Tuyệt chiêu tự chữa "nước ăn chân" khi mùa mưa tới
2023-07-27T12:04:36+07:00 2023-07-27T12:04:36+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/tuyet-chieu-tu-chua-nuoc-an-chan-khi-mua-mua-toi-1754.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/tuyet-chieu-tu-chua-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
27/07/2023 11:34 | Bệnh thường gặp
-
Hỏi: Chương trình ơi, tôi hay bị nước ăn chân lắm, nhất là khi mùa mưa đang tới. Vấn đề này nói lớn không lớn, nhỏ không nhỏ. Đi BV thì cũng mắc cười, nên xin hỏi Songkhoe360.vn cách tự chữa nước ăn chân ở nhà với ạ. Xin cảm ơn!(Khán giả giấu tên - TP.HCM)Đáp:
Đúng là mùa mưa đến cũng là lúc rất nhiều người bị nước ăn chân chứ không riêng gì bạn khán giả gửi câu hỏi về đâu ạ. Sau đây, xin mách bạn vài mẹo nhỏ để tự chữa nước ăn chân tại nhà nhé.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu tràm trà có thể tiêu diệt một số loại nấm. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho những người bị nhiễm nấm da.
Tuy nhiên, khi sử dụng dầu tràm trà, bạn cần phải thận trọng vì dầu này với tỷ lệ đậm đặc (chưa được pha loãng) có thể gây kích ứng. Tốt nhất là bạn nên nhỏ một vài giọt dầu dừa hay dầu ô liu để trung hòa rồi xoa lên vùng bị nước ăn chân. Tỏi chữa nước ăn chân
Từ xưa đến nay, tỏi đã được sử dụng trong Đông y và Tây y để chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như Candida.
Để tận dụng tối đa hiệu quả của tỏi trong việc chữa trị bệnh, bạn có thể ngâm chân bằng cách nghiền nát 3 - 4 tép tỏi và cho vào chậu nước ấm rồi ngâm chân trong 30 phút, 2 lần/ngày tối đa trong vòng 1 tuần. Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chà xát trực tiếp 4 - 5 nhánh tỏi đã đập dập lên vùng da bị nước ăn chân 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da dễ bị kích ứng thì cần phải thận trọng khi sử dụng phương pháp này. Baking soda
Cách sử dụng baking soda để ngăn ngừa và điều trị các bệnh nấm trên da rất đơn giản. Bạn chỉ cần trộn 1/2 cốc baking soda vào chậu nước ấm và ngâm chân trong hỗn hợp từ 15 - 20 phút.
Sau khi ngâm xong, lấy một chiếc khăn bông mềm để thấm khô từng kẽ ngón chân và không cần rửa chân lại.
Lưu ý: Nếu bạn đang mắc các bệnh liên quan đến da như eczema, viêm da cơ địa hoặc da nhạy cảm, bạn nên cẩn thận để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương da hoặc không nên sử dụng Muối biển
Trong số nhiều phương pháp chữa trị nước ăn chân, muối biển được xem như một biện pháp tự nhiên giúp điều trị hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng muối biển để tạo ra hỗn hợp sệt bằng cách trộn với giấm, hoặc hòa tan một cốc muối biển vào nước ấm và ngâm chân trong ít nhất 20 phút rồi lau khô mà không cần rửa vùng chân bị nước ăn chân lại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các biện pháp trên không thể thay thế cho các phương pháp chữa bệnh được bác sĩ chỉ định.
Ngoài ra, không nên lạm dụng ngâm chân quá nhiều bởi môi trường da có độ ẩm cao thường xuyên cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, đặc biệt là để chân còn ẩm ướt đã bôi thuốc.
Bạn cũng không nên ngâm rửa chân trong trường hợp vết nước ăn chân bị loét, chảy dịch mà nên dùng khăn mềm thấm sạch tới khi khô rồi bôi thuốc. Nếu bôi thuốc chữa nước ăn chân, nên bôi một lượng vừa phải, không bôi quá ít hoặc quá nhiều để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Nếu bạn cho rằng mình bị nước ăn chân và tình trạng bệnh không thuyên giảm sau 1 tuần điều trị tại nhà, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu tràm trà có thể tiêu diệt một số loại nấm. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho những người bị nhiễm nấm da.
Tuy nhiên, khi sử dụng dầu tràm trà, bạn cần phải thận trọng vì dầu này với tỷ lệ đậm đặc (chưa được pha loãng) có thể gây kích ứng. Tốt nhất là bạn nên nhỏ một vài giọt dầu dừa hay dầu ô liu để trung hòa rồi xoa lên vùng bị nước ăn chân. Tỏi chữa nước ăn chân
Từ xưa đến nay, tỏi đã được sử dụng trong Đông y và Tây y để chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như Candida.
Để tận dụng tối đa hiệu quả của tỏi trong việc chữa trị bệnh, bạn có thể ngâm chân bằng cách nghiền nát 3 - 4 tép tỏi và cho vào chậu nước ấm rồi ngâm chân trong 30 phút, 2 lần/ngày tối đa trong vòng 1 tuần. Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chà xát trực tiếp 4 - 5 nhánh tỏi đã đập dập lên vùng da bị nước ăn chân 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da dễ bị kích ứng thì cần phải thận trọng khi sử dụng phương pháp này. Baking soda
Cách sử dụng baking soda để ngăn ngừa và điều trị các bệnh nấm trên da rất đơn giản. Bạn chỉ cần trộn 1/2 cốc baking soda vào chậu nước ấm và ngâm chân trong hỗn hợp từ 15 - 20 phút.
Sau khi ngâm xong, lấy một chiếc khăn bông mềm để thấm khô từng kẽ ngón chân và không cần rửa chân lại.
Lưu ý: Nếu bạn đang mắc các bệnh liên quan đến da như eczema, viêm da cơ địa hoặc da nhạy cảm, bạn nên cẩn thận để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương da hoặc không nên sử dụng Muối biển
Trong số nhiều phương pháp chữa trị nước ăn chân, muối biển được xem như một biện pháp tự nhiên giúp điều trị hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng muối biển để tạo ra hỗn hợp sệt bằng cách trộn với giấm, hoặc hòa tan một cốc muối biển vào nước ấm và ngâm chân trong ít nhất 20 phút rồi lau khô mà không cần rửa vùng chân bị nước ăn chân lại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các biện pháp trên không thể thay thế cho các phương pháp chữa bệnh được bác sĩ chỉ định.
Ngoài ra, không nên lạm dụng ngâm chân quá nhiều bởi môi trường da có độ ẩm cao thường xuyên cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, đặc biệt là để chân còn ẩm ướt đã bôi thuốc.
Bạn cũng không nên ngâm rửa chân trong trường hợp vết nước ăn chân bị loét, chảy dịch mà nên dùng khăn mềm thấm sạch tới khi khô rồi bôi thuốc. Nếu bôi thuốc chữa nước ăn chân, nên bôi một lượng vừa phải, không bôi quá ít hoặc quá nhiều để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Nếu bạn cho rằng mình bị nước ăn chân và tình trạng bệnh không thuyên giảm sau 1 tuần điều trị tại nhà, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng