Mách bạn cách cải thiện viêm họng do liên cầu khuẩn tại nhà hiệu quả
2023-02-21T18:07:00+07:00 2023-02-21T18:07:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/mach-ban-cach-cai-thien-viem-hong-do-lien-cau-khuan-tai-nha-hieu-qua-645.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/mach-ban-cach-cai-thien-viem-hong-do-lien-cau-khuan-tai-nha-hieu-qua-3.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/02/2023 18:07 | Bệnh thường gặp
-
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Nó được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus nhóm A hoặc liên cầu khuẩn nhóm A. Các triệu chứng có thể bao gồm đau họng, nuốt đau, sốt, sưng hạch bạch huyết và sưng amidan.
Vì viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn gây ra nên thường được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng một liều lượng thích hợp sẽ đảm bảo nhiễm trùng được loại bỏ hoàn toàn và giúp ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh.
Ngoài ra, trong lúc uống thuốc để điều trị, sau đây là một số biện pháp tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng. 1. Viêm họng liên cầu khuẩn có lây không?
Viêm họng liên cầu khuẩn là một căn bệnh dễ lây lan, thường lây lan qua:
• Các giọt bắn từ đường hô hấp: Vi khuẩn từ mũi và cổ họng lây lan khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện
• Tiếp xúc trực tiếp: những người khác tiếp xúc với vết loét bị nhiễm trùng (hoặc chất dịch từ vết loét) trên da
• Xử lý thực phẩm không đúng cách
Sau khi tiếp xúc khoảng 2-5 ngày thì sẽ xuất hiện các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:
• Sốt và ớn lạnh
• Đau họng (cổ họng có thể xuất hiện màu đỏ với các mảng trắng)
• Nuốt đau
• Sưng hạch cổ
• Chán ăn
• Đau đầu
• Buồn nôn
• Phát ban xuất hiện trên cổ và ngực, có thể lan ra khắp cơ thể
• Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể gây ra các triệu chứng nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang. 2. Các biện pháp khắc phục tại nhà cho viêm họng liên cầu khuẩn
Mặc dù các biện pháp tự nhiên hoặc tại nhà, như những biện pháp được liệt kê dưới đây, có thể làm dịu các triệu chứng, nhưng thuốc kháng sinh là thứ không thể thiếu giúp loại bỏ nhiễm trùng hoàn toàn.
• Nghỉ ngơi nhiều
Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ và hệ thống miễn dịch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc thiếu ngủ có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch, nhưng nếu ngủ đều đặn có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật.
• Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác, ít nhất tám cốc mỗi ngày. Lượng này có thể giúp giữ nước cho cổ họng không bị khô. Trong lúc bị ốm, không có khẩu vị, những chất lỏng ấm áp, ngọt dịu, dễ chịu như súp gà, nước hầm xương hoặc trà thảo mộc là những lựa chọn bổ sung nước tuyệt vời. Nên tránh đồ uống có tính axit như nước cam hoặc nước ép cà chua.
• Ăn thức ăn mềm, dịu
Ăn thức ăn mềm, dịu như súp, cơm, mì ống, bột yến mạch, khoai tây nghiền, bánh pudding, sữa chua,… có thể giúp giảm thiểu tình trạng đau khu nuốt thức ăn. Tránh thức ăn cay hoặc có tính axit cũng như thức ăn cứng hoặc giòn.
• Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm đau và viêm, bôi trơn cổ họng và giúp loại bỏ vi trùng. Lưu ý rằng súc miệng bằng nước muối không thể thay thế cho thuốc kháng sinh.
• Sử dụng mật ong hoặc chanh
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Bạn có thể pha hai thìa mật ong vào một cốc nước ấm hoặc trà, uống nhiều lần trong ngày.
Chanh cũng có thể giúp giảm đau họng và tăng cường khả năng miễn dịch (nhờ vitamin C). Bạn có thể trộn một thìa nước cốt chanh vào một cốc nước ấm để pha nước chanh.
• Ngậm viên ngậm
Ngậm viên ngậm hoặc kẹo cứng không đường có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, nên chú ý khi đưa những món đồ này cho trẻ nhỏ.
• Tránh các chất kích thích
Tránh những thứ có thể làm trầm trọng thêm chứng đau họng như thức ăn cay và chất lỏng gây bỏng. Tránh hút thuốc lá hoặc hít nhiều khói bụi trong quá trình bị bệnh. Trên đây là một số biện pháp giúp giảm đau và chữa lành bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nhanh chóng hơn. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh khó chữa trị nhưng người bệnh nên hết sức cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Ngoài ra, trong lúc uống thuốc để điều trị, sau đây là một số biện pháp tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng. 1. Viêm họng liên cầu khuẩn có lây không?
Viêm họng liên cầu khuẩn là một căn bệnh dễ lây lan, thường lây lan qua:
• Các giọt bắn từ đường hô hấp: Vi khuẩn từ mũi và cổ họng lây lan khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện
• Tiếp xúc trực tiếp: những người khác tiếp xúc với vết loét bị nhiễm trùng (hoặc chất dịch từ vết loét) trên da
• Xử lý thực phẩm không đúng cách
Sau khi tiếp xúc khoảng 2-5 ngày thì sẽ xuất hiện các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:
• Sốt và ớn lạnh
• Đau họng (cổ họng có thể xuất hiện màu đỏ với các mảng trắng)
• Nuốt đau
• Sưng hạch cổ
• Chán ăn
• Đau đầu
• Buồn nôn
• Phát ban xuất hiện trên cổ và ngực, có thể lan ra khắp cơ thể
• Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể gây ra các triệu chứng nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang. 2. Các biện pháp khắc phục tại nhà cho viêm họng liên cầu khuẩn
Mặc dù các biện pháp tự nhiên hoặc tại nhà, như những biện pháp được liệt kê dưới đây, có thể làm dịu các triệu chứng, nhưng thuốc kháng sinh là thứ không thể thiếu giúp loại bỏ nhiễm trùng hoàn toàn.
• Nghỉ ngơi nhiều
Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ và hệ thống miễn dịch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc thiếu ngủ có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch, nhưng nếu ngủ đều đặn có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật.
• Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác, ít nhất tám cốc mỗi ngày. Lượng này có thể giúp giữ nước cho cổ họng không bị khô. Trong lúc bị ốm, không có khẩu vị, những chất lỏng ấm áp, ngọt dịu, dễ chịu như súp gà, nước hầm xương hoặc trà thảo mộc là những lựa chọn bổ sung nước tuyệt vời. Nên tránh đồ uống có tính axit như nước cam hoặc nước ép cà chua.
• Ăn thức ăn mềm, dịu
Ăn thức ăn mềm, dịu như súp, cơm, mì ống, bột yến mạch, khoai tây nghiền, bánh pudding, sữa chua,… có thể giúp giảm thiểu tình trạng đau khu nuốt thức ăn. Tránh thức ăn cay hoặc có tính axit cũng như thức ăn cứng hoặc giòn.
• Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm đau và viêm, bôi trơn cổ họng và giúp loại bỏ vi trùng. Lưu ý rằng súc miệng bằng nước muối không thể thay thế cho thuốc kháng sinh.
• Sử dụng mật ong hoặc chanh
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Bạn có thể pha hai thìa mật ong vào một cốc nước ấm hoặc trà, uống nhiều lần trong ngày.
Chanh cũng có thể giúp giảm đau họng và tăng cường khả năng miễn dịch (nhờ vitamin C). Bạn có thể trộn một thìa nước cốt chanh vào một cốc nước ấm để pha nước chanh.
• Ngậm viên ngậm
Ngậm viên ngậm hoặc kẹo cứng không đường có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, nên chú ý khi đưa những món đồ này cho trẻ nhỏ.
• Tránh các chất kích thích
Tránh những thứ có thể làm trầm trọng thêm chứng đau họng như thức ăn cay và chất lỏng gây bỏng. Tránh hút thuốc lá hoặc hít nhiều khói bụi trong quá trình bị bệnh. Trên đây là một số biện pháp giúp giảm đau và chữa lành bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nhanh chóng hơn. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh khó chữa trị nhưng người bệnh nên hết sức cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng