Những điều cần biết về bệnh lao phổi
2022-12-26T17:41:14+07:00 2022-12-26T17:41:14+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-lao-phoi-251.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/lao-phoi-2.webp
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/12/2022 14:58 | Bệnh thường gặp
-
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng mỗi năm có 9 triệu người mắc bệnh lao, trong đó có 3 triệu người không được điều trị y tế. Đây là căn bệnh gây tử vong đứng thứ hai trong nhóm các bệnh nhiễm trùng. Ở khu vực có mật độ dân số cao như thành thị sẽ có tỷ lệ mắc bệnh lao phổi cao hơn nhiều so với vùng nông thôn và khu vực miền núi. Trung bình một người bệnh lao phổi có thể lây nhiễm cho 10 - 15 người khác thông qua tiếp xúc gần trong 1 năm.
Thế nào là bệnh lao phổi?
Bệnh lao phổi được biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn lao gây nên ở phổi. Vi khuẩn này có tên Mycobacterium tuberculosis, là một dạng trực khuẩn Gram dương (+).
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi
Nguồn mang bệnh chính là ở bệnh nhân đang mắc bệnh lao phổi. Trong quá trình nói chuyện, ho khan, hắt hơi hay khạc nhổ, vi khuẩn lao trong tuyến nước bọt và đờm của bệnh nhân sẽ vô tình tiếp xúc với người gần đó vào trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Vi khuẩn lao có thể đi từ đường phổi dẫn tới đường máu và bạch huyết gây nên các căn bệnh lao khác nhau tại những nội tạng trong cơ thể như lao hạch bạch huyết, lao ruột, lao màng phổi …
Nhóm vi khuẩn lao thích nghi và tồn tại lâu trong môi trường thiếu ánh sáng và có độ ẩm cao. Chính vì vậy, môi trường sinh hoạt ô nhiễm, ẩm mốc, tăm tối, khói bụi rất dễ gây nên bệnh lao phổi.
Ngoài ra, ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao; tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như dãi, đờm của bệnh nhân lao; hoặc tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao, khi chăm sóc thú bị chúng cào xước… thì cũng sẽ dễ bị mắc các bệnh lao khác nhau như lao da, lao dạ dày, lao ống tiêu hóa, …
Bệnh lao có những biểu hiện gì?
Những người mắc bệnh lao phổi sẽ có một số triệu chứng bệnh điển hình như:
• Ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho ra đờm, ho ra máu)
• Tức ngực, khó thở
• Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi
• Chán ăn, sút cân
• Đổ mồ hôi trộm về ban đêm
• Có biểu hiện sốt nhẹ và ớn lạnh
Tuy nhiên một số biểu hiện trên cũng thường hay gặp ở những loại bệnh khác, chính vì vậy bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để có kết quả chẩn đoán bệnh và có cách phòng ngừa điều trị chuẩn xác.
Những đối tượng dễ bị mắc bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Cụ thể các đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải như:
• Trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch bảo vệ nên dễ mắc phải.
• Người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, bị các bệnh ung thư, suy gan …
• Phụ nữ mang thai và cho con bú.
• Người bị mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, suy thận mạn…
• Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia, thuốc lá.
• Người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như hóa chất điều trị ung thư…
Các biện pháp phòng tránh bệnh
• Tiêm phòng vắc xin lao phổi BCG cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng.
• Người mắc bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
• Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học như: ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh các chất kích thích hay gây nghiện.
• Giữ gìn môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thông thoáng gió, khô ráo, có ánh sáng mặt trời (vì vi khuẩn lao dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời, tồn tại lâu trong môi trường ẩm và môi trường keo lỏng).
• Đối với người đang bị bệnh lao phổi cần duy trì đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; tránh sử dụng chung đồ cá nhân với người khác; khi ho và hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định.
• Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. Các dụng/cụ sử dụng trong quá trình điều trị phải được đốt hoặc được xử lý bằng hóa chất.
Chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh lao phổi. Có một lá phổi khỏe mạnh sẽ năng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần con người. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống sạch và bảo vệ môi trường xung quanh ta.
Bệnh lao phổi được biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn lao gây nên ở phổi. Vi khuẩn này có tên Mycobacterium tuberculosis, là một dạng trực khuẩn Gram dương (+).
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi
Nguồn mang bệnh chính là ở bệnh nhân đang mắc bệnh lao phổi. Trong quá trình nói chuyện, ho khan, hắt hơi hay khạc nhổ, vi khuẩn lao trong tuyến nước bọt và đờm của bệnh nhân sẽ vô tình tiếp xúc với người gần đó vào trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Vi khuẩn lao có thể đi từ đường phổi dẫn tới đường máu và bạch huyết gây nên các căn bệnh lao khác nhau tại những nội tạng trong cơ thể như lao hạch bạch huyết, lao ruột, lao màng phổi …
Nhóm vi khuẩn lao thích nghi và tồn tại lâu trong môi trường thiếu ánh sáng và có độ ẩm cao. Chính vì vậy, môi trường sinh hoạt ô nhiễm, ẩm mốc, tăm tối, khói bụi rất dễ gây nên bệnh lao phổi.
Ngoài ra, ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao; tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như dãi, đờm của bệnh nhân lao; hoặc tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao, khi chăm sóc thú bị chúng cào xước… thì cũng sẽ dễ bị mắc các bệnh lao khác nhau như lao da, lao dạ dày, lao ống tiêu hóa, …
Bệnh lao có những biểu hiện gì?
Những người mắc bệnh lao phổi sẽ có một số triệu chứng bệnh điển hình như:
• Ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho ra đờm, ho ra máu)
• Tức ngực, khó thở
• Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi
• Chán ăn, sút cân
• Đổ mồ hôi trộm về ban đêm
• Có biểu hiện sốt nhẹ và ớn lạnh
Tuy nhiên một số biểu hiện trên cũng thường hay gặp ở những loại bệnh khác, chính vì vậy bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để có kết quả chẩn đoán bệnh và có cách phòng ngừa điều trị chuẩn xác.
Những đối tượng dễ bị mắc bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Cụ thể các đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải như:
• Trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch bảo vệ nên dễ mắc phải.
• Người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, bị các bệnh ung thư, suy gan …
• Phụ nữ mang thai và cho con bú.
• Người bị mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, suy thận mạn…
• Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia, thuốc lá.
• Người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như hóa chất điều trị ung thư…
Các biện pháp phòng tránh bệnh
• Tiêm phòng vắc xin lao phổi BCG cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng.
• Người mắc bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
• Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học như: ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh các chất kích thích hay gây nghiện.
• Giữ gìn môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thông thoáng gió, khô ráo, có ánh sáng mặt trời (vì vi khuẩn lao dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời, tồn tại lâu trong môi trường ẩm và môi trường keo lỏng).
• Đối với người đang bị bệnh lao phổi cần duy trì đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; tránh sử dụng chung đồ cá nhân với người khác; khi ho và hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định.
• Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. Các dụng/cụ sử dụng trong quá trình điều trị phải được đốt hoặc được xử lý bằng hóa chất.
Chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh lao phổi. Có một lá phổi khỏe mạnh sẽ năng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần con người. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống sạch và bảo vệ môi trường xung quanh ta.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng