Cách chọn ngũ cốc thân thiện với người bệnh tiểu đường
2023-04-28T14:21:43+07:00 2023-04-28T14:21:43+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/cach-chon-ngu-coc-than-thien-voi-nguoi-benh-tieu-duong-1139.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_04/cach-chon-ngu-coc-than-thien-voi-nguoi-benh-tieu-duong-2.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/04/2023 14:09 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Nếu bạn bị tiểu đường, ăn sáng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể và ngũ cốc là một lựa chọn rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều loại ngũ cốc chứa nhiều calo, carbohydrate và đường, vì vậy điều quan trọng là bạn phải chọn được loại ngũ cốc phù hợp với cơ thể.
Bữa sáng luôn được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó có thể khởi động quá trình trao đổi chất, ngăn chặn cảm giác thèm ăn và giúp bạn giảm cân. Không chỉ vậy, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ăn sáng còn có một vai trò quan trọng khác: giúp ổn định lượng đường trong máu.
Và ngũ cốc có thể là một lựa chọn tuyệt vời, vô cùng nhanh chóng, dễ dàng và phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Mối quan hệ giữa bữa sáng và tỉ lệ đường huyết
Lượng đường trong máu cao vào buổi sáng là điều khá phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cũng có thể tăng sau bữa sáng, điều này có thể gây ra một vòng luẩn quẩn: Lượng đường trong máu cao có thể khiến bạn thèm ăn nhiều carbohydrate hơn, đồng thời ăn nhiều calo và carbohydrate lại khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên.
Nghiên cứu cho thấy rằng bắt đầu ngày mới với bữa sáng giàu chất béo, protein và ít carbohydrate hơn có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Protein và chất béo giúp cơ thể lo lâu hơn và ngăn chặn tình trạng thèm ăn suốt cả ngày. Chỉ số GI trong thực phẩm
Những người bị tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Con số này đo mức độ carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh như thế nào. Chỉ số GI càng thấp, thức ăn càng mất nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thụ vào máu và do đó sẽ ít có khả năng bị tăng nhanh lượng đường trong máu hơn.
Chỉ số đường huyết trong thực phẩm được xếp vào 3 nhóm:
Thực phẩm có hàm lượng đường huyết thấp được xếp hạng từ 55 trở xuống.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình được đánh giá từ 56 đến 69.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao được đánh giá từ 70 đến 100.
Tuy nhiên, nên chọn những thực phẩm chất lượng cho sức khỏe bởi thực phẩm có chỉ số GI thấp không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe.
Người tiểu đường nên chọn ngũ cốc như thế nào?
Một số loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe hơn những loại khác. Có rất nhiều loại ngũ cốc đã qua chế biến trên thị trường chứa nhiều calo, carbohydrate và đường dư thừa, rất không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Mục tiêu của bệnh nhân bị tiểu đường là: Chọn ngũ cốc nguyên hạt chứa không quá 6 gam đường và ít nhất 3 gam chất xơ mỗi khẩu phần. Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ hơn và thường giàu protein. Ngoài ra, chúng cũng được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim - thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Khi mua ngũ cốc, hãy tìm những từ sau đây trên nhãn dinh dưỡng để đảm bảo bạn đang chọn ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, cám lúa mì, ngô nguyên hạt/bột ngô, kiều mạch nguyên hạt, bột yến mạch nguyên cám, bột mì
Một số chất làm ngọt ẩn phổ biến nên tránh trong bảng thành phần
Tìm đường ẩn trong danh sách thành phần để lựa chọn loại ngũ cốc phù hợp hơn. Sau đây là một số chất làm ngọt phổ biến: mật hoa thùa, đường nâu, tinh thể mía và đường, chất làm ngọt ngô và xi-rô, Fructose kết tinh, nước trái cây cô đặc, đường, mạch nha, mật đường, …
Lời khuyên cho bữa sáng với ngũ cốc thân thiện với bệnh tiểu đường
Nếu bạn chọn ăn ngũ cốc cho bữa sáng, một số mẹo có thể giúp bạn giảm hàm lượng carb và làm cho bữa sáng này thân thiện với bệnh tiểu đường hơn.
Thử dùng ngũ cốc nóng: Dùng bột yến mạch, hạt diêm mạch hoặc một hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt khác. Thêm các loại hạt xắt nhỏ hoặc bơ hạt để bổ sung chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Ví dụ, kết hợp 1/2 chén bột yến mạch nấu chín với 3/4 chén quả việt quất và 2 muỗng canh quả óc chó xắt nhỏ.
Bám sát một khẩu phần vừa đủ: đo lượng ngũ cốc bằng dụng cụ đo lường Đọc thành phần để biết ngũ cốc được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt hay không
Bỏ qua chất làm ngọt: Tránh thêm trái cây sấy khô, đường hoặc các chất làm ngọt khác như mật ong hoặc đường ăn.
Bổ sung chất xơ: Tăng hàm lượng chất xơ bằng một khẩu phần trái cây tươi hoặc lạnh có nhiều chất xơ như quả việt quất, quả mâm xôi hoặc dâu tây.
Chọn sữa hạnh nhân cho bữa sáng: Sữa hạnh nhân không đường có ít carbohydrate hơn sữa bò. Một bữa sáng thân thiện với bệnh tiểu đường có thể giúp tạo tiền đề cho lượng đường trong máu ổn định suốt cả ngày. Ăn đúng loại thực phẩm vào buổi sáng cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng, giúp bạn no lâu hơn.
Và ngũ cốc có thể là một lựa chọn tuyệt vời, vô cùng nhanh chóng, dễ dàng và phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Mối quan hệ giữa bữa sáng và tỉ lệ đường huyết
Lượng đường trong máu cao vào buổi sáng là điều khá phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cũng có thể tăng sau bữa sáng, điều này có thể gây ra một vòng luẩn quẩn: Lượng đường trong máu cao có thể khiến bạn thèm ăn nhiều carbohydrate hơn, đồng thời ăn nhiều calo và carbohydrate lại khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên.
Nghiên cứu cho thấy rằng bắt đầu ngày mới với bữa sáng giàu chất béo, protein và ít carbohydrate hơn có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Protein và chất béo giúp cơ thể lo lâu hơn và ngăn chặn tình trạng thèm ăn suốt cả ngày. Chỉ số GI trong thực phẩm
Những người bị tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Con số này đo mức độ carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh như thế nào. Chỉ số GI càng thấp, thức ăn càng mất nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thụ vào máu và do đó sẽ ít có khả năng bị tăng nhanh lượng đường trong máu hơn.
Chỉ số đường huyết trong thực phẩm được xếp vào 3 nhóm:
Thực phẩm có hàm lượng đường huyết thấp được xếp hạng từ 55 trở xuống.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình được đánh giá từ 56 đến 69.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao được đánh giá từ 70 đến 100.
Tuy nhiên, nên chọn những thực phẩm chất lượng cho sức khỏe bởi thực phẩm có chỉ số GI thấp không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe.
Người tiểu đường nên chọn ngũ cốc như thế nào?
Một số loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe hơn những loại khác. Có rất nhiều loại ngũ cốc đã qua chế biến trên thị trường chứa nhiều calo, carbohydrate và đường dư thừa, rất không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Mục tiêu của bệnh nhân bị tiểu đường là: Chọn ngũ cốc nguyên hạt chứa không quá 6 gam đường và ít nhất 3 gam chất xơ mỗi khẩu phần. Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ hơn và thường giàu protein. Ngoài ra, chúng cũng được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim - thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Một số chất làm ngọt ẩn phổ biến nên tránh trong bảng thành phần
Tìm đường ẩn trong danh sách thành phần để lựa chọn loại ngũ cốc phù hợp hơn. Sau đây là một số chất làm ngọt phổ biến: mật hoa thùa, đường nâu, tinh thể mía và đường, chất làm ngọt ngô và xi-rô, Fructose kết tinh, nước trái cây cô đặc, đường, mạch nha, mật đường, …
Lời khuyên cho bữa sáng với ngũ cốc thân thiện với bệnh tiểu đường
Nếu bạn chọn ăn ngũ cốc cho bữa sáng, một số mẹo có thể giúp bạn giảm hàm lượng carb và làm cho bữa sáng này thân thiện với bệnh tiểu đường hơn.
Thử dùng ngũ cốc nóng: Dùng bột yến mạch, hạt diêm mạch hoặc một hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt khác. Thêm các loại hạt xắt nhỏ hoặc bơ hạt để bổ sung chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Ví dụ, kết hợp 1/2 chén bột yến mạch nấu chín với 3/4 chén quả việt quất và 2 muỗng canh quả óc chó xắt nhỏ.
Bám sát một khẩu phần vừa đủ: đo lượng ngũ cốc bằng dụng cụ đo lường Đọc thành phần để biết ngũ cốc được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt hay không
Bỏ qua chất làm ngọt: Tránh thêm trái cây sấy khô, đường hoặc các chất làm ngọt khác như mật ong hoặc đường ăn.
Bổ sung chất xơ: Tăng hàm lượng chất xơ bằng một khẩu phần trái cây tươi hoặc lạnh có nhiều chất xơ như quả việt quất, quả mâm xôi hoặc dâu tây.
Chọn sữa hạnh nhân cho bữa sáng: Sữa hạnh nhân không đường có ít carbohydrate hơn sữa bò. Một bữa sáng thân thiện với bệnh tiểu đường có thể giúp tạo tiền đề cho lượng đường trong máu ổn định suốt cả ngày. Ăn đúng loại thực phẩm vào buổi sáng cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng, giúp bạn no lâu hơn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng