Gen Z và Sự Tự Do: Mối Quan Hệ Gia Đình Bị Lãng Quên
2023-11-13T11:12:23+07:00 2023-11-13T11:12:23+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/agen-z-va-su-tu-do-moi-quan-he-gia-dinh-bi-lang-quen-2710.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/gen-z-va-su-tu-do-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/11/2023 13:52 | Giới tính
-
Dạo quanh MXH có thể thấy, xu hướng sống độc thân, ngại yêu hay thích yêu không ràng buộc, hay chỉ yêu nhưng không muốn kết hôn... đã trở thành một câu chuyện bình thường của Gen Z. Vây nguyên nhân là do đâu? Có thực sự do GenZ mải chơi nên bỏ quên chuyện cưới gả?
Ưu tiên khám phá và sống hết mình vì bản thân
Gen Z ưu tiên tình yêu với bản thân nhiều hơn thế hệ trước. Phong trào “self-love" đặc biệt được hưởng ứng bởi những người trẻ ngày nay. Cuộc sống hiện đại, giới tính càng ngày càng bình đẳng hơn, những điều này đã góp phần tạo điều kiện tuyệt vời để phái nữ - một nửa mảnh ghép của hôn nhân – được học tập, trải nghiệm, khám phá bản thân và thế giới nhiều hơn.
Gen Z có nhiều cơ hội, nhiều mối quan tâm khác nhau như sự nghiệp, ước mơ, hoài bảo, trải nghiệm, du lịch... làm bớt đi nhu cầu về kết hôn hay dành thời gian cho mối quan hệ ràng buộc, cuộc sống gia đình. Những áp lực tâm lý
Theo nhiều bạn trẻ Gen Z hiện nay, hôn nhân có thể mang lại tình yêu (hoặc không), nhưng chắc chắn mang lại rất nhiều nỗi sợ hãi.
• Sợ cuộc sống hôn nhân: Mất tự do, bị ràng buộc, trách nhiệm với gia đình hai bên, thậm chí chăm con trẻ, cũng là những nỗi ám ảnh khiến nhiều bạn GenZ nghĩ đến và lắc đầu chối từ.
Nhiều bạn e ngại mình không đủ kỹ năng, bản lĩnh để đối diện với những vấn đề mà hôn nhân mang lại, ví dụ như mối quan hệ với gia đình bên chồng, gia đình bên vợ, cách xử lý tiền bạc tài chính, thậm chí, cả những vấn đề tế nhị khác.
• Sợ hôn nhân đổ vỡ: Quả thực vậy, từ thế hệ GenX trở đi là đã cởi mở hơn với việc ly hôn. Sau cuộc hôn nhân tan vỡ, ít nhất hai người đều sẽ phải chịu tổn thương về mặt tinh thần, sau đấy có thể là những đứa trẻ của họ, những đứa trẻ thuộc thế hệ GenZ.
Ngoài ra, chứng kiến những người xung quanh liên tục thất bại trong tình yêu cũng khiến cho nhiều người trẻ có suy nghĩ tiêu cực và thái độ bài xích hôn nhân. Quan điểm về hôn nhân và tình yêu của giới trẻ hiện nay đã thay đổi
Quan niệm truyền thống về hôn nhân vốn là "Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng", thế nhưng từ nửa thế kỷ 21, quan niệm này đã bị đả phá, đặc biệt là những người sinh sau 1995, một bộ phận lớn không quan tâm đến điều này.
Thay vào đó, cuốn theo lối sống càng ngày càng hiện đại và nhanh chóng, quan niệm về tình yêu lại trở thành "Yêu nhanh sống gấp". Và nhu cầu tình dục vốn là một lợi ích quan trọng chỉ được tận hưởng sau khi kết hôn, thì bây giờ dễ dàng được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho tương lai.
Quan niệm thay đổi, lợi ích giảm sút đã dẫn đến việc giới trẻ càng ngày càng không mặn mà mấy với việc kết hôn. Tình hình tài chính
Tình hình kinh tế ảm đạm, lạm phát tăng cao đóng góp không nhỏ trong xu hướng thực dụng, trì hoãn yêu và cưới của giới trẻ. Gen Z đặc biệt trải qua một thời kỳ khó khăn hậu covid khi công việc ngày càng khó tìm và làn sóng layoff tại các công ty lớn phần nào ảnh hưởng tới sự lo lắng về việc làm.
Ngày cả khi đã tự chủ kinh tế, phụ nữ dần có xu hướng kết hôn trễ hoặc sống độc thân. Bởi họ thấy độc thân là vui vẻ, hạnh phúc hơn. Khi khái niệm “hạnh phúc" cũng được mở rộng ra. Không chỉ có tình yêu lứa đôi hay kết hôn mới là hạnh phúc.
Người ta có thể hạnh phúc với những điều mình đang làm. Đó có thể là sống độc thân với chú mèo của mình, hay ở trong cộng đồng cùng chung sở thích, đam mê.
Kết hôn hay không kết hôn, suy cho cùng vẫn là một sự lựa chọn. Những người lựa chọn một mối quan hệ "truyền thống" không phải là những người lạc hậu, cũng như những người lựa chọn mối quan hệ yêu mà không ràng buộc, không phải là những người buông thả hay suy đồi. Lựa chọn thế nào cũng được, quan trọng là suy nghĩ cẩn thận trước khi ra quyết định, chắc chắn rằng bạn làm việc đó vì bạn muốn, và có trách nhiệm với quyết định của mình.
Dù bạn lựa chọn tập trung cho điều gì trước tiên, thì nó cũng không có đúng và sai. Mỗi cá nhân đều có cho mình một lối sống riêng. Tuy nhiên, điều cần hiểu ở đây là sự bận rộn dễ khiến cho bạn mất đi cân bằng giữa sự nghiệp và tình yêu. Đấy là chưa kể việc sống độc thân thân quá lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
Bên cạnh đó, kỹ năng quan trọng của con người chính là khả năng sống hòa hợp với thế giới xung quanh. Với những ai đang ưu tiên cho sự nghiệp mà “quên yêu", hãy nhớ rằng những kỹ năng mà công nghệ AI sẽ không bao giờ có thể thay thế được nằm ở những thứ “con người" nhất - đó chính là “tình yêu" và sự ấm cúng của gia đình.
Hy vọng rằng các bạn trẻ có thể xây dựng niềm tin trong cuộc sống để các bạn có những cái nhìn tích cực hơn về hôn nhân cũng như có được những quyết định đúng đắn với cuộc đời của mình. Tình yêu trong hôn nhân là một cuộc hành trình của con tim kéo dài suốt cả cuộc đời.
Gen Z ưu tiên tình yêu với bản thân nhiều hơn thế hệ trước. Phong trào “self-love" đặc biệt được hưởng ứng bởi những người trẻ ngày nay. Cuộc sống hiện đại, giới tính càng ngày càng bình đẳng hơn, những điều này đã góp phần tạo điều kiện tuyệt vời để phái nữ - một nửa mảnh ghép của hôn nhân – được học tập, trải nghiệm, khám phá bản thân và thế giới nhiều hơn.
Gen Z có nhiều cơ hội, nhiều mối quan tâm khác nhau như sự nghiệp, ước mơ, hoài bảo, trải nghiệm, du lịch... làm bớt đi nhu cầu về kết hôn hay dành thời gian cho mối quan hệ ràng buộc, cuộc sống gia đình. Những áp lực tâm lý
Theo nhiều bạn trẻ Gen Z hiện nay, hôn nhân có thể mang lại tình yêu (hoặc không), nhưng chắc chắn mang lại rất nhiều nỗi sợ hãi.
• Sợ cuộc sống hôn nhân: Mất tự do, bị ràng buộc, trách nhiệm với gia đình hai bên, thậm chí chăm con trẻ, cũng là những nỗi ám ảnh khiến nhiều bạn GenZ nghĩ đến và lắc đầu chối từ.
Nhiều bạn e ngại mình không đủ kỹ năng, bản lĩnh để đối diện với những vấn đề mà hôn nhân mang lại, ví dụ như mối quan hệ với gia đình bên chồng, gia đình bên vợ, cách xử lý tiền bạc tài chính, thậm chí, cả những vấn đề tế nhị khác.
• Sợ hôn nhân đổ vỡ: Quả thực vậy, từ thế hệ GenX trở đi là đã cởi mở hơn với việc ly hôn. Sau cuộc hôn nhân tan vỡ, ít nhất hai người đều sẽ phải chịu tổn thương về mặt tinh thần, sau đấy có thể là những đứa trẻ của họ, những đứa trẻ thuộc thế hệ GenZ.
Ngoài ra, chứng kiến những người xung quanh liên tục thất bại trong tình yêu cũng khiến cho nhiều người trẻ có suy nghĩ tiêu cực và thái độ bài xích hôn nhân. Quan điểm về hôn nhân và tình yêu của giới trẻ hiện nay đã thay đổi
Quan niệm truyền thống về hôn nhân vốn là "Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng", thế nhưng từ nửa thế kỷ 21, quan niệm này đã bị đả phá, đặc biệt là những người sinh sau 1995, một bộ phận lớn không quan tâm đến điều này.
Thay vào đó, cuốn theo lối sống càng ngày càng hiện đại và nhanh chóng, quan niệm về tình yêu lại trở thành "Yêu nhanh sống gấp". Và nhu cầu tình dục vốn là một lợi ích quan trọng chỉ được tận hưởng sau khi kết hôn, thì bây giờ dễ dàng được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho tương lai.
Quan niệm thay đổi, lợi ích giảm sút đã dẫn đến việc giới trẻ càng ngày càng không mặn mà mấy với việc kết hôn. Tình hình tài chính
Tình hình kinh tế ảm đạm, lạm phát tăng cao đóng góp không nhỏ trong xu hướng thực dụng, trì hoãn yêu và cưới của giới trẻ. Gen Z đặc biệt trải qua một thời kỳ khó khăn hậu covid khi công việc ngày càng khó tìm và làn sóng layoff tại các công ty lớn phần nào ảnh hưởng tới sự lo lắng về việc làm.
Ngày cả khi đã tự chủ kinh tế, phụ nữ dần có xu hướng kết hôn trễ hoặc sống độc thân. Bởi họ thấy độc thân là vui vẻ, hạnh phúc hơn. Khi khái niệm “hạnh phúc" cũng được mở rộng ra. Không chỉ có tình yêu lứa đôi hay kết hôn mới là hạnh phúc.
Người ta có thể hạnh phúc với những điều mình đang làm. Đó có thể là sống độc thân với chú mèo của mình, hay ở trong cộng đồng cùng chung sở thích, đam mê.
Kết hôn hay không kết hôn, suy cho cùng vẫn là một sự lựa chọn. Những người lựa chọn một mối quan hệ "truyền thống" không phải là những người lạc hậu, cũng như những người lựa chọn mối quan hệ yêu mà không ràng buộc, không phải là những người buông thả hay suy đồi. Lựa chọn thế nào cũng được, quan trọng là suy nghĩ cẩn thận trước khi ra quyết định, chắc chắn rằng bạn làm việc đó vì bạn muốn, và có trách nhiệm với quyết định của mình.
Dù bạn lựa chọn tập trung cho điều gì trước tiên, thì nó cũng không có đúng và sai. Mỗi cá nhân đều có cho mình một lối sống riêng. Tuy nhiên, điều cần hiểu ở đây là sự bận rộn dễ khiến cho bạn mất đi cân bằng giữa sự nghiệp và tình yêu. Đấy là chưa kể việc sống độc thân thân quá lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
Bên cạnh đó, kỹ năng quan trọng của con người chính là khả năng sống hòa hợp với thế giới xung quanh. Với những ai đang ưu tiên cho sự nghiệp mà “quên yêu", hãy nhớ rằng những kỹ năng mà công nghệ AI sẽ không bao giờ có thể thay thế được nằm ở những thứ “con người" nhất - đó chính là “tình yêu" và sự ấm cúng của gia đình.
Hy vọng rằng các bạn trẻ có thể xây dựng niềm tin trong cuộc sống để các bạn có những cái nhìn tích cực hơn về hôn nhân cũng như có được những quyết định đúng đắn với cuộc đời của mình. Tình yêu trong hôn nhân là một cuộc hành trình của con tim kéo dài suốt cả cuộc đời.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng