Một số bài tập thể dục tốt cho mẹ khi mang thai
2023-02-10T16:29:54+07:00 2023-02-10T16:29:54+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/mot-so-bai-tap-the-duc-tot-cho-me-khi-mang-thai-580.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/mot-so-bai-tap-the-duc-tot-cho-me-khi-mang-thai-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
10/02/2023 14:25 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Tập thể dục khi mang thai mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và em bé: cải thiện tâm trạng, giảm thiểu các triệu chứng mang thai và phục hồi sau sinh nhanh hơn. Em bé cũng sẽ có một trái tim khỏe mạnh hơn, chỉ số BMI thấp hơn và tăng cường sức khỏe não bộ.
Lưng đau nhức, mắt cá chân sưng tấy và không thể ngủ được là những triệu chứng phổ biến của giai đoạn thai kỳ. Và tập thể dục chính là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho những cơn đau nhức đang hoành hành trong cơ thể trong khoảng thời gian chờ đợi em bé chào đời.
Sau đây là một số lưu ý cho việc tập thể dục khi mang thai.
1. Tập thể dục khi mang thai có an toàn không?
Mặc dù không phải là khoảng thời gian lý tưởng cho các vận động mạnh, hầu hết phụ nữ vẫn có thể tận hưởng đa số các hoạt động thể dục.
Do đó, nếu nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình tập thể dục nào thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện với một cường độ và mức độ phù hợp. Đối với một số người gặp tình trạng như thiếu máu nặng, nhau tiền đạo, cổ tử cung không đủ năng lực và vỡ màng ối thì không nên tập thể dục khi mang thai.
2. Một số bài tập tốt nhất khi mang thai
Nếu được bác sĩ cho phép, mẹ có thể xem xét các bài tập tim mạch sau đây để tăng cường lưu thông máu, săn chắc cơ và sức bền:
• Đi dạo
Không có bài tập nào dễ dàng hơn là đi bộ khi mang thai và đây cũng là bài tập mà mẹ có thể tiếp tục cho đến ngày dự sinh. Hơn nữa, không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào mà chỉ cần một đôi giày thể thao tốt. Đến những tháng cuối, mẹ có thể đi bộ cùng với người thân để đảm an toàn cho cơ thể.
• Chạy bộ
Nếu bạn muốn tập với cường độ cao hơn một chút và đã có thói quen tập từ trước, có thể tiếp tục tập luyện và theo dõi trong khi mang thai với sự đồng ý của bác sĩ. Hãy lựa chọn những khu vực có địa hình bằng phẳng (hoặc chạy trên máy chạy bộ). Dây chằng và khớp của mẹ sẽ lỏng lẻo hơn khi mang thai khiến mẹ khó chạy bộ và bạn dễ bị chấn thương hơn, do đó cần hết sức lưu ý khi chạy trong quá trình mang thai. • Các lớp khiêu vũ hoặc thể dục nhịp điệu theo nhóm
Các lớp tập thể dục nhịp điệu và khiêu vũ với tác động thấp như Zumba là một cách tuyệt vời để tăng nhịp tim và khiến endorphin lưu thông tốt hơn. Khi bụng của mẹ dần to ra, hãy tránh bất kỳ hoạt động nào cần giữ thăng bằng và đặc biệt hãy lắng nghe cơ thể mình, tránh nhảy hoặc thực hiện các động tác mạnh. • Yoga
Yoga là một bài tập quen thuộc đối với phụ nữ, với những người phụ nữ mới mang thai, yoga là một bài tập nhẹ nhàng mà mẹ có thể luyện tập được giúp tăng cường sự săn chắc, dẻo dai của cơ thể, điều hòa huyết áp rất tốt. • Đạp xe trong nhà
Đạp xe trong nhà có thể là bài tập tuyệt vời vì nó cho phép điều chỉnh theo tốc độ của riêng mình, do đó, giảm nguy cơ bị ngã hoặc gây áp lực lên khớp mắt cá chân và đầu gối. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng người hướng dẫn ở bên cạnh và tập luyện dưới sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, hãy điều chỉnh tay lái sao cho bạn đứng thẳng hơn và không chúi về phía trước để tránh gây thêm áp lực lên lưng dưới. Hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác nhau để rèn luyện sức khỏe khi mang thai. Nếu bạn hoàn toàn không chắc chắn điều gì an toàn, hãy luôn xác nhận với bác sĩ và điều chỉnh tùy theo sức chịu đựng của bản thân. Dù bạn làm gì, hãy cố gắng đừng quá khắt khe với bản thân khi tập thể dục và tận hưởng niềm vui trong quá trình chờ đợi em bé chào đời.
Sau đây là một số lưu ý cho việc tập thể dục khi mang thai.
1. Tập thể dục khi mang thai có an toàn không?
Mặc dù không phải là khoảng thời gian lý tưởng cho các vận động mạnh, hầu hết phụ nữ vẫn có thể tận hưởng đa số các hoạt động thể dục.
Do đó, nếu nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình tập thể dục nào thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện với một cường độ và mức độ phù hợp. Đối với một số người gặp tình trạng như thiếu máu nặng, nhau tiền đạo, cổ tử cung không đủ năng lực và vỡ màng ối thì không nên tập thể dục khi mang thai.
2. Một số bài tập tốt nhất khi mang thai
Nếu được bác sĩ cho phép, mẹ có thể xem xét các bài tập tim mạch sau đây để tăng cường lưu thông máu, săn chắc cơ và sức bền:
• Đi dạo
Không có bài tập nào dễ dàng hơn là đi bộ khi mang thai và đây cũng là bài tập mà mẹ có thể tiếp tục cho đến ngày dự sinh. Hơn nữa, không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào mà chỉ cần một đôi giày thể thao tốt. Đến những tháng cuối, mẹ có thể đi bộ cùng với người thân để đảm an toàn cho cơ thể.
• Chạy bộ
Nếu bạn muốn tập với cường độ cao hơn một chút và đã có thói quen tập từ trước, có thể tiếp tục tập luyện và theo dõi trong khi mang thai với sự đồng ý của bác sĩ. Hãy lựa chọn những khu vực có địa hình bằng phẳng (hoặc chạy trên máy chạy bộ). Dây chằng và khớp của mẹ sẽ lỏng lẻo hơn khi mang thai khiến mẹ khó chạy bộ và bạn dễ bị chấn thương hơn, do đó cần hết sức lưu ý khi chạy trong quá trình mang thai. • Các lớp khiêu vũ hoặc thể dục nhịp điệu theo nhóm
Các lớp tập thể dục nhịp điệu và khiêu vũ với tác động thấp như Zumba là một cách tuyệt vời để tăng nhịp tim và khiến endorphin lưu thông tốt hơn. Khi bụng của mẹ dần to ra, hãy tránh bất kỳ hoạt động nào cần giữ thăng bằng và đặc biệt hãy lắng nghe cơ thể mình, tránh nhảy hoặc thực hiện các động tác mạnh. • Yoga
Yoga là một bài tập quen thuộc đối với phụ nữ, với những người phụ nữ mới mang thai, yoga là một bài tập nhẹ nhàng mà mẹ có thể luyện tập được giúp tăng cường sự săn chắc, dẻo dai của cơ thể, điều hòa huyết áp rất tốt. • Đạp xe trong nhà
Đạp xe trong nhà có thể là bài tập tuyệt vời vì nó cho phép điều chỉnh theo tốc độ của riêng mình, do đó, giảm nguy cơ bị ngã hoặc gây áp lực lên khớp mắt cá chân và đầu gối. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng người hướng dẫn ở bên cạnh và tập luyện dưới sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, hãy điều chỉnh tay lái sao cho bạn đứng thẳng hơn và không chúi về phía trước để tránh gây thêm áp lực lên lưng dưới. Hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác nhau để rèn luyện sức khỏe khi mang thai. Nếu bạn hoàn toàn không chắc chắn điều gì an toàn, hãy luôn xác nhận với bác sĩ và điều chỉnh tùy theo sức chịu đựng của bản thân. Dù bạn làm gì, hãy cố gắng đừng quá khắt khe với bản thân khi tập thể dục và tận hưởng niềm vui trong quá trình chờ đợi em bé chào đời.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng