Những biểu hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em như thế nào ?
2023-02-06T18:40:11+07:00 2023-02-06T18:40:11+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/nhung-bieu-hien-benh-tieu-duong-o-tre-em-nhu-the-nao-560.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/benh-tieu-duong-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
06/02/2023 18:29 | Bệnh thường gặp
-
Tiểu đường vốn dĩ được xem là căn bệnh của những người béo phì, thừa cân hoặc những người cao tuổi, thường có lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, không được chủ quan trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Vậy dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì?
1. Các loại tiểu đường
Tiểu đường là 1 căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại khi con người thường có xu hướng ăn thoải mái mà không kiểm soát. Đây là tình trạng bệnh lý, bệnh tự miễn dịch phá hủy các tế bào của tuyến tụy, khiến cho tuyến điều khiển nội tiết tố này sản xuất ít insulin - 1 hormone làm cân bằng lượng đường trong máu (đường huyết). Khi tuyến tụy không thể làm đúng được chứng năng của mình nhưng lượng máu vẫn tăng cao 1 cách mãn tính, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề và là bệnh tiểu đường. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng suy thận và các bệnh lý về tim mạch.
Tiểu đường chia làm 2 dạng chính: Tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2
Tiểu đường loại 1: Bệnh tiểu đường loại 1 là loại phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm 2/3 tổng số ca mắc mới ở trẻ em thuộc mọi nhóm dân tộc. Đây là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 1 trên 350 trẻ em ở độ tuổi 18; tỷ lệ này đã tăng lên gần đây, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Mặc dù loại 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất ở độ tuổi từ 4 đến 6 hoặc 10 và 14 tuổi. Ở trẻ em, yếu tố di truyền từ bố mẹ chiếm khoảng 10-20%. Hầu hết trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều không được chẩn đoán sớm, bệnh được phát hiện khi các triệu chứng đã quá rõ ràng.
Tiểu đường loại 2: thường hiếm gặp ở trẻ em. Tiểu đường type 2 xảy ra ở người thừa cân, béo phì hay ăn chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Ngoài ra, còn có 1 loại nữa gọi là tiền tiểu đường. Đây là khi insulin vẫn hoạt động để điều chỉnh lượng đường có trong máu nhưng hoạt động không đủ hiệu quả, dẫn đến tình trạng đường huyết vẫn khá cao.
Đây cũng là 1 căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, bao gồm rối loạn mỡ máu, điều hòa giảm glucose, tăng huyết áp, béo phì.
2. Trẻ em có thể mắc tiểu đường loại mấy?
Trẻ em thường mắc tiểu đường loại 1. Đây là 1 tình trạng khá phổ biến khi cứ khoảng 350 em thì có 1 em mắc tiểu đường loại 1. Tỉ lệ mắc ngày càng tăng trong xã hội hiện đại khi nhiều đứa trẻ trở nên thừa cân, béo phì.
Tuy nhiên, không thể loại bỏ trường hợp thứ 2. Một số trường hợp trẻ vị thành niên vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2 do ăn uống không đúng cách, ăn nhiều, chế độ dinh dưỡng chứa quá nhiều tinh bột và chất béo. Thói quen ít tập thể dục cũng được cho là liên quan đến tình trạng bệnh lý này.
3. Những biểu hiện của bệnh tiểu đường ở trẻ em
Đi tiểu thường xuyên
Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng khôi phục lại sự cân bằng bằng cách bài tiết lượng đường dư thừa trong nước tiểu (glucosuria), khiến cơ thể bài tiết nhiều nước, dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Khi trẻ mặc tã, cha mẹ có thể thấy tã dễ bị úng hơn bình thường
Khát nước
Trẻ bị tiểu đường tuýp 1 cần đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước nhiều hơn. Đi tiểu thường xuyên ở trẻ em có thể dẫn đến mất cân bằng chất lỏng và mất nước, vì vậy ngay cả khi con bạn uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác, con bạn vẫn cảm thấy vô cùng khát nước và khó làm dịu cơn khát.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em tăng ham muốn thèm ăn
Cơ thể dựa vào insulin để vận chuyển đường vào tế bào, nơi các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng. Không có đủ insulin, các mô cơ thể bị thiếu năng lượng để hoạt động, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và đói liên tục.
Đối với các trẻ nhỏ hơn, trong độ tuổi 1-3, trẻ khi đói sẽ không thể thể hiện cơn đói của mình 1 cách chính xác và thường có những hành động bất thường gây sự chú ý như khóc ré lên, quấy khóc ầm ĩ.
Mệt mỏi, uể ỏa
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường thường không có đủ năng lượng để duy trì cơ thể cả ngày. Lí do là vì khi đó, các tế bào của trẻ không được cung cấp đủ năng lượng, đường để chuyển hóa thành năng lượng. Trẻ vị thành niên mệt mỏi có thể được nhìn thấy thông qua các biểu hiện như lờ đà lờ đờ, buồn ngủ, ngủ nhiều, thiếu năng lượng.
Thay đổi tầm nhìn nhanh chóng
Trẻ vị thành niên mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường bị thay đổi thị lực, thị lực trở nên kém đi và mờ do lượng đường quá nhiều trong máu gây tổn thương các mạch máu, trong đó có cả các mạch máu dẫn tới võng mạc của mắt.
Chữa lành vết thương kém
Insulin cần thiết để vận chuyển axit amin (các khối xây dựng cấu trúc của protein) vào tế bào. Bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không có đủ insulin, quá trình phân hủy protein sẽ tăng lên. Sự phân hủy protein trong cơ thể làm giảm khả năng chữa lành và sửa chữa các tế bào bị hư hỏng. Do đó, trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 lành vết thương chậm hơn, dễ bị bầm tím do chấn thương và thời gian phục hồi lâu hơn.
Vấn đề về hô hấp
Toan chuyển hóa phá vỡ cân bằng pH tự nhiên của cơ thể vì xeton làm cho máu có tính axit (pH thấp hơn). Để khôi phục lại độ pH bình thường, cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhịp hô hấp, làm tăng độ pH của máu bằng cách tăng nồng độ oxy, nhưng điều này làm giảm lượng carbon dioxide. Hậu quả là trẻ phải thở khó khăn, thở gấp.
Tất nhiên, bệnh tiểu đường xuất hiện ở trẻ em là rất ít, chủ yếu thường thấy ở người trưởng thành. Nhưng không phải là không có. Vậyhãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường ở trẻ em để có phương pháp điều trị kịp thời.
Tiểu đường là 1 căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại khi con người thường có xu hướng ăn thoải mái mà không kiểm soát. Đây là tình trạng bệnh lý, bệnh tự miễn dịch phá hủy các tế bào của tuyến tụy, khiến cho tuyến điều khiển nội tiết tố này sản xuất ít insulin - 1 hormone làm cân bằng lượng đường trong máu (đường huyết). Khi tuyến tụy không thể làm đúng được chứng năng của mình nhưng lượng máu vẫn tăng cao 1 cách mãn tính, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề và là bệnh tiểu đường. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng suy thận và các bệnh lý về tim mạch.
Tiểu đường loại 1: Bệnh tiểu đường loại 1 là loại phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm 2/3 tổng số ca mắc mới ở trẻ em thuộc mọi nhóm dân tộc. Đây là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 1 trên 350 trẻ em ở độ tuổi 18; tỷ lệ này đã tăng lên gần đây, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Mặc dù loại 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất ở độ tuổi từ 4 đến 6 hoặc 10 và 14 tuổi. Ở trẻ em, yếu tố di truyền từ bố mẹ chiếm khoảng 10-20%. Hầu hết trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều không được chẩn đoán sớm, bệnh được phát hiện khi các triệu chứng đã quá rõ ràng.
Tiểu đường loại 2: thường hiếm gặp ở trẻ em. Tiểu đường type 2 xảy ra ở người thừa cân, béo phì hay ăn chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Ngoài ra, còn có 1 loại nữa gọi là tiền tiểu đường. Đây là khi insulin vẫn hoạt động để điều chỉnh lượng đường có trong máu nhưng hoạt động không đủ hiệu quả, dẫn đến tình trạng đường huyết vẫn khá cao.
Đây cũng là 1 căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, bao gồm rối loạn mỡ máu, điều hòa giảm glucose, tăng huyết áp, béo phì.
2. Trẻ em có thể mắc tiểu đường loại mấy?
Trẻ em thường mắc tiểu đường loại 1. Đây là 1 tình trạng khá phổ biến khi cứ khoảng 350 em thì có 1 em mắc tiểu đường loại 1. Tỉ lệ mắc ngày càng tăng trong xã hội hiện đại khi nhiều đứa trẻ trở nên thừa cân, béo phì.
Tuy nhiên, không thể loại bỏ trường hợp thứ 2. Một số trường hợp trẻ vị thành niên vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2 do ăn uống không đúng cách, ăn nhiều, chế độ dinh dưỡng chứa quá nhiều tinh bột và chất béo. Thói quen ít tập thể dục cũng được cho là liên quan đến tình trạng bệnh lý này.
Đi tiểu thường xuyên
Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng khôi phục lại sự cân bằng bằng cách bài tiết lượng đường dư thừa trong nước tiểu (glucosuria), khiến cơ thể bài tiết nhiều nước, dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Khi trẻ mặc tã, cha mẹ có thể thấy tã dễ bị úng hơn bình thường
Khát nước
Trẻ bị tiểu đường tuýp 1 cần đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước nhiều hơn. Đi tiểu thường xuyên ở trẻ em có thể dẫn đến mất cân bằng chất lỏng và mất nước, vì vậy ngay cả khi con bạn uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác, con bạn vẫn cảm thấy vô cùng khát nước và khó làm dịu cơn khát.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em tăng ham muốn thèm ăn
Cơ thể dựa vào insulin để vận chuyển đường vào tế bào, nơi các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng. Không có đủ insulin, các mô cơ thể bị thiếu năng lượng để hoạt động, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và đói liên tục.
Đối với các trẻ nhỏ hơn, trong độ tuổi 1-3, trẻ khi đói sẽ không thể thể hiện cơn đói của mình 1 cách chính xác và thường có những hành động bất thường gây sự chú ý như khóc ré lên, quấy khóc ầm ĩ.
Mệt mỏi, uể ỏa
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường thường không có đủ năng lượng để duy trì cơ thể cả ngày. Lí do là vì khi đó, các tế bào của trẻ không được cung cấp đủ năng lượng, đường để chuyển hóa thành năng lượng. Trẻ vị thành niên mệt mỏi có thể được nhìn thấy thông qua các biểu hiện như lờ đà lờ đờ, buồn ngủ, ngủ nhiều, thiếu năng lượng.
Thay đổi tầm nhìn nhanh chóng
Trẻ vị thành niên mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường bị thay đổi thị lực, thị lực trở nên kém đi và mờ do lượng đường quá nhiều trong máu gây tổn thương các mạch máu, trong đó có cả các mạch máu dẫn tới võng mạc của mắt.
Chữa lành vết thương kém
Insulin cần thiết để vận chuyển axit amin (các khối xây dựng cấu trúc của protein) vào tế bào. Bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không có đủ insulin, quá trình phân hủy protein sẽ tăng lên. Sự phân hủy protein trong cơ thể làm giảm khả năng chữa lành và sửa chữa các tế bào bị hư hỏng. Do đó, trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 lành vết thương chậm hơn, dễ bị bầm tím do chấn thương và thời gian phục hồi lâu hơn.
Vấn đề về hô hấp
Toan chuyển hóa phá vỡ cân bằng pH tự nhiên của cơ thể vì xeton làm cho máu có tính axit (pH thấp hơn). Để khôi phục lại độ pH bình thường, cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhịp hô hấp, làm tăng độ pH của máu bằng cách tăng nồng độ oxy, nhưng điều này làm giảm lượng carbon dioxide. Hậu quả là trẻ phải thở khó khăn, thở gấp.
Tất nhiên, bệnh tiểu đường xuất hiện ở trẻ em là rất ít, chủ yếu thường thấy ở người trưởng thành. Nhưng không phải là không có. Vậyhãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường ở trẻ em để có phương pháp điều trị kịp thời.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng