Thiếu sắt trong quá trình mang thai có thể gây ra hậu quả gì?

- Mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại khoáng chất như canxi, folate, sắt, … Vậy, có bao giờ mẹ thắc mắc, sắt đóng vai trò như thế nào trong quá trình mang thai của mẹ. Hay liệu mẹ có cần bổ sung thêm sắt không? Nếu có thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Vai trò của sắt trong thời kỳ mang thai 
Sắt trong thai kỳ rất cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác. Khi mang thai, lượng máu cần cho cơ thể nhiều hơn gần 50% so với bình thường, do đó, vai trò của sắt thậm chí lại còn quan trọng hơn. 
Ngay cả trước khi mang thai, cơ thể bạn vẫn cần sắt vì:
Sắt giúp tạo ra huyết sắc tố, protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác.
Sắt là một thành phần quan trọng của myoglobin (một loại protein giúp cung cấp oxy cho cơ), collagen (một loại protein trong xương, sụn và các mô liên kết khác) và nhiều enzym.
Sắt giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần nhiều khoáng chất thiết yếu này hơn bởi vì: 
Lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai, do đó, mẹ cần thêm sắt để tạo ra nhiều huyết sắc tố hơn.
Cơ thể mẹ cũng cần thêm chất sắt cho em bé đang lớn và nhau thai được duy trì, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Nhiều phụ nữ cần nhiều sắt hơn vì họ bắt đầu mang thai với lượng sắt dự trữ không đủ.
Thiếu sắt trong quá trình mang thai có thể gây ra hậu quả gì? 1
Hậu quả của việc thiếu sắt khi mang thai? 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu sắt. Thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu máu trầm trọng có liên quan đến sinh non, nhẹ cân và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Bà bầu cần bao nhiêu sắt là đủ?
Phụ nữ mang thai cần nhiều chất sắt hơn đáng kể so với phụ nữ không mang thai.
Phụ nữ mang thai (ở mọi lứa tuổi) cần: 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày
Phụ nữ không mang thai từ 14 đến 18 tuổi cần: 15 mg mỗi ngày
Phụ nữ không mang thai từ 19 đến 50 tuổi cần: 18 mg mỗi ngày
Lưu ý: Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10 mg sắt mỗi ngày, ít hơn so với phụ nữ mang thai và không mang thai bởi nhiều nghiên cứu cho rằng phụ nữ cho con bú chưa có kinh nên cần ít chất sắt hơn.
Bao nhiêu sắt là quá nhiều cho phụ nữ mang thai?
Phụ nữ mang thai nhận được không quá 45 miligam sắt mỗi ngày. Nếu dùng nhiều hơn mức đó, nó có thể khiến nồng độ sắt trong máu tăng quá cao, có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và bé như nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. 
Thiếu sắt trong quá trình mang thai có thể gây ra hậu quả gì? 2
Các thực phẩm giàu sắt cho bà bầu
Để đảm bảo mẹ có đủ chất sắt để nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho thai nhi, hãy ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày.
Có hai dạng sắt: heme và non-heme. Sắt heme chỉ được tìm thấy trong các nguồn động vật và cơ thể dễ hấp thụ hơn. Sắt không phải heme được tìm thấy trong thực vật, thực phẩm tăng cường chất sắt và chất bổ sung.
Lưu ý: Gan cung cấp hàm lượng sắt rất cao, nhưng nó cũng chứa lượng vitamin A không an toàn, vì vậy tốt nhất mẹ nên hạn chế ăn nhiều gan khi mang thai.
Nguồn sắt heme tốt: thịt bò nạc, lườn gà, thịt sẫm màu, cá ngừ, thịt lợn thăn, sườn, … 
Nguồn sắt không phải heme tốt: ngũ cốc ăn liền tăng cường chất sắt, bột yến mạch ăn liền, đậu nành, đậu lăng, đậu, đậu xanh, đậu đen, rau chân vịt, hạt bí ngô rang, … 
Thiếu sắt trong quá trình mang thai có thể gây ra hậu quả gì? 3
Như vậy, sắt là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với các mẹ trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể qua việc bổ sung thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày. Hãy cùng thực hiện thử thách mỗi ngày một món ngon từ thực phẩm giàu chất sắt để đảm bảo cơ thể mẹ luôn đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai nhé. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây