Liệu bạn có biết cách để trị đau họng tại nhà?
2023-10-24T13:52:02+07:00 2023-10-24T13:52:02+07:00 https://songkhoe360.vn/cay-thuoc-quy-quanh-ta/lieu-ban-co-biet-cach-de-tri-dau-hong-tai-nha-2484.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_10/lieu-ban-co-biet-cach-de-tri-dau-hong-tai-nha-4.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
24/10/2023 09:18 | Cây thuốc quý quanh ta
-
Đau họng là một bệnh phổ biến mà ai cũng gặp phải trong đời. Có trường hợp đau họng có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc tuy nhiên cũng có trường hợp người bị đau họng không được điều trị gây nguy hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến đau họng
Đau họng là một triệu chứng bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có viêm amidan, viêm họng cấp, viêm thanh quản,… hoặc do thói quen hàng ngày, từ môi trường sống,... khiến bệnh đau họng dễ tái phát.
Một số tác nhân gây đau họng có thể kể đến như:
• Thời tiết thay đổi đột ngột có thể từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
• Bị nhiễm lạnh: do tắm mưa hoặc ăn uống thức ăn để lạnh
• Ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp.
• Tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
• Uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng thường xuyên gây tác động lên họng.
• Nhiễm virus, vi khuẩn từ môi trường. Khi bị đau họng chúng ta nên và không nên ăn gì?
Khi bị viêm họng, cổ họng ta đang bị tổn thương, những loại thức ăn mềm và dễ nuốt sẽ giúp người bệnh không quá gặp khó khăn khi ăn.
• Các loại thực phẩm mềm như: bột ngũ cốc, yến mạch,...
• Các loại rau xanh đã được nấu chín, hoa quả đã chín mềm.
• Thức ăn nấu chín và ăn khi còn ấm nóng.
• Các loại sữa hoặc nước trái cây không chua. Không khuyến những người bị đau họng ăn những loại thực phẩm có tính kích thích niêm mạc hay khó nuốt như:
• Các đồ ăn cứng: bánh quy, bánh mì giòn,...
• Các loại đồ ăn có cay, có nhiều gia vị.
• Các loại đồ uống chua như cam, chanh,.. đồ uống có gas hay các đồ uống có chứa chất kích thích.
Một số cách trị đau họng tại nhà
• Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể xoa dịu cảm giác đau họng do muối có tính kháng khuẩn, tiệt trùng. Bạn nên sử dụng nước muối loãng để làm sạch miệng.
Bạn có thể mua nước muối dạng đóng chai sẵn tại các hiệu thuốc hoặc pha nước muối theo cách sau: Hòa tan muối với một lượng vừa đủ vào nước ấm (tránh pha mặn) và sử dụng hàng ngày, khoảng 3-4 lần/1 ngày đến khi cổ họng không còn còn thấy đau. • Ngậm hoặc uống nước ngâm mật ong và chanh đào: ngâm mật ong chanh đào để dùng khi cần đến cũng là một trong các cách được nhiều người áp dụng. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, trị viêm, chanh đào giàu vitamin C, có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn. Sự kết hợp giữa chanh đào, mật ong, đường phèn giúp giảm đau họng, long đờm, trị ho rất tốt. Bạn có thể tham khảo cách sau:
Chanh đào khoảng 1kg, rửa sạch, ngâm nước muối sau đó vớt ra để ráo nước. Thái chanh thành từng lát mỏng.
Cho chanh đào đã thái lát vào bình thủy tinh đã được làm sạch, lần lượt một lớp chanh đào, một lớp đường phèn, đến khi hết chanh đào thì đổ 1 lít mật ong lên lớp trên cùng rồi đậy kín nắp, ngâm từ khoảng 1 - 2 tháng là có thể dùng.
Khi đau họng, lấy 1 - 2 thìa cà phê nước mật ong chanh đào đường phèn đã ngâm để uống hoặc lấy miếng chanh đào đã ngâm để ngậm trong miệng. Hiệu quả trị đau họng nhanh chóng. • Uống nước húng chanh đường phèn: Húng chanh có nhiều công dụng như chữa viêm họng, chảy máu cam, trị cảm cúm,... Bạn có thể sử dụng húng chanh chữa đau họng theo cách sau:
Sử dụng lá húng chanh non, rửa sạch. Xay lá húng chanh hoặc giã lấy nước cốt, pha cùng nước uống để uống hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước cốt lá húng chanh thêm chút muối và đường phèn hấp cách thủy sẽ dễ uống hơn..
• Uống nước củ cải trắng: Y học cổ truyền cho rằng củ cải trắng hơi cay, vị ngọt, tính bình nên được dùng tiêu đờm, cải thiện các triệu chứng các bệnh liên quan đường hô hấp. Trong y học hiện đại, củ cải trắng có chứa Raphanin có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn nên có thể cải thiện các triệu chứng: sưng, đau họng,... Bạn có thể sử dụng theo cách sau:
Sử dụng của cải trắng tươi, gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.
Đun phần củ cải trắng đã cắt nhỏ với khoảng 800ml nước trong khoảng 15 phút. Sử dụng phần nước đã đun để uống. • Uống nước gừng mật ong: Trong Đông y, củ gừng có tính ấm, vị cay bổ phế, an vị, khỏi ho. Mặt khác, gừng còn có thể giải độc, trị cảm mạo, chữa nôn mửa,... Bạn có thể tham khảo cách kết hợp sau:
Gọt vỏ gừng tươi, rửa sạch, đập dập sau đó ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút.
Lấy phần nước gừng đã ngâm, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống cho thêm 1 thìa nhỏ mật ong và lát chanh tươi để đạt hiệu quả trị đau họng tốt nhất.
• Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu tình trạng đau họng khiến việc nuốt đồ ăn thức uống khó khăn bạn có thể mua viên kẹo ngậm đau họng được bán ở các hiệu thuốc.
Viêm họng là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều lứa tuổi, các cách hỗ trợ điều trị đau họng tại nhà thường khi bệnh nhẹ hoặc trung bình. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng hay có các triệu chứng tăng nặng, bệnh nhân nên được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đau họng là một triệu chứng bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có viêm amidan, viêm họng cấp, viêm thanh quản,… hoặc do thói quen hàng ngày, từ môi trường sống,... khiến bệnh đau họng dễ tái phát.
Một số tác nhân gây đau họng có thể kể đến như:
• Thời tiết thay đổi đột ngột có thể từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
• Bị nhiễm lạnh: do tắm mưa hoặc ăn uống thức ăn để lạnh
• Ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp.
• Tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
• Uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng thường xuyên gây tác động lên họng.
• Nhiễm virus, vi khuẩn từ môi trường. Khi bị đau họng chúng ta nên và không nên ăn gì?
Khi bị viêm họng, cổ họng ta đang bị tổn thương, những loại thức ăn mềm và dễ nuốt sẽ giúp người bệnh không quá gặp khó khăn khi ăn.
• Các loại thực phẩm mềm như: bột ngũ cốc, yến mạch,...
• Các loại rau xanh đã được nấu chín, hoa quả đã chín mềm.
• Thức ăn nấu chín và ăn khi còn ấm nóng.
• Các loại sữa hoặc nước trái cây không chua. Không khuyến những người bị đau họng ăn những loại thực phẩm có tính kích thích niêm mạc hay khó nuốt như:
• Các đồ ăn cứng: bánh quy, bánh mì giòn,...
• Các loại đồ ăn có cay, có nhiều gia vị.
• Các loại đồ uống chua như cam, chanh,.. đồ uống có gas hay các đồ uống có chứa chất kích thích.
Một số cách trị đau họng tại nhà
• Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể xoa dịu cảm giác đau họng do muối có tính kháng khuẩn, tiệt trùng. Bạn nên sử dụng nước muối loãng để làm sạch miệng.
Bạn có thể mua nước muối dạng đóng chai sẵn tại các hiệu thuốc hoặc pha nước muối theo cách sau: Hòa tan muối với một lượng vừa đủ vào nước ấm (tránh pha mặn) và sử dụng hàng ngày, khoảng 3-4 lần/1 ngày đến khi cổ họng không còn còn thấy đau. • Ngậm hoặc uống nước ngâm mật ong và chanh đào: ngâm mật ong chanh đào để dùng khi cần đến cũng là một trong các cách được nhiều người áp dụng. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, trị viêm, chanh đào giàu vitamin C, có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn. Sự kết hợp giữa chanh đào, mật ong, đường phèn giúp giảm đau họng, long đờm, trị ho rất tốt. Bạn có thể tham khảo cách sau:
Chanh đào khoảng 1kg, rửa sạch, ngâm nước muối sau đó vớt ra để ráo nước. Thái chanh thành từng lát mỏng.
Cho chanh đào đã thái lát vào bình thủy tinh đã được làm sạch, lần lượt một lớp chanh đào, một lớp đường phèn, đến khi hết chanh đào thì đổ 1 lít mật ong lên lớp trên cùng rồi đậy kín nắp, ngâm từ khoảng 1 - 2 tháng là có thể dùng.
Khi đau họng, lấy 1 - 2 thìa cà phê nước mật ong chanh đào đường phèn đã ngâm để uống hoặc lấy miếng chanh đào đã ngâm để ngậm trong miệng. Hiệu quả trị đau họng nhanh chóng. • Uống nước húng chanh đường phèn: Húng chanh có nhiều công dụng như chữa viêm họng, chảy máu cam, trị cảm cúm,... Bạn có thể sử dụng húng chanh chữa đau họng theo cách sau:
Sử dụng lá húng chanh non, rửa sạch. Xay lá húng chanh hoặc giã lấy nước cốt, pha cùng nước uống để uống hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước cốt lá húng chanh thêm chút muối và đường phèn hấp cách thủy sẽ dễ uống hơn..
• Uống nước củ cải trắng: Y học cổ truyền cho rằng củ cải trắng hơi cay, vị ngọt, tính bình nên được dùng tiêu đờm, cải thiện các triệu chứng các bệnh liên quan đường hô hấp. Trong y học hiện đại, củ cải trắng có chứa Raphanin có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn nên có thể cải thiện các triệu chứng: sưng, đau họng,... Bạn có thể sử dụng theo cách sau:
Sử dụng của cải trắng tươi, gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.
Đun phần củ cải trắng đã cắt nhỏ với khoảng 800ml nước trong khoảng 15 phút. Sử dụng phần nước đã đun để uống. • Uống nước gừng mật ong: Trong Đông y, củ gừng có tính ấm, vị cay bổ phế, an vị, khỏi ho. Mặt khác, gừng còn có thể giải độc, trị cảm mạo, chữa nôn mửa,... Bạn có thể tham khảo cách kết hợp sau:
Gọt vỏ gừng tươi, rửa sạch, đập dập sau đó ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút.
Lấy phần nước gừng đã ngâm, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống cho thêm 1 thìa nhỏ mật ong và lát chanh tươi để đạt hiệu quả trị đau họng tốt nhất.
• Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu tình trạng đau họng khiến việc nuốt đồ ăn thức uống khó khăn bạn có thể mua viên kẹo ngậm đau họng được bán ở các hiệu thuốc.
Viêm họng là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều lứa tuổi, các cách hỗ trợ điều trị đau họng tại nhà thường khi bệnh nhẹ hoặc trung bình. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng hay có các triệu chứng tăng nặng, bệnh nhân nên được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng