Ghi nhớ ngay dấu hiệu dễ nhận biết của ung thư đại tràng
2023-11-23T09:52:49+07:00 2023-11-23T09:52:49+07:00 https://songkhoe360.vn/ung-thu/ghi-nho-ngay-dau-hieu-de-nhan-biet-cua-ung-thu-dai-trang-2873.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/ghi-nho-ngay-dau-hieu-de-nhan-biet-cua-ung-thu-dai-trang-2.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/11/2023 15:53 | Ung thư
-
Ung thư đại tràng là loại phổ biến thứ ba được chẩn đoán có ở cả nam và nữ. Loại ung thư này gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.
Khái quát về ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng, hay còn được gọi là ung thư ruột già, là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào trong thành đại tràng. Đây là một loại ung thư phổ biến và thường gặp ở người trưởng thành. Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, nơi nước và chất thải từ thức ăn được hấp thụ và tạo thành phân trước khi được loại bỏ khỏi cơ thể.
Ung thư đại tràng thường phát triển từ các polyp, các định thể tế bào không bình thường, trên thành nội mạc của đại tràng. Một số polyp có thể trở thành ung thư theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng
Theo các chuyên gia, ung thư đại tràng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu ung thư đại tràng nào trong giai đoạn đầu của bệnh vì khi đó khối u còn rất nhỏ, nhưng nếu có thì sẽ có những triệu chứng hoặc dấu hiệu sau. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ nếu cơ thể có những triệu chứng sau:
• Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng sớm nhất và có ở 70 - 80% bệnh nhân ung thư đại tràng.
Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau không theo một quy luật nào: có thể đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn, vị trí đau thường ở vùng bị ung thư. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều. • Thay đổi thói quen đi cầu (đi tiêu) như tiêu chảy, táo bón:
Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
• Phân dẹt kéo dài trong nhiều ngày
Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
• Đi cầu ra máu; Phân có lẫn máu hoặc sẫm màu;
Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy. • Đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng
• Đau quặn bụng, cảm giác đi không hết phân sau mỗi lần đi đại tiện
Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
• Suy nhược mệt mỏi, rối loạn hô hấp, khó thở, vàng da
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Đây là hệ lụy của các triệu chứng chảy máu ở ung thư đại tràng, từ đó gây thiếu máu dẫn đến các tình trạng cơ thể mệt mỏi, yếu sức, da xanh xao vàng vọt
• Sụt cân không chủ ý:
Không phải do tập luyện hay ăn kiêng mà cơ thể giảm cân đột ngột thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa
Nguyên nhân của sụt cân là do khi tế bào ung thư phát triển làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, lúc này cơ thể phải dùng protein để bù đắp, giữ lại chức năng của các tạng quan trọng song cũng làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho các tế bào khác, đồng thời cũng do việc bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon, khối u cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
Kết quả là giảm khối lượng cơ, sụt cân trầm trọng ở bệnh nhân ung thư. Những yếu tố dễ dẫn đến nguy cơ ung thư đại tràng
Bác sĩ Trần Nhật Tiến - BV Ung Bướu Hà Nội đã chia sẻ trong chương trình Sống khỏe 360 về những người có khả năng cao bị ung thư đại tràng:
• Những người trên 50 tuổi tuổi: 90% ung thư đại tràng ở người trên 50 tuổi;
• Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng hoặc polyp;
• Người tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường hoặc thói quen ăn uống hay lối sống;
• Đàn ông nhiều nguy cơ bị bệnh hơn so với phụ nữ;
• Người mắc bệnh viêm ruột, Crohn hoặc viêm loét đại tràng;
• Người mắc bệnh tiểu đường.
• Hút thuốc lá: Đặc biệt là những người đã hút thuốc trong nhiều năm.
• Uống rượu: Nghiên cứu cho thấy một liên kết giữa việc tiêu thụ rượu (ngay cả khi nó là trung bình) và một số loại ung thư vú, đại tràng và trực tràng, thực quản, thanh quản, gan, miệng - họng;
• Bệnh béo phì và thừa cân;
• Không hoạt động thể lực;
• Chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến và ít trái cây, rau;
• Sống và làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Các biện pháp phòng ngừa
• Bỏ hút thuốc lá;
• Hoạt động thể chất;
• Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh;
• Hạn chế uống rượu;
• Ăn đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc;
• Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến-bảo quản).
Ung thư đại trực tràng thường không gây ra các dấu hiệu hoặc biểu hiện cho đến khi nó phát triển hoặc lan rộng. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xét nghiệm ung thư đại trực tràng trước khi có bất kỳ triệu chứng ung thư đại tràng nghi ngờ nào.
Khái quát về ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng, hay còn được gọi là ung thư ruột già, là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào trong thành đại tràng. Đây là một loại ung thư phổ biến và thường gặp ở người trưởng thành. Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, nơi nước và chất thải từ thức ăn được hấp thụ và tạo thành phân trước khi được loại bỏ khỏi cơ thể.
Ung thư đại tràng thường phát triển từ các polyp, các định thể tế bào không bình thường, trên thành nội mạc của đại tràng. Một số polyp có thể trở thành ung thư theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng
Theo các chuyên gia, ung thư đại tràng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu ung thư đại tràng nào trong giai đoạn đầu của bệnh vì khi đó khối u còn rất nhỏ, nhưng nếu có thì sẽ có những triệu chứng hoặc dấu hiệu sau. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ nếu cơ thể có những triệu chứng sau:
• Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng sớm nhất và có ở 70 - 80% bệnh nhân ung thư đại tràng.
Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau không theo một quy luật nào: có thể đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn, vị trí đau thường ở vùng bị ung thư. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều. • Thay đổi thói quen đi cầu (đi tiêu) như tiêu chảy, táo bón:
Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
• Phân dẹt kéo dài trong nhiều ngày
Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
• Đi cầu ra máu; Phân có lẫn máu hoặc sẫm màu;
Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy. • Đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng
• Đau quặn bụng, cảm giác đi không hết phân sau mỗi lần đi đại tiện
Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
• Suy nhược mệt mỏi, rối loạn hô hấp, khó thở, vàng da
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Đây là hệ lụy của các triệu chứng chảy máu ở ung thư đại tràng, từ đó gây thiếu máu dẫn đến các tình trạng cơ thể mệt mỏi, yếu sức, da xanh xao vàng vọt
• Sụt cân không chủ ý:
Không phải do tập luyện hay ăn kiêng mà cơ thể giảm cân đột ngột thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa
Nguyên nhân của sụt cân là do khi tế bào ung thư phát triển làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, lúc này cơ thể phải dùng protein để bù đắp, giữ lại chức năng của các tạng quan trọng song cũng làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho các tế bào khác, đồng thời cũng do việc bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon, khối u cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
Kết quả là giảm khối lượng cơ, sụt cân trầm trọng ở bệnh nhân ung thư. Những yếu tố dễ dẫn đến nguy cơ ung thư đại tràng
Bác sĩ Trần Nhật Tiến - BV Ung Bướu Hà Nội đã chia sẻ trong chương trình Sống khỏe 360 về những người có khả năng cao bị ung thư đại tràng:
• Những người trên 50 tuổi tuổi: 90% ung thư đại tràng ở người trên 50 tuổi;
• Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng hoặc polyp;
• Người tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường hoặc thói quen ăn uống hay lối sống;
• Đàn ông nhiều nguy cơ bị bệnh hơn so với phụ nữ;
• Người mắc bệnh viêm ruột, Crohn hoặc viêm loét đại tràng;
• Người mắc bệnh tiểu đường.
• Hút thuốc lá: Đặc biệt là những người đã hút thuốc trong nhiều năm.
• Uống rượu: Nghiên cứu cho thấy một liên kết giữa việc tiêu thụ rượu (ngay cả khi nó là trung bình) và một số loại ung thư vú, đại tràng và trực tràng, thực quản, thanh quản, gan, miệng - họng;
• Bệnh béo phì và thừa cân;
• Không hoạt động thể lực;
• Chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến và ít trái cây, rau;
• Sống và làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Các biện pháp phòng ngừa
• Bỏ hút thuốc lá;
• Hoạt động thể chất;
• Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh;
• Hạn chế uống rượu;
• Ăn đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc;
• Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến-bảo quản).
Ung thư đại trực tràng thường không gây ra các dấu hiệu hoặc biểu hiện cho đến khi nó phát triển hoặc lan rộng. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xét nghiệm ung thư đại trực tràng trước khi có bất kỳ triệu chứng ung thư đại tràng nghi ngờ nào.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng