GenZ nghĩ gì về việc lập gia đình trước tuổi 22
2023-11-14T13:10:00+07:00 2023-11-14T13:10:00+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/genz-nghi-gi-ve-viec-lap-gia-dinh-truoc-tuoi-22-2758.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/genz-nghi-gi-ve-viec-lap-gia-dinh-truoc-tuoi-22-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/11/2023 13:10 | Giới tính
-
Từ thế hệ GenY trở đi, mốc 22 tuổi có lẽ trở thành mốc thời gian khá đặc biệt, bởi đó là mốc hơn 80% sinh viên tốt nghiệp Đại học, chính thức bắt đầu cuộc sống như một người trưởng thành “thực thụ”. Họ sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề như đi làm, đồng nghiệp, trách nhiệm với gia đình. Và lẽ dĩ nhiên, kết hôn cũng là một trong số đó.
Kết hôn muộn – chuẩn bị nền tảng tốt hơn và sống cho mình nhiều hơn
Sau tuổi 22, rất nhiều GenZ thực sự bước vào cuộc sống, nhiều bạn coi mốc này như thời điểm lột xác, dang cánh để vùng vẫy trong bầu trời rộng lớn, đi làm, đi chơi, đi trải nghiệm, hừng hực ý chí kiến thiết nên sự nghiệp của riêng mình và kết hôn hoàn toàn không nằm trong danh sách ưu tiên của họ.
Các bạn trẻ dành thời gian cho tìm kiếm sự thành công trong công việc và sự nghiệp trước, có người lại cảm thấy rằng yêu thôi họ cũng hạnh phúc mà không nhất thiết phải kết hôn. Bỏ qua những lời thúc giục từ gia đình, giới trẻ dường như đang “đóng cửa” trái tim và chấp nhận cuộc sống độc thân.
Xu hướng né tránh kết hôn và sinh con không phải là việc mới xuất hiện hôm qua mà Gen Z dù so với bất kỳ thế hệ nào trước đây cũng có thể thấy đang ở mức độ nghiêm trọng. Có rất nhiều lý do được đưa ra, với nữ giới thì nguyên nhân chính là do áp lực về cuộc sống hôn nhân, trong khi nam giới cho biết họ né tránh vì gánh nặng kinh tế. Một bạn nữ GenZ tuổi 23 chia sẻ: “Phụ nữ bây giờ có trình độ học vấn cao hơn thế hệ trước, sau khi tốt nghiệp họ sẽ ưu tiên phát triển sự nghiệp rồi mới kết hôn. Nên nếu không có sự nghiệp ổn định và các cơ hội đảm bảo cuộc sống tương lai, thì mình nghĩ nhiều bạn trẻ sẽ không tiến tới hôn nhân”
Một bạn nam GenZ tuổi 22 lại nói:” Mình không ghét hôn nhân nhưng mình còn trẻ, mình muốn tập trung toàn bộ thời gian để làm việc, chuẩn bị nền tảng tốt nhất cho gia đình sau này. Nếu kết hôn thì vừa phải tiết kiệm tiền để mua nhà lại vừa phải chăm sóc bố mẹ của cả hai bên, như vậy thực sự rất khó khăn về mặt kinh tế”.
Nhưng vậy có nghĩa là, hầu hết các bạn GenZ ở ngưỡng cửa 22 tuổi đều hừng hực ý chí “lao vào đời”. Dành hết tâm trí và thời gian cho mục tiêu khám phá thế giới, thử thách bản thân và xây dựng sự nghiệp. Nhưng hóa ra không phải GenZ nào cũng thế, có những bạn trẻ có suy nghĩ khá trái ngược và táo bạo so với các bạn đồng thế hệ. HẠNH PHÚC KHÔNG CHỈ LÀ THỜI ĐIỂM – CÒN LÀ DO MÌNH LỰA CHỌN!
Như hầu hết các nhân định, Gen Z là một thế hệ năng động, tự do sống cho bản thân, đặt chuyện hôn nhân sang lề và phá vỡ nhiều lối mòn suy nghĩ lâu đời. Thế nhưng vẫn là Gen Z – những con người táo bạo, dám nghĩ dám làm, lại có những suy nghĩ và quyết định ngược lại với số đông cùng thế hệ.
• 18 tuổi, hotgirl Xoài Non chính thức lên xe hoa
• 20 tuổi, Joyce Phạm bước về nhà chồng trong sự chúc phúc của gia đình.
• 19 tuổi, hotgirl Thu Hương tại Nam Định đã tổ chức một lễ cưới linh đình với chú rể sinh năm 1993. Đám cưới đã thu hút sự chú ý của truyền thông trong suốt thời gian dài.
Họ đều là Gen Z, những người trẻ đại diện cho thế hệ mới. Giữa thời đại của thế hệ Z, khi chúng ta vẫn đang bộn bề lo toan chuyện học hành, chuyện việc làm thì liệu kết hôn sớm có là một sự lựa chọn liều lĩnh?
Mỗi trường hợp lại là một bối cảnh khác nhau, tuy nhiên, đối với các bạn ấy, kết hôn không đáng sợ như các bạn đồng trang lứa vẫn e ngại. Họ tự tin sẽ cân bằng được giữa gia đình và sự nghiệp, và kết hôn không phải là rào cản kìm hãm sự phát triển của bản thân mình. Những Gen Z đã hoặc đồng ý kết hôn trước tuổi 22 đều có quan niệm rằng : “Kết hôn không đơn giản là chuyện của 2 đứa mình mà liên quan đến cha mẹ, gia đình 2 bên. Nên đôi khi mình phải tập hạ cái tôi, sở thích cá nhân xuống để đi đến đám cưới trọn vẹn nhất. Mình chọn lập gia đình sớm, nhưng khi gặp đúng người thấy mình yên tâm có thể nương tựa thì sớm hay muộn mình nghĩ cũng như nhau thôi.”
Hơn hết, các Gen Z “đặc biệt” này còn đều đồng ý rằng: Để lấy chồng cả bạn nữ và bạn nam đều phải chuẩn bị về kinh tế, tâm lý. Kinh tế để chuẩn bị cho kết hôn và cho cả cuộc sống khi hai bạn về với nhau.
Bên cạnh đó cần xác định đối phương có phải là người thích hợp nhất hay chưa, có phải là người mình yên tâm nương tựa chưa, các bạn đã sẵn sàng chia sẻ việc nhà chưa... Những việc đó tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng là rất quan trọng vì có thể khiến hai bạn gây gổ.
18 tuổi lấy chồng cũng không gọi là sớm nếu bạn thấy bản thân mình có thể vun xén cho gia đình nhỏ. 50 tuổi lấy chồng cũng có thể là muộn nếu như bạn chưa biết nghĩ cho người khác hay vun đắp mái ấm gia đình. Không có một độ tuổi kết hôn lý tưởng, chỉ có tâm hồn lý tưởng và tình yêu chín chắn để bước vào hôn nhân mà thôi!
Sau tuổi 22, rất nhiều GenZ thực sự bước vào cuộc sống, nhiều bạn coi mốc này như thời điểm lột xác, dang cánh để vùng vẫy trong bầu trời rộng lớn, đi làm, đi chơi, đi trải nghiệm, hừng hực ý chí kiến thiết nên sự nghiệp của riêng mình và kết hôn hoàn toàn không nằm trong danh sách ưu tiên của họ.
Các bạn trẻ dành thời gian cho tìm kiếm sự thành công trong công việc và sự nghiệp trước, có người lại cảm thấy rằng yêu thôi họ cũng hạnh phúc mà không nhất thiết phải kết hôn. Bỏ qua những lời thúc giục từ gia đình, giới trẻ dường như đang “đóng cửa” trái tim và chấp nhận cuộc sống độc thân.
Xu hướng né tránh kết hôn và sinh con không phải là việc mới xuất hiện hôm qua mà Gen Z dù so với bất kỳ thế hệ nào trước đây cũng có thể thấy đang ở mức độ nghiêm trọng. Có rất nhiều lý do được đưa ra, với nữ giới thì nguyên nhân chính là do áp lực về cuộc sống hôn nhân, trong khi nam giới cho biết họ né tránh vì gánh nặng kinh tế. Một bạn nữ GenZ tuổi 23 chia sẻ: “Phụ nữ bây giờ có trình độ học vấn cao hơn thế hệ trước, sau khi tốt nghiệp họ sẽ ưu tiên phát triển sự nghiệp rồi mới kết hôn. Nên nếu không có sự nghiệp ổn định và các cơ hội đảm bảo cuộc sống tương lai, thì mình nghĩ nhiều bạn trẻ sẽ không tiến tới hôn nhân”
Một bạn nam GenZ tuổi 22 lại nói:” Mình không ghét hôn nhân nhưng mình còn trẻ, mình muốn tập trung toàn bộ thời gian để làm việc, chuẩn bị nền tảng tốt nhất cho gia đình sau này. Nếu kết hôn thì vừa phải tiết kiệm tiền để mua nhà lại vừa phải chăm sóc bố mẹ của cả hai bên, như vậy thực sự rất khó khăn về mặt kinh tế”.
Nhưng vậy có nghĩa là, hầu hết các bạn GenZ ở ngưỡng cửa 22 tuổi đều hừng hực ý chí “lao vào đời”. Dành hết tâm trí và thời gian cho mục tiêu khám phá thế giới, thử thách bản thân và xây dựng sự nghiệp. Nhưng hóa ra không phải GenZ nào cũng thế, có những bạn trẻ có suy nghĩ khá trái ngược và táo bạo so với các bạn đồng thế hệ. HẠNH PHÚC KHÔNG CHỈ LÀ THỜI ĐIỂM – CÒN LÀ DO MÌNH LỰA CHỌN!
Như hầu hết các nhân định, Gen Z là một thế hệ năng động, tự do sống cho bản thân, đặt chuyện hôn nhân sang lề và phá vỡ nhiều lối mòn suy nghĩ lâu đời. Thế nhưng vẫn là Gen Z – những con người táo bạo, dám nghĩ dám làm, lại có những suy nghĩ và quyết định ngược lại với số đông cùng thế hệ.
• 18 tuổi, hotgirl Xoài Non chính thức lên xe hoa
• 20 tuổi, Joyce Phạm bước về nhà chồng trong sự chúc phúc của gia đình.
• 19 tuổi, hotgirl Thu Hương tại Nam Định đã tổ chức một lễ cưới linh đình với chú rể sinh năm 1993. Đám cưới đã thu hút sự chú ý của truyền thông trong suốt thời gian dài.
Họ đều là Gen Z, những người trẻ đại diện cho thế hệ mới. Giữa thời đại của thế hệ Z, khi chúng ta vẫn đang bộn bề lo toan chuyện học hành, chuyện việc làm thì liệu kết hôn sớm có là một sự lựa chọn liều lĩnh?
Mỗi trường hợp lại là một bối cảnh khác nhau, tuy nhiên, đối với các bạn ấy, kết hôn không đáng sợ như các bạn đồng trang lứa vẫn e ngại. Họ tự tin sẽ cân bằng được giữa gia đình và sự nghiệp, và kết hôn không phải là rào cản kìm hãm sự phát triển của bản thân mình. Những Gen Z đã hoặc đồng ý kết hôn trước tuổi 22 đều có quan niệm rằng : “Kết hôn không đơn giản là chuyện của 2 đứa mình mà liên quan đến cha mẹ, gia đình 2 bên. Nên đôi khi mình phải tập hạ cái tôi, sở thích cá nhân xuống để đi đến đám cưới trọn vẹn nhất. Mình chọn lập gia đình sớm, nhưng khi gặp đúng người thấy mình yên tâm có thể nương tựa thì sớm hay muộn mình nghĩ cũng như nhau thôi.”
Hơn hết, các Gen Z “đặc biệt” này còn đều đồng ý rằng: Để lấy chồng cả bạn nữ và bạn nam đều phải chuẩn bị về kinh tế, tâm lý. Kinh tế để chuẩn bị cho kết hôn và cho cả cuộc sống khi hai bạn về với nhau.
Bên cạnh đó cần xác định đối phương có phải là người thích hợp nhất hay chưa, có phải là người mình yên tâm nương tựa chưa, các bạn đã sẵn sàng chia sẻ việc nhà chưa... Những việc đó tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng là rất quan trọng vì có thể khiến hai bạn gây gổ.
18 tuổi lấy chồng cũng không gọi là sớm nếu bạn thấy bản thân mình có thể vun xén cho gia đình nhỏ. 50 tuổi lấy chồng cũng có thể là muộn nếu như bạn chưa biết nghĩ cho người khác hay vun đắp mái ấm gia đình. Không có một độ tuổi kết hôn lý tưởng, chỉ có tâm hồn lý tưởng và tình yêu chín chắn để bước vào hôn nhân mà thôi!
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng