Alzheimer - điều trị như thế nào cho hiệu quả
2023-01-31T18:37:00+07:00 2023-01-31T18:37:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/alzheimer-dieu-tri-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-527.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/alzheimer-dieu-tri-nhu-the-nao-cho-hieu-qua.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
31/01/2023 18:37 | Bệnh thường gặp
-
Alzheimer là bệnh lý hàng đầu dẫn tới sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Các rối loạn mà bệnh gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bị bệnh cũng như là người thân, người xung quanh bệnh nhân, là nỗi lo của mọi gia đình. Vậy nhận biết bệnh và điều trị, phòng tránh bệnh thế nào?
Alzheimer là bệnh gì?
Alzheimer là một bệnh lý của hệ thần kinh, do lắng đọng một số chất dẫn tới mất các khớp thần kinh và tế bào thần kinh, từ đó gây ra teo những khu vực não bị ảnh hưởng, thường bắt đầu từ mặt trong của thùy thái dương. Điều này giải thích những triệu chứng hay gặp của bệnh.
Alzheimer hay gặp ở người trên 65 tuổi. Có khoảng 10% người trên 65 tuổi bị bệnh này và tỷ lệ này cũng tăng lên theo tuổi, từ 65 đến 74 tuổi là 3%, còn từ 75 đến 84 tuổi là 17% và lên tới 32% ở tuổi trên 85.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh
Vùng não tổn thương đầu tiên thường là thùy thái dương nên các triệu chứng sẽ liên quan đến chức năng của não ở vùng này, các dấu hiệu đó gồm:
- Mất trí nhớ ngắn hạn: đó là quên các sự việc xảy ra gần, ví dụ như người bệnh hay hỏi đi hỏi lại một câu hỏi hay quên các cuộc hẹn, đặt sai vị trí đồ vật...
- Rối loạn ngôn ngữ: có thể có biểu hiện khó khăn trong việc tìm đúng những từ thông dụng như gọi tên sai đồ vật quen thuộc.
- Rối loạn thời gian, không gian: người bệnh biểu hiện có sự nhầm lẫn về thời điểm sáng tối trong ngày, các mùa trong năm, nơi mình đang ở.
- Rối loạn về thị giác: người bệnh có gặp khó khăn khi đọc, xác định màu sắc, sự tương phản,... khiến họ gặp rắc rối trong hoạt động thường ngày.
- Suy giảm khả năng lập luận, khả năng đánh giá: không thể quản lý tài khoản, đưa ra quyết định sai lầm với vấn đề tài chính,... có thể gặp phải ở người mắc Alzheimer.
- Rối loạn về hành vi: rối loạn này cũng hay gặp, các hành vi như đi lang thang, la hét, hay hoang tưởng có thể gặp.
Điều trị bệnh như thế nào?
Alzheimer hiện nay chưa có thuốc hay can thiệp nào điều trị khỏi bệnh hoàn toàn mà chủ yếu là điều trị duy trì các chức năng bị rối loạn, quản lý các vấn đề về rối loạn hành vi cho người bệnh. Điều trị gồm có các biện pháp an toàn và hỗ trợ, và thuốc.
Chúng ta có thể hỗ trợ điều trị cho người bệnh bằng các biện pháp an toàn và hỗ trợ như thay đổi môi trường với ánh sáng phù hợp, quen thuộc với người bệnh. Đặt đồng hồ lớn, lịch trong phòng của họ giúp củng cố khả năng định hướng cho người bệnh. Các biện pháp an toàn cần đặt ra ví dụ như hệ thống giám sát cho bệnh nhân lang thang. Những biện pháp này cần sự phối hợp rất lớn từ phía những người thân của bệnh nhân.
Về thuốc điều trị là các thuốc thuộc chất ức chế cholinesterase. Donezepil, memantine, aducanumab là các loại thuốc thuộc nhóm này hay được dùng, thuốc có thể cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ ở một số bệnh nhân. Để sử dụng thuốc có hiệu quả thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh như thế nào?
Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh với các biện pháp trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, gồm có:
- Duy trì các hoạt động trí tuệ khi đến tuổi già như việc học thêm các kỹ năng mới, giải các câu đố,...
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Theo dõi, kiểm soát huyết áp định kỳ.
- Chế độ ăn uống nên ít chất béo no và giàu omega-3.
- Giảm mức cholesterol máu.
- Hạn chế rượu vì rượu có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Alzheimer tiến triển khiến người bệnh mất dần khả năng của trí nhớ, nhận thức, hành vi. Bệnh không thể đảo ngược nhưng có thể cải thiện nhờ một số biện pháp điều trị và phòng bệnh đã được đề cập ở trên.
Alzheimer là một bệnh lý của hệ thần kinh, do lắng đọng một số chất dẫn tới mất các khớp thần kinh và tế bào thần kinh, từ đó gây ra teo những khu vực não bị ảnh hưởng, thường bắt đầu từ mặt trong của thùy thái dương. Điều này giải thích những triệu chứng hay gặp của bệnh.
Alzheimer hay gặp ở người trên 65 tuổi. Có khoảng 10% người trên 65 tuổi bị bệnh này và tỷ lệ này cũng tăng lên theo tuổi, từ 65 đến 74 tuổi là 3%, còn từ 75 đến 84 tuổi là 17% và lên tới 32% ở tuổi trên 85.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh
Vùng não tổn thương đầu tiên thường là thùy thái dương nên các triệu chứng sẽ liên quan đến chức năng của não ở vùng này, các dấu hiệu đó gồm:
- Mất trí nhớ ngắn hạn: đó là quên các sự việc xảy ra gần, ví dụ như người bệnh hay hỏi đi hỏi lại một câu hỏi hay quên các cuộc hẹn, đặt sai vị trí đồ vật...
- Rối loạn ngôn ngữ: có thể có biểu hiện khó khăn trong việc tìm đúng những từ thông dụng như gọi tên sai đồ vật quen thuộc.
- Rối loạn thời gian, không gian: người bệnh biểu hiện có sự nhầm lẫn về thời điểm sáng tối trong ngày, các mùa trong năm, nơi mình đang ở.
- Rối loạn về thị giác: người bệnh có gặp khó khăn khi đọc, xác định màu sắc, sự tương phản,... khiến họ gặp rắc rối trong hoạt động thường ngày.
- Suy giảm khả năng lập luận, khả năng đánh giá: không thể quản lý tài khoản, đưa ra quyết định sai lầm với vấn đề tài chính,... có thể gặp phải ở người mắc Alzheimer.
- Rối loạn về hành vi: rối loạn này cũng hay gặp, các hành vi như đi lang thang, la hét, hay hoang tưởng có thể gặp.
Điều trị bệnh như thế nào?
Alzheimer hiện nay chưa có thuốc hay can thiệp nào điều trị khỏi bệnh hoàn toàn mà chủ yếu là điều trị duy trì các chức năng bị rối loạn, quản lý các vấn đề về rối loạn hành vi cho người bệnh. Điều trị gồm có các biện pháp an toàn và hỗ trợ, và thuốc.
Chúng ta có thể hỗ trợ điều trị cho người bệnh bằng các biện pháp an toàn và hỗ trợ như thay đổi môi trường với ánh sáng phù hợp, quen thuộc với người bệnh. Đặt đồng hồ lớn, lịch trong phòng của họ giúp củng cố khả năng định hướng cho người bệnh. Các biện pháp an toàn cần đặt ra ví dụ như hệ thống giám sát cho bệnh nhân lang thang. Những biện pháp này cần sự phối hợp rất lớn từ phía những người thân của bệnh nhân.
Về thuốc điều trị là các thuốc thuộc chất ức chế cholinesterase. Donezepil, memantine, aducanumab là các loại thuốc thuộc nhóm này hay được dùng, thuốc có thể cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ ở một số bệnh nhân. Để sử dụng thuốc có hiệu quả thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh như thế nào?
Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh với các biện pháp trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, gồm có:
- Duy trì các hoạt động trí tuệ khi đến tuổi già như việc học thêm các kỹ năng mới, giải các câu đố,...
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Theo dõi, kiểm soát huyết áp định kỳ.
- Chế độ ăn uống nên ít chất béo no và giàu omega-3.
- Giảm mức cholesterol máu.
- Hạn chế rượu vì rượu có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Alzheimer tiến triển khiến người bệnh mất dần khả năng của trí nhớ, nhận thức, hành vi. Bệnh không thể đảo ngược nhưng có thể cải thiện nhờ một số biện pháp điều trị và phòng bệnh đã được đề cập ở trên.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng