Những lưu ý khi ăn gừng để tránh rước họa
2024-02-04T22:09:52+07:00 2024-02-04T22:09:52+07:00 https://songkhoe360.vn/muc-canh-bao/nhung-luu-y-khi-an-gung-de-tranh-ruoc-hoa-3321.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/nhung-luu-y-khi-an-gung-de-tranh-ruoc-hoa-4.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
04/02/2024 17:33 | Mục Cảnh báo
-
Gừng vốn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp và cũng là vị thuốc có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, vì quá đa năng, mà nhiều người nhầm tưởng trường hợp nào cũng dùng gừng được, thậm chí lạm dụng gừng hằng ngày mà không biết có thể bị phản tác dụng. Vậy gừng nên ăn như thế nào? Đối tượng nào dùng được, đối tượng nào cần kiêng kỵ?
Trong đông y, gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy, dễ tiêu, tê thấp, nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa, bụng đầy trướng, phù thũng, chân tay lạnh.
Trong tây y, gừng có tác động tích cực đến các viêm nhiễm ở hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp. Cụ thể như sau:
• Ở đường hô hấp, gừng mang hoạt chất ức chế virus hợp bào ở đường hô hấp, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.
• Trong cơ xương khớp, đặc tính chống viêm của gừng giúp thúc đẩy quả trình điều trị viêm khớp, gout, phong thấp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. • Ở hệ thần kinh, một số hoạt chất trong gừng có khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, nhờ đó giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu. Ngoài ra, nhờ việc thúc đẩy tuần hoàn máu, gừng còn gián tiếp thúc đẩy cơ thể đốt cháy năng lượng, hỗ trợ giảm cân, béo phì hiệu quả.
• Ở hệ tiêu hóa, gừng có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, có thể có lợi cho những người bị chứng khó tiêu và khó chịu liên quan đến dạ dày.
Những trường hợp nào thì không nên ăn gừng
Tuy mang rất nhiều công dụng, nhưng về bản chất, gừng vẫn là một vị thuốc, công dụng chủ đạo là có tính kháng viêm và tăng nhiệt, mà đã là thuốc thì cần phải sử dụng cẩn trọng trong một số trường hợp, cụ thể như sau:
1. Những người bị nhiệt nóng trong người
Như đã nói, gừng mang tính nóng, sinh nhiệt mạnh, do vậy những đối tượng bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, nếu sử dụng gừng thì sẽ có nghĩa là bị loét, nhiệt miệng nặng hơn. 2. Những người đang mắc bệnh về gan, mật
Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan thì cần phải cực kỳ cẩn trọng khi dùng gừng, bởi gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, sử dụng gừng sẽ gây thêm gánh nặng hoạt động cho gan, lâu dài thậm chí có thể khiến gan bị hoại tử.
Nhóm người bị bệnh sỏi mật cũng cần hạn chế gừng tối đa, bởi gừng có tính cay và nóng, dược lực này sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước gừng.
3. Người đang mắc các bệnh nền về huyết áp cao
Tuy gừng có tác dụng hỗ trợ hệ tuần hoàn, gián tiếp hỗ trợ hệ tim mạch, tuy nhiên tính sinh nhiệt của gừng lại rất kỵ với bệnh nhân tăng huyết áp. Trong sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân cao huyết áp cần hạn chế tối đa tiếp nạp gừng, còn khi đang tăng huyết áp thì cần tránh tuyệt đối, bởi nước gừng có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Ngược lại, người bị huyết áp thấp lại ưu tiên dùng nước gừng, bởi nước gừng là cứu cánh nhanh chóng, giúp cải thiện tình trạng hạ đường huyết. 4. Những người bị cảm, sốt do say nắng
Những người bị cảm sốt do say nắng, vốn đã tích tụ lượng nhiệt lớn trong người, cho nên cần tránh tuyệt đối dùng gừng, nếu dùng sẽ khiến thân nhiệt người bệnh càng tăng cao, thậm chí còn có thể gây xuất huyết, chảy máu mũi.
Người lại, nếu bạn cảm mạo do dầm mưa, trúng gió lạnh, thì lại rất thích hợp để sử dụng gừng để làm ấm cơ thể, tẩy trừ bớt khí lạnh trong người.
5. Những người có cơ địa dễ xuất huyết
Gừng có tác dụng thúc đẩy hệ tuần hoàn lưu thông, làm giãn nở mạch máu. Cho nên khi người có cơ địa dễ xuất huyết khi sử dụng gừng thì rất dễ gặp nguy cơ vỡ các mạch máu mỏng yếu. Những người có tiền sử chảy máu cam hoặc chảy máu trong được khuyến cáo không nên ăn gừng, vì dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.
6. Mẹ bầu giai đoạn nửa cuối thai kỳ và mẹ bỉm sau sinh
Đối với những thai phụ những tháng đầu tiên, gừng là một cứu cánh tuyệt vời cho triệu ứng nôn nghén. Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu lại nên tránh sử dụng gừng quá nhiều, bởi gừng với tác dụng sinh nhiệt, không những khiến mẹ bầu dễ bị táo bón mà còn tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp – một triệu chứng rất nguy hiểm cho thai phụ.
Ngoài ra, phụ nữ vừa sinh nở cũng tuyệt đối không dùng gừng để tránh nguy cơ gây xuất huyết sau sinh. Thậm chí, khi sử dụng gừng quá nhiều thì một số hoạt chất trong gừng có thể bài tiết qua sữa mẹ khiến bé con bị khó ngủ. 7. Những người bị viêm loét dạ dày, mắc bệnh tiêu hóa
Mặc dù gừng có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, tuy nhiên những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cần cẩn trọng khi sử dụng gừng. Bởi tính nhiệt của gừng sẽ tác động mạnh mẽ tới vùng niêm mạc dạ dày.
Nếu đang bị kích ứng viêm mạc hoặc có vết loét, gừng sẽ kích thích thêm và gây tổn thương nghiêm trọng.
8. Người đang sử dụng thuốc kỵ với gừng
Như đã nói, gừng là một vị thuốc, do vậy sẽ có tương khắc với một số thuốc khác. Các chuyên gia khuyến cáo các bệnh nhân đang dùng thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn kênh canxi trị tăng huyết áp đều kỵ với gừng, nếu nhất thiết phải sử dụng kết hợp gừng thì cần có sự tham vấn từ y bác sĩ chuyên môn.
Là một loại gia vị, gừng cũng cần được các bà nội trợ lưu ý khi kết hợp với các loại thực phẩm khác để tránh tương khắc, hoặc tránh việc một trong hai loại thực phẩm bị mất chất dinh dưỡng.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp quý bạn đọc sử dụng gừng đúng lúc đúng đối tượng, tận dụng được tối đa công dụng của vị thuốc này.
Trong tây y, gừng có tác động tích cực đến các viêm nhiễm ở hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp. Cụ thể như sau:
• Ở đường hô hấp, gừng mang hoạt chất ức chế virus hợp bào ở đường hô hấp, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.
• Trong cơ xương khớp, đặc tính chống viêm của gừng giúp thúc đẩy quả trình điều trị viêm khớp, gout, phong thấp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. • Ở hệ thần kinh, một số hoạt chất trong gừng có khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, nhờ đó giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu. Ngoài ra, nhờ việc thúc đẩy tuần hoàn máu, gừng còn gián tiếp thúc đẩy cơ thể đốt cháy năng lượng, hỗ trợ giảm cân, béo phì hiệu quả.
• Ở hệ tiêu hóa, gừng có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, có thể có lợi cho những người bị chứng khó tiêu và khó chịu liên quan đến dạ dày.
Những trường hợp nào thì không nên ăn gừng
Tuy mang rất nhiều công dụng, nhưng về bản chất, gừng vẫn là một vị thuốc, công dụng chủ đạo là có tính kháng viêm và tăng nhiệt, mà đã là thuốc thì cần phải sử dụng cẩn trọng trong một số trường hợp, cụ thể như sau:
1. Những người bị nhiệt nóng trong người
Như đã nói, gừng mang tính nóng, sinh nhiệt mạnh, do vậy những đối tượng bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, nếu sử dụng gừng thì sẽ có nghĩa là bị loét, nhiệt miệng nặng hơn. 2. Những người đang mắc bệnh về gan, mật
Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan thì cần phải cực kỳ cẩn trọng khi dùng gừng, bởi gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, sử dụng gừng sẽ gây thêm gánh nặng hoạt động cho gan, lâu dài thậm chí có thể khiến gan bị hoại tử.
Nhóm người bị bệnh sỏi mật cũng cần hạn chế gừng tối đa, bởi gừng có tính cay và nóng, dược lực này sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước gừng.
3. Người đang mắc các bệnh nền về huyết áp cao
Tuy gừng có tác dụng hỗ trợ hệ tuần hoàn, gián tiếp hỗ trợ hệ tim mạch, tuy nhiên tính sinh nhiệt của gừng lại rất kỵ với bệnh nhân tăng huyết áp. Trong sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân cao huyết áp cần hạn chế tối đa tiếp nạp gừng, còn khi đang tăng huyết áp thì cần tránh tuyệt đối, bởi nước gừng có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Ngược lại, người bị huyết áp thấp lại ưu tiên dùng nước gừng, bởi nước gừng là cứu cánh nhanh chóng, giúp cải thiện tình trạng hạ đường huyết. 4. Những người bị cảm, sốt do say nắng
Những người bị cảm sốt do say nắng, vốn đã tích tụ lượng nhiệt lớn trong người, cho nên cần tránh tuyệt đối dùng gừng, nếu dùng sẽ khiến thân nhiệt người bệnh càng tăng cao, thậm chí còn có thể gây xuất huyết, chảy máu mũi.
Người lại, nếu bạn cảm mạo do dầm mưa, trúng gió lạnh, thì lại rất thích hợp để sử dụng gừng để làm ấm cơ thể, tẩy trừ bớt khí lạnh trong người.
5. Những người có cơ địa dễ xuất huyết
Gừng có tác dụng thúc đẩy hệ tuần hoàn lưu thông, làm giãn nở mạch máu. Cho nên khi người có cơ địa dễ xuất huyết khi sử dụng gừng thì rất dễ gặp nguy cơ vỡ các mạch máu mỏng yếu. Những người có tiền sử chảy máu cam hoặc chảy máu trong được khuyến cáo không nên ăn gừng, vì dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.
6. Mẹ bầu giai đoạn nửa cuối thai kỳ và mẹ bỉm sau sinh
Đối với những thai phụ những tháng đầu tiên, gừng là một cứu cánh tuyệt vời cho triệu ứng nôn nghén. Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu lại nên tránh sử dụng gừng quá nhiều, bởi gừng với tác dụng sinh nhiệt, không những khiến mẹ bầu dễ bị táo bón mà còn tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp – một triệu chứng rất nguy hiểm cho thai phụ.
Ngoài ra, phụ nữ vừa sinh nở cũng tuyệt đối không dùng gừng để tránh nguy cơ gây xuất huyết sau sinh. Thậm chí, khi sử dụng gừng quá nhiều thì một số hoạt chất trong gừng có thể bài tiết qua sữa mẹ khiến bé con bị khó ngủ. 7. Những người bị viêm loét dạ dày, mắc bệnh tiêu hóa
Mặc dù gừng có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, tuy nhiên những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cần cẩn trọng khi sử dụng gừng. Bởi tính nhiệt của gừng sẽ tác động mạnh mẽ tới vùng niêm mạc dạ dày.
Nếu đang bị kích ứng viêm mạc hoặc có vết loét, gừng sẽ kích thích thêm và gây tổn thương nghiêm trọng.
8. Người đang sử dụng thuốc kỵ với gừng
Như đã nói, gừng là một vị thuốc, do vậy sẽ có tương khắc với một số thuốc khác. Các chuyên gia khuyến cáo các bệnh nhân đang dùng thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn kênh canxi trị tăng huyết áp đều kỵ với gừng, nếu nhất thiết phải sử dụng kết hợp gừng thì cần có sự tham vấn từ y bác sĩ chuyên môn.
Là một loại gia vị, gừng cũng cần được các bà nội trợ lưu ý khi kết hợp với các loại thực phẩm khác để tránh tương khắc, hoặc tránh việc một trong hai loại thực phẩm bị mất chất dinh dưỡng.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp quý bạn đọc sử dụng gừng đúng lúc đúng đối tượng, tận dụng được tối đa công dụng của vị thuốc này.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng