Cách Thay Đổi Cuộc Sống để Ngăn Chặn Đột Quỵ
2023-12-10T10:09:20+07:00 2023-12-10T10:09:20+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/cach-thay-doi-cuoc-song-de-ngan-chan-dot-quy-2975.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/cach-thay-doi-cuoc-song-de-ngan-chan-dot-quy-5.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
09/12/2023 10:31 | Bệnh thường gặp
-
Cấp cứu đột quỵ phải được thực hiện ngay lập tức khi cơn đột quỵ xảy ra, nhưng không ai có thể lường trước được khi nào. Do đó, việc phòng tránh nguy cơ đột quỵ là cần thiết và có một số những thay đổi nhỏ trong cuộc sống có thể cứu bạn một mạng vào lúc nào đó.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba và nguyên nhân gây tàn tật thứ nhất trên toàn cầu.
Đột quỵ thường phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Nhiều trường hợp đột quỵ đang xuất hiện ở những người trẻ chỉ mới 21 - 25 tuổi.
Đột quỵ xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong quá trình máu lưu thông lên não. Sự tắc nghẽn này gây ra việc tế bào não không nhận được đủ máu giàu oxi và chất dinh dưỡng, khiến cho não chết dần. Trong các trường hợp nặng, đột quỵ có thể dẫn đến tình trạng liệt và thậm chí tử vong. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, lối sống hiện đại với ít hoạt động thể lực, tình trạng béo phì, việc lạm dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, cùng với tình trạng căng thẳng kéo dài ngày càng khiến tình trạng đột quỵ trẻ hóa.
Đột quỵ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là về chi phí điều trị. Sau khi mắc phải đột quỵ, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập lại với cuộc sống bình thường, gây áp lực không chỉ chi phí cho việc sử dụng thuốc, điều trị và quá trình phục hồi và còn là sức khoẻ lao động.
Để ngăn ngừa rủi ro đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo việc thực hiện những thay đổi tích cực trong lối sống, bao gồm:
1. Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ là một phương tiện hiệu quả để giảm cân mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, đặc biệt là việc giảm huyết áp, từ đó giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Hoạt động thể dục không chỉ mang lại cảm giác khỏe mạnh và năng động, mà còn có tác động tích cực đến sự cân bằng nội tiết tố, giảm căng thẳng, và tăng cường sự linh hoạt. Tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe và sở thích cá nhân, mọi người có thể lựa chọn từ nhiều hoạt động tập luyện khác nhau. Có thể là việc đi bộ, bơi lội, đạp xe, tham gia lớp tập gym, khiêu vũ, hoặc thậm chí bất kỳ môn thể thao nào mà mình yêu thích.
Việc đa dạng hóa hoạt động tập thể dục giúp duy trì sự hứng thú khi tập luyện, là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và trạng thái tinh thần.
2. Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là một rủi ro làm tăng khả năng xảy ra đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là một bước cần thiết để ngăn chặn khả năng đột quỵ xảy ra.
Mức huyết áp lý tưởng ở người trưởng thành được đánh giá là 120/80 mmHg. Bất kỳ chỉ số huyết áp nào vượt quá mức này được coi là huyết áp cao. Thay đổi chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn, tránh các thực phẩm chứa cholesterol cao, cùng với việc tăng cường ăn rau củ, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt, đều là những biện pháp quan trọng giúp kiểm soát huyết áp và giảm rủi ro đột quỵ.
3. Giảm Cân
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân gốc rễ của nhiều vấn đề sức khỏe, từ huyết áp cao, tiểu đường đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Theo các nghiên cứu, chỉ cần giảm khoảng 4-5 kg cân nặng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc phải đột quỵ. Phương pháp hiệu quả nhất để giảm cân là kết hợp giữa chế độ ăn kiêng và hoạt động tập thể dục. Người có tiền sử các bệnh tinh mạch có thể kiểm soát cân nặng thông qua việc duy trì chế độ ăn uống cân đối và đa dạng nhóm chất, kết hợp với việc thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn.
4. Bỏ thuốc lá
Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não và nguy cơ tử vong từ bệnh này sẽ gia tăng đáng kể ở những người hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, gây nguy hiểm đối với những người đã có tình trạng xơ vữa động mạch từ trước. Ngoài ra, hút thuốc lá không chỉ làm tăng sức căng trên thành mạch máu. Việc hút thuốc lá đồng nghĩa với việc thúc đẩy quá trình xơ vữa, từ đó tăng cao nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác.
5. Quản lý bệnh tiểu đường
Lượng đường máu duy trì ở mức cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ xảy ra đột quỵ. Những người mắc bệnh tiểu đường thường đối mặt với nguy cơ gia tăng về xơ vữa động mạch và huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, và tăng mức mỡ trong máu. Tất cả đều là những yếu tố nguy cơ cho bệnh đột quỵ. Vì vậy, mọi người cần tích cực thực hiện kiểm tra đường máu đều đặn, đăng ký khám sức khỏe định kỳ, và áp dụng một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống, thực hiện hoạt động thể dục đều đặn, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh lý và giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
6. Kiểm soát căng thẳng
Stress là một phản ứng tự nhiên có lợi nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài mãn tính, đây có thể là một yếu tố có hại và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có thể làm tăng đáng kể các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ như cholesterol cao, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, và các vấn đề liên quan đến tim mạch. Không chỉ vậy, stress còn gây suy giảm hoạt động của các hệ cơ quan, tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Trên đây là những thay đổi trong cuộc sống bạn nên áp dụng để phòng tránh nguy cơ đột quỵ. Hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân để cùng nhau thực hiện một lối sống lành mạnh nhé.
Đột quỵ thường phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Nhiều trường hợp đột quỵ đang xuất hiện ở những người trẻ chỉ mới 21 - 25 tuổi.
Đột quỵ xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong quá trình máu lưu thông lên não. Sự tắc nghẽn này gây ra việc tế bào não không nhận được đủ máu giàu oxi và chất dinh dưỡng, khiến cho não chết dần. Trong các trường hợp nặng, đột quỵ có thể dẫn đến tình trạng liệt và thậm chí tử vong. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, lối sống hiện đại với ít hoạt động thể lực, tình trạng béo phì, việc lạm dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, cùng với tình trạng căng thẳng kéo dài ngày càng khiến tình trạng đột quỵ trẻ hóa.
Đột quỵ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là về chi phí điều trị. Sau khi mắc phải đột quỵ, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập lại với cuộc sống bình thường, gây áp lực không chỉ chi phí cho việc sử dụng thuốc, điều trị và quá trình phục hồi và còn là sức khoẻ lao động.
Để ngăn ngừa rủi ro đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo việc thực hiện những thay đổi tích cực trong lối sống, bao gồm:
1. Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ là một phương tiện hiệu quả để giảm cân mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, đặc biệt là việc giảm huyết áp, từ đó giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Hoạt động thể dục không chỉ mang lại cảm giác khỏe mạnh và năng động, mà còn có tác động tích cực đến sự cân bằng nội tiết tố, giảm căng thẳng, và tăng cường sự linh hoạt. Tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe và sở thích cá nhân, mọi người có thể lựa chọn từ nhiều hoạt động tập luyện khác nhau. Có thể là việc đi bộ, bơi lội, đạp xe, tham gia lớp tập gym, khiêu vũ, hoặc thậm chí bất kỳ môn thể thao nào mà mình yêu thích.
Việc đa dạng hóa hoạt động tập thể dục giúp duy trì sự hứng thú khi tập luyện, là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và trạng thái tinh thần.
2. Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là một rủi ro làm tăng khả năng xảy ra đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là một bước cần thiết để ngăn chặn khả năng đột quỵ xảy ra.
Mức huyết áp lý tưởng ở người trưởng thành được đánh giá là 120/80 mmHg. Bất kỳ chỉ số huyết áp nào vượt quá mức này được coi là huyết áp cao. Thay đổi chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn, tránh các thực phẩm chứa cholesterol cao, cùng với việc tăng cường ăn rau củ, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt, đều là những biện pháp quan trọng giúp kiểm soát huyết áp và giảm rủi ro đột quỵ.
3. Giảm Cân
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân gốc rễ của nhiều vấn đề sức khỏe, từ huyết áp cao, tiểu đường đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Theo các nghiên cứu, chỉ cần giảm khoảng 4-5 kg cân nặng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc phải đột quỵ. Phương pháp hiệu quả nhất để giảm cân là kết hợp giữa chế độ ăn kiêng và hoạt động tập thể dục. Người có tiền sử các bệnh tinh mạch có thể kiểm soát cân nặng thông qua việc duy trì chế độ ăn uống cân đối và đa dạng nhóm chất, kết hợp với việc thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn.
4. Bỏ thuốc lá
Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não và nguy cơ tử vong từ bệnh này sẽ gia tăng đáng kể ở những người hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, gây nguy hiểm đối với những người đã có tình trạng xơ vữa động mạch từ trước. Ngoài ra, hút thuốc lá không chỉ làm tăng sức căng trên thành mạch máu. Việc hút thuốc lá đồng nghĩa với việc thúc đẩy quá trình xơ vữa, từ đó tăng cao nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác.
5. Quản lý bệnh tiểu đường
Lượng đường máu duy trì ở mức cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ xảy ra đột quỵ. Những người mắc bệnh tiểu đường thường đối mặt với nguy cơ gia tăng về xơ vữa động mạch và huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, và tăng mức mỡ trong máu. Tất cả đều là những yếu tố nguy cơ cho bệnh đột quỵ. Vì vậy, mọi người cần tích cực thực hiện kiểm tra đường máu đều đặn, đăng ký khám sức khỏe định kỳ, và áp dụng một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống, thực hiện hoạt động thể dục đều đặn, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh lý và giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
6. Kiểm soát căng thẳng
Stress là một phản ứng tự nhiên có lợi nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài mãn tính, đây có thể là một yếu tố có hại và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có thể làm tăng đáng kể các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ như cholesterol cao, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, và các vấn đề liên quan đến tim mạch. Không chỉ vậy, stress còn gây suy giảm hoạt động của các hệ cơ quan, tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Trên đây là những thay đổi trong cuộc sống bạn nên áp dụng để phòng tránh nguy cơ đột quỵ. Hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân để cùng nhau thực hiện một lối sống lành mạnh nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng