Tăng Kali máu và biện pháp điều chỉnh mức kali trong cơ thể
2023-02-27T12:29:02+07:00 2023-02-27T12:29:02+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/tang-kali-mau-va-bien-phap-dieu-chinh-muc-kali-trong-co-the-668.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/tang-kali-mau-va-bien-phap-dieu-chinh-muc-kali-trong-co-the-4.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
27/02/2023 12:23 | Bệnh thường gặp
-
Mặc dù kali là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể có một trái tim, cơ bắp khỏe mạnh, nhưng nếu dư thừa lượng kali trong máu cũng sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Tăng kali máu là thuật ngữ y tế khi nồng độ kali trong máu quá cao và có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị. Sự cân bằng giữa natri và kali rất quan trọng đối với các tín hiệu điện kiểm soát nhịp đập của tim. Nếu lượng kali cao trong thời gian dài, nhịp tim bất thường nguy hiểm (loạn nhịp tim) có thể xảy ra.
Cơ thể chúng ta duy trì sự kiểm soát chặt chẽ lượng kali huyết thanh bằng cách ruột hấp thụ kali trong chế độ ăn uống và thận bài tiết hiệu quả lượng dư thừa qua nước tiểu.
1. Các nguyên nhân phổ biến nhất của việc kali cao bao gồm:
• Suy thận
• Ăn quá nhiều thực phẩm chứa kali
• Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung chứa kali
• Mất nước 2. Triệu chứng của việc tăng kali trong máu
Thông thường, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng kali máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có các biểu hiện sau, nguyên nhân có thể do lượng kali dư thừa trong cơ thể.
• Tim đập nhanh
• Buồn nôn
• Yếu cơ
• Cảm giác ngứa ran, tê hoặc bỏng bất thường thường thấy ở bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân
Đa phần các triệu chứng này không kéo dài, do đó khó có thể nhận biết được điều gì không ổn với cơ thể. Cách tốt nhất để chẩn đoán tăng kali máu là xét nghiệm máu. Nếu kali trong máu của bạn >5,0 thì cơ thể bị mất cân bằng kali. 3. Làm thế nào để giảm mức kali
Các lựa chọn điều trị tăng kali máu mãn tính có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc, loại bỏ thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống của bạn.
• Xem xét tác dụng phụ của thuốc với chuyên gia
Một số loại thuốc có tác dụng phụ là ngăn cản thận loại bỏ đủ kali ví dụ như một số loại thuốc huyết áp thường được kê đơn có thể khiến thận giữ lại kali. Do đó, với những người uống các loại thuốc này cần kiểm tra nồng độ kali định kỳ.
• Bổ sung nước (thuốc lợi tiểu)
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể, việc uống nước hoặc bổ sung các loại thuốc lợi tiểu là một phương pháp vô cùng dễ dàng. Nó sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều kali hơn qua nước tiểu, khiến lượng kali được kiểm soát ở mức cân bằng.
• Thực hiện chế độ ăn ít kali
• Các thực phẩm ít kali bao gồm:
+ Táo, quả mọng, dứa, dưa hấu, bưởi, đào, mận,
+ Đậu xanh, đậu hà lan, cải xoăn, rau xà lách, bắp cải, cà tím, hành, ngô tươi, măng tây
+ Trứng, cá ngừ
+ Gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống trắng
+ Cà phê đen, trà, trà thảo mộc, sữa gạo, nước
Đối với các loại rau có hàm lượng kali cao như khoai tây, khoai lang và rau bina có thể giảm tác dụng của chúng đối với cơ thể bằng cách cắt, gọt vỏ và ngâm trong nước trong hai giờ. Sau khi ngâm hãy đun sôi rau trong vài phút.
• Tránh thực phẩm giàu kali: 200 mg kali trở lên mỗi khẩu phần:
+ Chuối, bơ, cam, dưa lưới, quả mơ khô (và các loại trái cây sấy khô khác)
+ Bí đao, cà chua, khoai tây trắng và khoai lang, rau chân vịt, đậu và đậu lăng
+ Thịt, gia cầm
+ Nước cam, nước mơ, nước dừa, bia, rượu Thuốc lợi tiểu là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để loại bỏ lượng kali dư thừa trong cơ thể. Trong trường hợp có sử dụng các loại thuốc điều trị ngăn cản việc bài tiết kali, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi loại thuốc hoặc có những biện pháp kiểm soát, điều chỉnh lượng kali cho phù hợp.
1. Các nguyên nhân phổ biến nhất của việc kali cao bao gồm:
• Suy thận
• Ăn quá nhiều thực phẩm chứa kali
• Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung chứa kali
• Mất nước 2. Triệu chứng của việc tăng kali trong máu
Thông thường, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng kali máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có các biểu hiện sau, nguyên nhân có thể do lượng kali dư thừa trong cơ thể.
• Tim đập nhanh
• Buồn nôn
• Yếu cơ
• Cảm giác ngứa ran, tê hoặc bỏng bất thường thường thấy ở bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân
Đa phần các triệu chứng này không kéo dài, do đó khó có thể nhận biết được điều gì không ổn với cơ thể. Cách tốt nhất để chẩn đoán tăng kali máu là xét nghiệm máu. Nếu kali trong máu của bạn >5,0 thì cơ thể bị mất cân bằng kali. 3. Làm thế nào để giảm mức kali
Các lựa chọn điều trị tăng kali máu mãn tính có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc, loại bỏ thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống của bạn.
• Xem xét tác dụng phụ của thuốc với chuyên gia
Một số loại thuốc có tác dụng phụ là ngăn cản thận loại bỏ đủ kali ví dụ như một số loại thuốc huyết áp thường được kê đơn có thể khiến thận giữ lại kali. Do đó, với những người uống các loại thuốc này cần kiểm tra nồng độ kali định kỳ.
• Bổ sung nước (thuốc lợi tiểu)
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể, việc uống nước hoặc bổ sung các loại thuốc lợi tiểu là một phương pháp vô cùng dễ dàng. Nó sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều kali hơn qua nước tiểu, khiến lượng kali được kiểm soát ở mức cân bằng.
• Thực hiện chế độ ăn ít kali
• Các thực phẩm ít kali bao gồm:
+ Táo, quả mọng, dứa, dưa hấu, bưởi, đào, mận,
+ Đậu xanh, đậu hà lan, cải xoăn, rau xà lách, bắp cải, cà tím, hành, ngô tươi, măng tây
+ Trứng, cá ngừ
+ Gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống trắng
+ Cà phê đen, trà, trà thảo mộc, sữa gạo, nước
Đối với các loại rau có hàm lượng kali cao như khoai tây, khoai lang và rau bina có thể giảm tác dụng của chúng đối với cơ thể bằng cách cắt, gọt vỏ và ngâm trong nước trong hai giờ. Sau khi ngâm hãy đun sôi rau trong vài phút.
• Tránh thực phẩm giàu kali: 200 mg kali trở lên mỗi khẩu phần:
+ Chuối, bơ, cam, dưa lưới, quả mơ khô (và các loại trái cây sấy khô khác)
+ Bí đao, cà chua, khoai tây trắng và khoai lang, rau chân vịt, đậu và đậu lăng
+ Thịt, gia cầm
+ Nước cam, nước mơ, nước dừa, bia, rượu Thuốc lợi tiểu là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để loại bỏ lượng kali dư thừa trong cơ thể. Trong trường hợp có sử dụng các loại thuốc điều trị ngăn cản việc bài tiết kali, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi loại thuốc hoặc có những biện pháp kiểm soát, điều chỉnh lượng kali cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng