng có tác động đến hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Nó có khả năng làm số lượng và cấu trúc của hệ vi khuẩn tiêu hóa này, và đôi khi gây mất cân bằng. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa. 3. Thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo
Các thực phẩm chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, ví dụ như bánh kẹo, trà sữa, có khả năng làm tăng cân, tăng huyết áp, và nguy cơ tiểu đường, tiền tiểu đường. Thêm vào đó, chất làm ngọt nhân tạo có khả năng có tác động tiêu cực lên hệ vi sinh đường tiêu hóa vì chúng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Dần dần, số lượng vi khuẩn có hại bắt đầu áp đảo số lượng có lợi, dẫn đến việc mất cân bằng hệ tiêu hóa, góp phần vào tình trạng viêm nhiễm và kích ứng đường tiêu hóa.
Để duy trì sức khỏe tốt, quá trình tiêu thụ đường nên được điều chỉnh dựa trên cân nặng và giới tính của mỗi người. Tốt nhất là nên ưu tiên sử dụng đường tự nhiên có sẵn trong các loại thực phẩm tự nhiên và chưa qua chế biến, như sữa, trái cây, rau cải, ngũ cốc, và mật ong, thay vì phụ thuộc vào các chất làm ngọt nhân tạo. 4. Rượu bia
Rượu và bia là các chất kích thích có thể làm tăng mức độ axit trong dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày. Khi rượu được tiêu thụ và chuyển vào ruột non, nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tiêu hóa, gây ra sự rối loạn trong quá trình cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Rượu có thể kích thích ruột non và ruột già, dẫn đến các tình trạng như tiêu chảy, tiểu nhiều lần, và các vấn đề khác trong đại tiện.
Uống rượu và bia một cách liên tục và thường xuyên có tác động xấu lên thành mạch của ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây ra các tình trạng viêm nhiễm, gây hại cho sự hấp thu chất dinh dưỡng và tạo ra hội chứng ruột kém hấp thu, ngăn cản việc cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng có ích. Ngoài ra, thói quen ăn uống không cân đối, như ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, và nghỉ ngay sau khi ăn cũng đều tạo áp lực không mong muốn lên hệ thống tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của lợi khuẩn và hoạt động hấp thu thức ăn.
Để cải thiện của hệ tiêu hóa, các chuyên gia đề xuất ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hạn chế thực phẩm có hại, cũng nên tăng cường sự tiêu dùng thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây, duy trì lượng nước đủ, ăn chất béo lành mạnh và cân nhắc sử dụng thực phẩm giàu probiotic.
Hơn nữa, kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm sẽ giúp tầm soát, phát hiện sớm và điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về thực phẩm gây hại cho đường ruột. Songkhoe360 hy vọng các bạn đọc luôn duy trì một sức khỏe tốt bằng cách ăn uống phù hợp.
Tuy nhiên, mất cân bằng trong hệ vi sinh đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe. Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm chế độ dinh dưỡng không khoa học, tiêu thụ quá nhiều chất đạm và chất bột đường, thiếu chất xơ, cũng như việc thiếu đi thực phẩm chứa lợi khuẩn.
Dưới đây là danh sách 5 nhóm thực phẩm mà việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột.
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Đặc biệt là các loại đồ ăn như xúc xích, đồ ăn đóng hộp, thịt hộp, pizza, và khoai tây chiên. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường, muối, chất phụ gia, chất làm đặc, hương liệu, chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
Tiêu thụ quá mức có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường tiêu hóa và tác động không tốt đến niêm mạc ruột. Bạn nên ăn rất hạn chế nhóm đồ ăn này vì không chỉ tác động của nó lên hệ tiêu hóa mà còn tác động lên sức khỏe tổng thể. 2. Thực phẩm giàu chất béo
Các thực phẩm giàu chất béo, bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể kể đến như các loại mỡ gia súc gia cầm, lòng đỏ trứng gà, đồ chiên xào, và thức ăn nhanh. Việc ăn một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe, ví dụ như 1 ngày không nên ăn quá 300g thịt.
Tuy nhiên, việc ăn quá mức sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu, hay còn gọi là LDL. Cholesterol LDL cao có thể tạo điều kiện cho sự hình thành các xơ vữa trong mạch máu, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và nguy cơ cao về bệnh tim mạch.
Ngoài ra, chất béo cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, làm cho bạn cảm thấy đầy bụng và khó tiêu, gây khó chịu và triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.
Chất béo cũng có tác động đến hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Nó có khả năng làm số lượng và cấu trúc của hệ vi khuẩn tiêu hóa này, và đôi khi gây mất cân bằng. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa. 3. Thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo
Các thực phẩm chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, ví dụ như bánh kẹo, trà sữa, có khả năng làm tăng cân, tăng huyết áp, và nguy cơ tiểu đường, tiền tiểu đường. Thêm vào đó, chất làm ngọt nhân tạo có khả năng có tác động tiêu cực lên hệ vi sinh đường tiêu hóa vì chúng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Dần dần, số lượng vi khuẩn có hại bắt đầu áp đảo số lượng có lợi, dẫn đến việc mất cân bằng hệ tiêu hóa, góp phần vào tình trạng viêm nhiễm và kích ứng đường tiêu hóa.
Để duy trì sức khỏe tốt, quá trình tiêu thụ đường nên được điều chỉnh dựa trên cân nặng và giới tính của mỗi người. Tốt nhất là nên ưu tiên sử dụng đường tự nhiên có sẵn trong các loại thực phẩm tự nhiên và chưa qua chế biến, như sữa, trái cây, rau cải, ngũ cốc, và mật ong, thay vì phụ thuộc vào các chất làm ngọt nhân tạo. 4. Rượu bia
Rượu và bia là các chất kích thích có thể làm tăng mức độ axit trong dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày. Khi rượu được tiêu thụ và chuyển vào ruột non, nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tiêu hóa, gây ra sự rối loạn trong quá trình cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Rượu có thể kích thích ruột non và ruột già, dẫn đến các tình trạng như tiêu chảy, tiểu nhiều lần, và các vấn đề khác trong đại tiện.
Uống rượu và bia một cách liên tục và thường xuyên có tác động xấu lên thành mạch của ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây ra các tình trạng viêm nhiễm, gây hại cho sự hấp thu chất dinh dưỡng và tạo ra hội chứng ruột kém hấp thu, ngăn cản việc cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng có ích. Ngoài ra, thói quen ăn uống không cân đối, như ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, và nghỉ ngay sau khi ăn cũng đều tạo áp lực không mong muốn lên hệ thống tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của lợi khuẩn và hoạt động hấp thu thức ăn.
Để cải thiện của hệ tiêu hóa, các chuyên gia đề xuất ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hạn chế thực phẩm có hại, cũng nên tăng cường sự tiêu dùng thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây, duy trì lượng nước đủ, ăn chất béo lành mạnh và cân nhắc sử dụng thực phẩm giàu probiotic.
Hơn nữa, kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm sẽ giúp tầm soát, phát hiện sớm và điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về thực phẩm gây hại cho đường ruột. Songkhoe360 hy vọng các bạn đọc luôn duy trì một sức khỏe tốt bằng cách ăn uống phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng