Mối liên hệ giữa chứng đau nửa đầu và triệu chứng nôn mửa
2023-06-06T13:58:07+07:00 2023-06-06T13:58:07+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/moi-lien-he-giua-chung-dau-nua-dau-va-trieu-chung-non-mua-1401.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/moi-lien-he-giua-chung-dau-nua-dau-va-trieu-chung-non-mua-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
06/06/2023 07:51 | Bệnh thường gặp
-
Buồn nôn và nôn mửa là hai triệu chứng phổ biến nhất khi nhắc đến chứng bệnh đau nửa đầu. Nguyên nhân chính của việc này có thể do tình trạng đau nửa đầu tác động lên hệ thần kinh và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra buồn nôn và nôn mửa.
Vậy điều gì là nguyên nhân đằng sau cơn đau đầu nhức và chứng buồn nôn của bạn và làm cách nào để giảm điều đó, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Buồn nôn hoặc nôn có phổ biến hơn với bất kỳ loại chứng đau nửa đầu cụ thể nào không?
Chứng đau nửa đầu, buồn nôn và nôn mửa có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
• Đau nửa đầu do căng thẳng: Đây là loại đau nửa đầu phổ biến nhất và thường xuyên gặp ở người lớn. Nhiều khi, đau nửa đầu căng thẳng kèm theo buồn nôn và mệt mỏi.
• Đau nửa đầu dạng chùm: Loại đau này xuất hiện dưới dạng cơn, có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ. Đau nửa đầu chùm thường bắt đầu bên một bên và kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.
• Mất ngủ: Việc thiếu ngủ có thể gây ra đau nửa đầu, buồn nôn và nôn mửa.
Mặc dù do nhiều nguyên nhân, triệu chứng buồn nôn và nôn có thể xảy ra phổ biến nhất ở chứng đau nửa đầu tiền đình, đi kèm với đó là chóng mặt và nhạy cảm với chuyển động. Những người bị đau nửa đầu tiền đình thường bị say tàu xe và có tiền sử đau nửa đầu. 2. Chứng buồn nôn, đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Đau nửa đầu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Nếu nó chỉ đi kèm với chứng buồn nôn và nôn mửa nhẹ thì sẽ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi cơn đau của bạn đi kèm với các triệu chứng như đau đầu kéo dài, khó khăn trong giao tiếp, nôn mửa kéo dài hơn 1 ngày, mất ý thức, … thì bạn cần phải đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.
3. Buồn nôn có phải là tác dụng phụ của chứng đau nửa đầu?
Buồn nôn là một triệu chứng phổ biến của chứng đau nửa đầu - rất phổ biến, nó là một phần giúp chẩn đoán nên căn bệnh này.
Cảm giác buồn nôn ở mỗi người mắc chứng đau nửa đầu là không giống nhau. “Ở một số người, nếu họ bị buồn nôn nhẹ, có thể biểu hiện là chán ăn, không có cảm giác thèm ăn. Đối với chứng buồn nôn nặng hơn, người bệnh có thể bị đổ mồ hôi và nếu cơn đau không ngừng, họ sẽ bắt đầu nôn mửa.
4. Tại sao bạn cảm thấy buồn nôn khi bị đau nửa đầu?
Buồn nôn có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của cơn đau nửa đầu, nhưng nó thường xảy ra nhất trong giai đoạn tiền chứng, báo hiệu sự bắt đầu của cơn đau và có thể kéo dài hàng giờ - hoặc thậm chí vài ngày.
Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác nhất giải thích tình trọng này, nhưng các chuyên gia cho rằng tình trạng ứ đọng dạ dày (khi dạ dày co bóp chậm hơn bình thường) là nguyên nhân cơ bản gây buồn nôn trong chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra, một số giải thích khác cho rằng điểm chung giữa buồn nôn và đau nửa đầu là hormone serotonin. Serotonin trong não xuất hiện trong cơn đau nửa đầu và cũng có rất nhiều thụ thể serotonin trong ruột. 5. Làm thế nào để giảm buồn nôn do chứng đau nửa đầu?
Hầu như tất cả các liệu pháp điều trị chứng đau nửa đầu tập trung vào việc điều trị những triệu chứng khó chịu nhất là nhạy cảm với ánh sáng, nhạy cảm với âm thanh, cùng với buồn nôn và nôn mửa. Do đó, sử dụng thuốc giảm đau là một biện pháp hiệu quả có thể giúp giảm đau nửa đầu và giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra bạn có thể thực hiện một vài phương pháp sau:
• Nghỉ ngơi và thư giãn: Tình trạng căng thẳng và mệt mỏi có thể làm tăng triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn và tập trung vào hơi thở để giảm căng thẳng.
• Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đúng cũng có thể dẫn đến buồn nôn, bạn nên tránh ăn các thực phẩm nặng như mỡ, đồ chiên, gia vị cay, café, rượu và đồ uống có nhiều đường.
• Sử dụng phương pháp tự nhiên: Một số phương pháp tự nhiên như massage, thảo dược và hít thở sâu có thể giúp giảm đau nửa đầu và giảm buồn nôn. Tóm lại, buồn nôn và chứng đau nửa đầu là hai triệu chứng khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều người. Để giảm buồn nôn và chứng đau nửa đầu, các biện pháp tự nhiên như thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và massage có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài và gặp nhiều lần, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế mà không nên tự ý áp dụng các loại thuốc mà không được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
1. Buồn nôn hoặc nôn có phổ biến hơn với bất kỳ loại chứng đau nửa đầu cụ thể nào không?
Chứng đau nửa đầu, buồn nôn và nôn mửa có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
• Đau nửa đầu do căng thẳng: Đây là loại đau nửa đầu phổ biến nhất và thường xuyên gặp ở người lớn. Nhiều khi, đau nửa đầu căng thẳng kèm theo buồn nôn và mệt mỏi.
• Đau nửa đầu dạng chùm: Loại đau này xuất hiện dưới dạng cơn, có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ. Đau nửa đầu chùm thường bắt đầu bên một bên và kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.
• Mất ngủ: Việc thiếu ngủ có thể gây ra đau nửa đầu, buồn nôn và nôn mửa.
Mặc dù do nhiều nguyên nhân, triệu chứng buồn nôn và nôn có thể xảy ra phổ biến nhất ở chứng đau nửa đầu tiền đình, đi kèm với đó là chóng mặt và nhạy cảm với chuyển động. Những người bị đau nửa đầu tiền đình thường bị say tàu xe và có tiền sử đau nửa đầu. 2. Chứng buồn nôn, đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Đau nửa đầu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Nếu nó chỉ đi kèm với chứng buồn nôn và nôn mửa nhẹ thì sẽ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi cơn đau của bạn đi kèm với các triệu chứng như đau đầu kéo dài, khó khăn trong giao tiếp, nôn mửa kéo dài hơn 1 ngày, mất ý thức, … thì bạn cần phải đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.
3. Buồn nôn có phải là tác dụng phụ của chứng đau nửa đầu?
Buồn nôn là một triệu chứng phổ biến của chứng đau nửa đầu - rất phổ biến, nó là một phần giúp chẩn đoán nên căn bệnh này.
Cảm giác buồn nôn ở mỗi người mắc chứng đau nửa đầu là không giống nhau. “Ở một số người, nếu họ bị buồn nôn nhẹ, có thể biểu hiện là chán ăn, không có cảm giác thèm ăn. Đối với chứng buồn nôn nặng hơn, người bệnh có thể bị đổ mồ hôi và nếu cơn đau không ngừng, họ sẽ bắt đầu nôn mửa.
4. Tại sao bạn cảm thấy buồn nôn khi bị đau nửa đầu?
Buồn nôn có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của cơn đau nửa đầu, nhưng nó thường xảy ra nhất trong giai đoạn tiền chứng, báo hiệu sự bắt đầu của cơn đau và có thể kéo dài hàng giờ - hoặc thậm chí vài ngày.
Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác nhất giải thích tình trọng này, nhưng các chuyên gia cho rằng tình trạng ứ đọng dạ dày (khi dạ dày co bóp chậm hơn bình thường) là nguyên nhân cơ bản gây buồn nôn trong chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra, một số giải thích khác cho rằng điểm chung giữa buồn nôn và đau nửa đầu là hormone serotonin. Serotonin trong não xuất hiện trong cơn đau nửa đầu và cũng có rất nhiều thụ thể serotonin trong ruột. 5. Làm thế nào để giảm buồn nôn do chứng đau nửa đầu?
Hầu như tất cả các liệu pháp điều trị chứng đau nửa đầu tập trung vào việc điều trị những triệu chứng khó chịu nhất là nhạy cảm với ánh sáng, nhạy cảm với âm thanh, cùng với buồn nôn và nôn mửa. Do đó, sử dụng thuốc giảm đau là một biện pháp hiệu quả có thể giúp giảm đau nửa đầu và giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra bạn có thể thực hiện một vài phương pháp sau:
• Nghỉ ngơi và thư giãn: Tình trạng căng thẳng và mệt mỏi có thể làm tăng triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn và tập trung vào hơi thở để giảm căng thẳng.
• Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đúng cũng có thể dẫn đến buồn nôn, bạn nên tránh ăn các thực phẩm nặng như mỡ, đồ chiên, gia vị cay, café, rượu và đồ uống có nhiều đường.
• Sử dụng phương pháp tự nhiên: Một số phương pháp tự nhiên như massage, thảo dược và hít thở sâu có thể giúp giảm đau nửa đầu và giảm buồn nôn. Tóm lại, buồn nôn và chứng đau nửa đầu là hai triệu chứng khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều người. Để giảm buồn nôn và chứng đau nửa đầu, các biện pháp tự nhiên như thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và massage có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài và gặp nhiều lần, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế mà không nên tự ý áp dụng các loại thuốc mà không được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng