Suy giảm tĩnh mạch là gì ? Dấu hiệu và cách phòng ngừa

08/12/2022 10:13 | Bệnh thường gặp
- Suy tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm trong chức năng lưu thông máu của các tĩnh mạch chân dẫn đến những triệu chứng về đau nhức, phù chân. Suy giảm tĩnh mạch được biểu hiện qua 6 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau. Cần có một thói quen sống và ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa mắc bệnh này.
Suy giảm tĩnh mạch là một căn bệnh đang ngày càng có xu hướng tăng cao và trẻ hóa trong những năm gần đây. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên vẫn rất ít người biết đến và tìm hiểu về căn bệnh này. 
Sau đây là những thông tin về căn bệnh suy giảm tĩnh mạch, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả. 

1.    Suy tĩnh mạch chi dưới là gì? 

Suy tĩnh mạch chi dưới (suy tĩnh mạch chân) là thuật ngữ chỉ sự suy giảm trong chức năng đưa máu về tim của các tĩnh mạch chân, làm cho lượng máu về tim không đều, máu bị dồn đọng ở phần thấp của chân và lan ra các tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như đau nhức, mỏi, nặng, phù chân, … Ngoài ra, suy tĩnh mạch chi dưới có thể dẫn đến các biến chứng khác như chàm da, loét chân không lành (đặc biệt là ở người già), chảy máu, huyết khối tĩnh mạch sâu, … rất khó điều trị. 
 
Suy giảm tĩnh mạch là gì Dấu hiệu và cách phòng ngừa 1

2.    Dấu hiệu của suy giảm tĩnh mạch
 

Giãn tĩnh mạch chân diễn ra ở 6 cấp độ, biểu hiện như sau: 
 
Suy giảm tĩnh mạch là gì Dấu hiệu và cách phòng ngừa 2

•    Cấp độ 1

Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch giãn nhỏ hơn 1mm, triệu chứng ban đầu không quá rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận ra bằng những biểu hiện như đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò ở cẳng chân về đêm.  
 
Suy giảm tĩnh mạch là gì Dấu hiệu và cách phòng ngừa 3

•    Cấp độ 2

Tĩnh mạch nông ở phía dưới da bắt đầu giãn to và ngoằn ngoèo hơn, đường kĩnh cũng trở nên lớn hơn khoảng 3mm. Bệnh bắt đầu trở nên rõ dệt và dễ nhận biết hơn: phù chân (mắt cá hoặc bàn chân), cẳng chân xuất hiện chàm da, có cảm giác nặng, đau nhức chân, nếu nặng thì có thể nhận thấy có các búi tĩnh mạch phồng lên nổi rõ trên da, …
 
Suy giảm tĩnh mạch là gì Dấu hiệu và cách phòng ngừa 4

•    Cấp độ 3

Ở giai đoạn 3, biểu hiện phổ biến là phù bàn chân và cổ chân. Phù trong tĩnh mạch thường chỉ thể hiện ở chân mà không có những vùng khác, chủ yếu vào buổi chiều mà không phải sáng sớm, xuất hiện khi đứng nhiều. 

•    Cấp độ 4

Hai chân bệnh nhân lúc này có những đường lõm ngang vòng quanh cổ chân nếu có mang tất. Ngoài ra, hai bên cẳng chân có các tĩnh mạch giãn to. 
 
•    Suy tĩnh mạch chân cấp độ 5

Da ở vùng cẳng chân sậm màu hơn kèm theo phù. Ngoài ra, biểu hiện của phù chân qua việc có vết lõm sau khi ấn ngón tay ở lưng bàn chân. Da vùng 1/3 dưới cẳng chân và cổ chân biến đổi bị xơ bì, sừng hóa, xen kẽ vùng da sậm màu là vùng da mất sắc tố. Bệnh nhân có thể bị giãn to các tĩnh mạch nông ở ngang gối.

•    Suy tĩnh mạch chân cấp độ 6

Xuất hiện những vết loét da cẳng chân, thời gian đầu có thể tự lành, sau đó liên tục phát triển và có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, những tích mạch nông dưới cẳng chân và đùi giãn to, đến hơn 10mm. Đến đây, việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều. 

3.    Các biện pháp phòng tránh suy giảm tĩnh mạch chi: 

•    Chăm vận động, rèn luyện sức khỏe

Rèn luyện thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng nhất giúp phòng tránh suy giảm tĩnh mạch bởi nó giúp cho máu được lưu thông tốt hơn.  Nên bắt đầu bằng những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi, cầu lông, xe đạp, … và tránh tập thể dục quá sức. 

•    Ngồi đúng tư thế

Nên tránh các tư thế gây áp lực lên tĩnh mạch và khiến máu không lưu thông được như ngồi xổm, vắt chéo chân, …
 
Suy giảm tĩnh mạch là gì Dấu hiệu và cách phòng ngừa 5

•    Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Để phòng tránh bị suy giảm tĩnh mạch, cơ thể nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc. Nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ và những đồ ăn gây béo phì vì những đồ ăn này cũng ảnh hưởng nhiều đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. 

Trên đây là những thông tin về căn bệnh suy giảm tĩnh mạch. Đây là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến, do đó việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh này vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy xây dựng cho mình một thói quen lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây