Khó thở khi mang thai có nghiêm trọng không - Những vấn đề mẹ bầu cần biết

- Quá trình mang thai bên cạnh mang đến cho mẹ niềm vui, cũng gây ra nhiều thay đổi đối với cơ thể và xuất hiện một số triệu chứng khiến mẹ thấy khó chịu. Khó thở cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của quá trình mang thai.
Khi quá trình mang thai ngày càng tiến triển, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi cố gắng dùng sức rất ít. Thông thường, những hormone trong giai đoạn thai kỳ là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi khó thở. 
Sau đây là những điều mẹ cần biết về chứng khó thở khi mang thai.
Khó thở khi mang thai 1
1. Khó thở khi mang thai có bình thường không?
Mặc dù khó thở nhẹ có thể khiến mẹ cảm thấy không thoải mái nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường trong quá trình mang thai. Em bé của bạn lúc này cũng hoàn toàn an toàn và cơ thể bé vẫn liên tục được cung cấp đủ oxy qua nhau thai của mẹ.
2. Khó thở thường bắt đầu khi nào?
Khó thở có thể bắt đầu trong ba tháng đầu của thai kỳ và sau đó nhịp thở cũng tăng lên. Trong giai đoạn mang thai thứ hai và thứ ba, tình trạng khó thở có thể tăng lên khi em bé ngày càng lớn dần lên trong bụng mẹ.
3. Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai?
Các hormone thai kỳ kích thích não tăng tần suất và độ sâu của hơi thở, vì vậy mẹ sẽ hấp thụ nhiều oxy hơn giúp cho em bé đang lớn trong bụng. Những kích thích tố đặc trưng của quá trình đó cũng làm sưng các mao mạch trong đường hô hấp và làm giãn các cơ của phổi và ống phế quản, khiến mẹ có cảm giác như đang bị hút gió trong lồng ngực. 
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung sẽ đẩy cơ hoành lên khi nó lớn lên, làm nén phổi lại. Do phổi bị hạn chế khả năng mở rộng hoàn toàn nên khi hít vào sẽ có cảm giác nặng nề như vừa chạy marathon. 
4. Các mẹ bầu thể làm gì về tình trạng khó thở khi mang thai?
Mặc dù không thể làm giảm hoàn toàn triệu chứng mang thai phổ biến này, nhưng có một số biện pháp có thể làm để giúp giảm bớt sự khó thở khi mang thai:
• Đứng thẳng nếu như có thể. Đây là tư thế thích hợp giúp phổi có nhiều không gian hơn để thực hiện công việc hô hấp.
• Ngủ nghiêng về phía bên trái: Ngủ nghiêng về bên trái là cách tốt nhất để lưu thông khí huyết khi mang thai và việc kê gối lên cũng có thể giúp giảm khó thở.
• Hạn chế thực hiện hoạt động nặng nhọc: Nếu cơ thể chắc chắn vẫn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày, hãy thực hiện còn nếu không, hãy dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy lắng nghe cơ thể và đừng cố gắng quá sức.
Khó thở khi mang thai 2
5. Khi nào tình trạng khó thở chấm dứt?
Mẹ có thể cảm thấy bớt khó thở hơn đáng kể vào cuối thai kỳ khi em bé lọt xuống khung xương chậu trước khi chuyển dạ bởi khi đó, không gian sẽ được giải phóng cho phổi có thể hô hấp bình thường. 
6. Khi nào nên gọi bác sĩ về tình trạng khó thở khi mang thai?
Nếu mẹ cảm thấy khó thở liên tục, hãy thử nói chuyện với bác sĩ. Khó thở đôi khi có thể do thiếu máu khi mang thai do sự cạn kiệt các tế bào hồng cầu mang oxy, vì vậy bác sĩ có thể cần kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể mẹ.
Ngoài ra, nếu mẹ cảm thấy rất khó thở và môi hoặc đầu ngón tay trở nên xanh xao, hoặc nếu mẹ bị đau ngực và mạch đập nhanh, đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mẹ cũng nên kiểm tra nếu đột nhiên cảm thấy khó thở hoặc khó thở không rõ nguyên nhân (ví dụ: đang ngồi xuống và thấy khó thở).
Khó thở khi mang thai 3
Trên đây là tất cả những thông tin mẹ cần biết về tình trạng khó thở khi mang thai. Mặc dù đa phần triệu chứng này là bình thường, nhưng nếu mẹ cảm thấy bất cứ một cảm giác nào kéo dài hoặc xảy ra đột ngột thì hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để có biện pháp theo dõi và xử lý kịp thời. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây