Cụ bà ở Hà Nội chuyển 15 tỷ đồng cho kẻ giả danh công an và bài học “xương máu”
2024-05-13T09:32:04+07:00 2024-05-13T09:32:04+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao-59/cu-ba-o-ha-noi-chuyen-15-ty-dong-cho-ke-gia-danh-cong-an-va-bai-hoc-xuong-mau-3697.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_05/cu-ba-o-ha-noi-chuyen-15-ty-dong-cho-ke-gia-danh-cong-an-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/05/2024 08:42 | Cảnh báo
-
Đối tượng gọi điện đến cho bà P. rồi tự giới thiệu mình là Công an và nói căn cước công dân của bà có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền, nếu bà không chứng minh được mình không liên quan thì vài ngày nữa bà sẽ bị bắt…
Đối tượng đã yêu cầu bà P. chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng. Bà P. đã thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền là 15 tỉ đồng. Sau đó, biết mình đã bị lừa nên bà đến cơ quan Công an trình báo.
Một người dành dụm cả đời mới được số tiền lớn như vậy, chỉ trong phút chốc bốc hơi. Kẻ lừa đảo ôm 15 tỉ đồng nhẹ nhàng chỉ bằng một cuộc điện thoại. Nạn nhân mất tiền quá đau, đã báo công an nhưng chuyện truy tìm ra thủ phạm là khó có hy vọng.
Rất nhiều vụ tương tự, thủ phạm có số điện thoại, tài khoản để lừa chuyển tiền, nhưng bắt được thủ phạm là không dễ, vì bọn lừa đảo rất nhiều mánh khóe để xóa dấu vết.
Quá nhiều vụ giả danh công an gọi điện đe dọa nạn nhân dính tới ma túy, rửa tiền để lừa đảo, báo chí đưa tin thường xuyên, công an lên tiếng cảnh báo, nhưng vẫn có nhiều người bị lừa.
Người lớn tuổi thiếu thông tin, là đối tượng dễ bị lừa nhất, nên mỗi gia đình cũng phải tự biết cách đề phòng. Con cái, cháu chắt dặn dò cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi không tin vào những kẻ gọi điện thoại tự xưng là công an, chỉ rõ đó là bọn lừa đảo. Công thức cũ, bải học cũ
Thực tế, thủ đoạn giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác và sập bẫy của kẻ xấu.
Theo lời kể của nhiều nạn nhân thì thủ đoạn của những đối tượng trên là những ứng dụng có giao diện giống với ứng dụng cổng dịch vụ công.
Nhằm tăng thêm uy tín thực hiện hành vi lừa đảo, chúng giả danh là cán bộ công an phường/công an quận, thông báo: Căn cước công dân chưa được đồng bộ dữ liệu đất đai; chưa cập nhật thông tin thẻ bảo hiểm y tế; cập nhật thông tin bằng lái xe chưa thành công…
Mánh khóe của chúng là yêu cầu "con mồi" cập nhật qua mạng với muôn vàn lý do: Công an quận phải hoàn thành công việc ngay trong ngày; có thể cập nhật trực tiếp trên ứng dụng; cài phần mềm để lấy số thứ tự nhanh... Đối tượng sẽ dẫn dắt người dân cài đặt ứng dụng giả mạo về điện thoại hoặc truy cập vào đường link cài đặt ứng dụng giả mạo gần giống với cổng dịch vụ công".
Khi đó mã độc sẽ song song được tải về điện thoại, cho phép đối tượng truy cập vào thiết bị để hoạt động truy cập dữ liệu, chụp ảnh màn hình, đọc tin nhắn, đặc biệt là quyền trợ năng để chiếm quyền điều khiển điện thoại.
Chiếm được quyền điều khiển điện thoại, các đối tượng lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng và mã OTP giao dịch, thực hiện các lệnh chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản.
Để tránh trở thành nạn nhân của chiêu trò trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng. Cảnh sát đề nghị, người dân không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại.
Nhà chức trách khuyến cáo mọi người cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm; tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.
Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cũng nên đọc kỹ thông tin, đừng vội đồng ý tất cả các điều khoản. Chỉ truy cập, tải và cài đặt ứng dụng chính thức thông qua Google Play và Apple Store, kiểm tra thông tin cẩn thận.
Cảnh sát cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác; không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.
Một người dành dụm cả đời mới được số tiền lớn như vậy, chỉ trong phút chốc bốc hơi. Kẻ lừa đảo ôm 15 tỉ đồng nhẹ nhàng chỉ bằng một cuộc điện thoại. Nạn nhân mất tiền quá đau, đã báo công an nhưng chuyện truy tìm ra thủ phạm là khó có hy vọng.
Rất nhiều vụ tương tự, thủ phạm có số điện thoại, tài khoản để lừa chuyển tiền, nhưng bắt được thủ phạm là không dễ, vì bọn lừa đảo rất nhiều mánh khóe để xóa dấu vết.
Quá nhiều vụ giả danh công an gọi điện đe dọa nạn nhân dính tới ma túy, rửa tiền để lừa đảo, báo chí đưa tin thường xuyên, công an lên tiếng cảnh báo, nhưng vẫn có nhiều người bị lừa.
Người lớn tuổi thiếu thông tin, là đối tượng dễ bị lừa nhất, nên mỗi gia đình cũng phải tự biết cách đề phòng. Con cái, cháu chắt dặn dò cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi không tin vào những kẻ gọi điện thoại tự xưng là công an, chỉ rõ đó là bọn lừa đảo. Công thức cũ, bải học cũ
Thực tế, thủ đoạn giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác và sập bẫy của kẻ xấu.
Theo lời kể của nhiều nạn nhân thì thủ đoạn của những đối tượng trên là những ứng dụng có giao diện giống với ứng dụng cổng dịch vụ công.
Nhằm tăng thêm uy tín thực hiện hành vi lừa đảo, chúng giả danh là cán bộ công an phường/công an quận, thông báo: Căn cước công dân chưa được đồng bộ dữ liệu đất đai; chưa cập nhật thông tin thẻ bảo hiểm y tế; cập nhật thông tin bằng lái xe chưa thành công…
Mánh khóe của chúng là yêu cầu "con mồi" cập nhật qua mạng với muôn vàn lý do: Công an quận phải hoàn thành công việc ngay trong ngày; có thể cập nhật trực tiếp trên ứng dụng; cài phần mềm để lấy số thứ tự nhanh... Đối tượng sẽ dẫn dắt người dân cài đặt ứng dụng giả mạo về điện thoại hoặc truy cập vào đường link cài đặt ứng dụng giả mạo gần giống với cổng dịch vụ công".
Khi đó mã độc sẽ song song được tải về điện thoại, cho phép đối tượng truy cập vào thiết bị để hoạt động truy cập dữ liệu, chụp ảnh màn hình, đọc tin nhắn, đặc biệt là quyền trợ năng để chiếm quyền điều khiển điện thoại.
Chiếm được quyền điều khiển điện thoại, các đối tượng lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng và mã OTP giao dịch, thực hiện các lệnh chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản.
Để tránh trở thành nạn nhân của chiêu trò trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng. Cảnh sát đề nghị, người dân không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại.
Nhà chức trách khuyến cáo mọi người cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm; tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.
Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cũng nên đọc kỹ thông tin, đừng vội đồng ý tất cả các điều khoản. Chỉ truy cập, tải và cài đặt ứng dụng chính thức thông qua Google Play và Apple Store, kiểm tra thông tin cẩn thận.
Cảnh sát cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác; không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng