Hạ đường huyết khi mang thai và những mối nguy hiểm mẹ bầu cần phải biết
2023-11-15T23:20:35+07:00 2023-11-15T23:20:35+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/ha-duong-huyet-khi-mang-thai-va-nhung-moi-nguy-hiem-me-bau-can-phai-biet-2778.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/ha-duong-huyet-khi-mang-thai-va-nhung-moi-nguy-hiem-me-bau-can-phai-biet-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/11/2023 16:34 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Các mẹ bầu thường e ngại tình trạng tăng đường huyết dẫn đến tiểu đường thai kỳ, bởi những rủi ro cực kỳ nguy hiểm mà nó gây ra. Tuy nhiên, trường hợp ngược lại, hạ đường huyết khi mang thai cũng gây ra hệ lụy khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Vậy dấu hiệu và nguyên nhân hạ đường huyết khi mang thai là gì, gây biến chứng gì cho mẹ và bé, cách khắc phục ra sao? Mời bạn tham khảo những thông tin bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
Hạ đường huyết khi mang thai là gì?
Hạ đường huyết khi mang thai là tình trạng mẹ bầu bị giảm lượng đường trong máu xuống mức thấp hơn mức đường huyết bình thường trong thai kỳ (<60mg/dl). Lượng đường dao động nhẹ trong thai kỳ là bình thường, nhưng nếu lượng đường giảm liên tục thì được gọi là hạ đường huyết và cần phải thực hiện một số biện pháp khắc phục.
Tình trạng tụt đường huyết có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ bị hạ đường huyết rất cao từ 19-44%. Mặc dù vậy, mẹ bầu không bị tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết khi mang thai. Dấu hiệu mẹ bầu bị hạ đường huyết
Tình trạng hạ đường huyết thường khiến phụ nữ mang thai kiệt sức và không có đủ năng lượng để thai nhi phát triển và trao đổi chất, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy, mẹ bầu cần nắm rõ những dấu hiệu hạ đường huyết để có phương án thăm khám và điều trị thích hợp.
• Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, kiệt sức;
• Mặt tái nhợt, xanh xao;
• Mờ mắt, chóng mặt, mất cân bằng;
• Run rẩy, đổ mồ hôi;
• Khó thở, tim đập nhanh;
• Đau đầu, khó tập trung, khó suy nghĩ;
• Cảm thấy đói bụng thường xuyên;
• Cảm giác lo lắng, hay cáu kỉnh;
• Tê hoặc ngứa ran ở tay, môi và lưỡi;
• Gặp ác mộng thường xuyên;
• Khó thức dậy vào buổi sáng.
Bà bầu bị hạ đường huyết nếu không được hỗ trợ kịp thời ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên sẽ có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn như co giật, nói lắp, bất tỉnh,...
Những nguy cơ mẹ và bé gặp phải khi hạ đường huyết
Bất kỳ giá trị bất thường nào của đường huyết đều có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do vậy, nếu chứng hạ đường huyết diễn ra liên tục, mức độ trầm trọng, thì nó đã trở thành vấn đề tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho thai phụ. Cụ thể như sau:
• Những đợt hạ đường huyết cấp tính với những dấu hiệu như mờ mắt, chóng mặt, mất cân bằng khi mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là khi mẹ đang làm việc quan trọng như lái xe.
• Hạ đường huyết do insulin gây ra trong 3 tháng cuối ở những mẹ bầu bị tiểu đường có thể làm tăng cử động của thai nhi và giảm sự thay đổi nhịp tim của thai nhi.
Không những thế, hạ đường huyết khi mang thai còn có liên quan đến các vấn đề như: u insulin tuyến tụy, sốt rét ác tính, hội chứng HELLP, bệnh gan tối cấp nghiêm trọng và thiếu hụt ACTH và/hoặc hormone tăng trưởng.
• Hạ đường huyết tương đối, một tình trạng thường xảy ra ở mẹ bầu có huyết áp bình thường nhưng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, có thể dẫn đến hạ đường huyết và hạ insulin trong máu của thai nhi, đồng thời khiến thai nhi phát triển kém.
• Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị hạ đường huyết có nguy cơ bị các đợt hạ đường huyết từ khi mới sinh. Em bé cũng có thể có những bất thường về tinh thần hoặc thể chất.
• Lượng đường trong máu thấp thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết
Hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai thường xảy ra do quá trình điều trị bệnh tiểu đường không khoa học hoặc do cơ thể mẹ bầu không được cung cấp đủ năng lượng. Những nguyên nhân gây hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai phổ biến là:
• Sử dụng thuốc insulin quá liều
• Nhịn ăn, không ăn đúng bữa, bỏ lỡ một bữa ăn/bữa ăn nhẹ
• Ăn uống không đủ chất hoặc ăn kiêng không đúng cách
• Không ăn đủ carbohydrate để tiêm insulin
• Tập thể dục quá sức, không có kế hoạch khoa học
• Uống quá nhiều rượu bia hoặc uống rượu bia mà không ăn
• Có các vấn đề về sức khỏe như viêm gan cấp tính, suy nội tạng, thiếu hụt enzym, khối u tụy… có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Tuy nhiên, đôi khi hạ đường huyết thai kỳ xảy ra nhưng không có nguyên nhân rõ ràng nào. Cách xử lý khi bị hạ đường huyết
Cách xử lý khi mẹ bầu bị hạ đường huyết là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy thực hiện những biện pháp dưới đây nếu nhận thấy các dấu hiệu mẹ bầu bị hạ đường huyết:
• Đầu tiên, khi xuất hiện các dấu hiệu bị hạ đường huyết, bà bầu cần ngồi xuống và nghỉ ngơi, kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách dùng máy đo đường huyết nhanh để chắc chắn mình bị hạ đường huyết chứ không phải tăng đường huyết (do 2 bệnh lý này có triệu chứng giống nhau).
• Ăn hoặc uống ngay một ít thực phẩm có lượng calo cao, chứa carbohydrate, chẳng hạn như một viên kẹo, một miếng bánh ngọt, một ly nước đường, hoặc cũng có thể là một ly nước ép trái cây nguyên chất nhỏ (mặc dù không đem lại hiệu quả nhanh chóng).
• Trong những trường hợp nghiêm trọng cần đưa đi cấp cứu kịp thời. Nếu tình trạng hạ đường huyết khi mang thai diễn ra thường xuyên, mẹ bầu cần đi khám và được theo dõi định kỳ bởi bác sĩ để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
Bên cạnh các cách khắc phục hạ đường huyết thai kỳ; bạn cần lưu ý những điều sau:
• Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh bỏ bữa.
• Tập thể dục khoa học với một lịch trình hợp lý, tránh tập các bài tập quá sức.
• Luôn mang theo một bữa ăn nhẹ bên mình để giúp khắc phục nhanh khi có dấu hiệu tụt đường huyết.
• Luôn mang theo bên mình một loại thực phẩm carbohydrate tác dụng nhanh như viên nén dextrose hoặc đồ uống có đường và một món ăn nhẹ lành mạnh như chuối.
Hạ đường huyết khi mang thai có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho mẹ và bé. Song, bệnh có thể được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tự theo dõi các triệu chứng nghi ngờ và tuân thủ chế độ tái khám, điều trị của bác sĩ. v
Hạ đường huyết khi mang thai là gì?
Hạ đường huyết khi mang thai là tình trạng mẹ bầu bị giảm lượng đường trong máu xuống mức thấp hơn mức đường huyết bình thường trong thai kỳ (<60mg/dl). Lượng đường dao động nhẹ trong thai kỳ là bình thường, nhưng nếu lượng đường giảm liên tục thì được gọi là hạ đường huyết và cần phải thực hiện một số biện pháp khắc phục.
Tình trạng tụt đường huyết có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ bị hạ đường huyết rất cao từ 19-44%. Mặc dù vậy, mẹ bầu không bị tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết khi mang thai. Dấu hiệu mẹ bầu bị hạ đường huyết
Tình trạng hạ đường huyết thường khiến phụ nữ mang thai kiệt sức và không có đủ năng lượng để thai nhi phát triển và trao đổi chất, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy, mẹ bầu cần nắm rõ những dấu hiệu hạ đường huyết để có phương án thăm khám và điều trị thích hợp.
• Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, kiệt sức;
• Mặt tái nhợt, xanh xao;
• Mờ mắt, chóng mặt, mất cân bằng;
• Run rẩy, đổ mồ hôi;
• Khó thở, tim đập nhanh;
• Đau đầu, khó tập trung, khó suy nghĩ;
• Cảm thấy đói bụng thường xuyên;
• Cảm giác lo lắng, hay cáu kỉnh;
• Tê hoặc ngứa ran ở tay, môi và lưỡi;
• Gặp ác mộng thường xuyên;
• Khó thức dậy vào buổi sáng.
Bà bầu bị hạ đường huyết nếu không được hỗ trợ kịp thời ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên sẽ có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn như co giật, nói lắp, bất tỉnh,...
Những nguy cơ mẹ và bé gặp phải khi hạ đường huyết
Bất kỳ giá trị bất thường nào của đường huyết đều có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do vậy, nếu chứng hạ đường huyết diễn ra liên tục, mức độ trầm trọng, thì nó đã trở thành vấn đề tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho thai phụ. Cụ thể như sau:
• Những đợt hạ đường huyết cấp tính với những dấu hiệu như mờ mắt, chóng mặt, mất cân bằng khi mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là khi mẹ đang làm việc quan trọng như lái xe.
• Hạ đường huyết do insulin gây ra trong 3 tháng cuối ở những mẹ bầu bị tiểu đường có thể làm tăng cử động của thai nhi và giảm sự thay đổi nhịp tim của thai nhi.
Không những thế, hạ đường huyết khi mang thai còn có liên quan đến các vấn đề như: u insulin tuyến tụy, sốt rét ác tính, hội chứng HELLP, bệnh gan tối cấp nghiêm trọng và thiếu hụt ACTH và/hoặc hormone tăng trưởng.
• Hạ đường huyết tương đối, một tình trạng thường xảy ra ở mẹ bầu có huyết áp bình thường nhưng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, có thể dẫn đến hạ đường huyết và hạ insulin trong máu của thai nhi, đồng thời khiến thai nhi phát triển kém.
• Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị hạ đường huyết có nguy cơ bị các đợt hạ đường huyết từ khi mới sinh. Em bé cũng có thể có những bất thường về tinh thần hoặc thể chất.
• Lượng đường trong máu thấp thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết
Hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai thường xảy ra do quá trình điều trị bệnh tiểu đường không khoa học hoặc do cơ thể mẹ bầu không được cung cấp đủ năng lượng. Những nguyên nhân gây hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai phổ biến là:
• Sử dụng thuốc insulin quá liều
• Nhịn ăn, không ăn đúng bữa, bỏ lỡ một bữa ăn/bữa ăn nhẹ
• Ăn uống không đủ chất hoặc ăn kiêng không đúng cách
• Không ăn đủ carbohydrate để tiêm insulin
• Tập thể dục quá sức, không có kế hoạch khoa học
• Uống quá nhiều rượu bia hoặc uống rượu bia mà không ăn
• Có các vấn đề về sức khỏe như viêm gan cấp tính, suy nội tạng, thiếu hụt enzym, khối u tụy… có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Tuy nhiên, đôi khi hạ đường huyết thai kỳ xảy ra nhưng không có nguyên nhân rõ ràng nào. Cách xử lý khi bị hạ đường huyết
Cách xử lý khi mẹ bầu bị hạ đường huyết là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy thực hiện những biện pháp dưới đây nếu nhận thấy các dấu hiệu mẹ bầu bị hạ đường huyết:
• Đầu tiên, khi xuất hiện các dấu hiệu bị hạ đường huyết, bà bầu cần ngồi xuống và nghỉ ngơi, kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách dùng máy đo đường huyết nhanh để chắc chắn mình bị hạ đường huyết chứ không phải tăng đường huyết (do 2 bệnh lý này có triệu chứng giống nhau).
• Ăn hoặc uống ngay một ít thực phẩm có lượng calo cao, chứa carbohydrate, chẳng hạn như một viên kẹo, một miếng bánh ngọt, một ly nước đường, hoặc cũng có thể là một ly nước ép trái cây nguyên chất nhỏ (mặc dù không đem lại hiệu quả nhanh chóng).
• Trong những trường hợp nghiêm trọng cần đưa đi cấp cứu kịp thời. Nếu tình trạng hạ đường huyết khi mang thai diễn ra thường xuyên, mẹ bầu cần đi khám và được theo dõi định kỳ bởi bác sĩ để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
Bên cạnh các cách khắc phục hạ đường huyết thai kỳ; bạn cần lưu ý những điều sau:
• Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh bỏ bữa.
• Tập thể dục khoa học với một lịch trình hợp lý, tránh tập các bài tập quá sức.
• Luôn mang theo một bữa ăn nhẹ bên mình để giúp khắc phục nhanh khi có dấu hiệu tụt đường huyết.
• Luôn mang theo bên mình một loại thực phẩm carbohydrate tác dụng nhanh như viên nén dextrose hoặc đồ uống có đường và một món ăn nhẹ lành mạnh như chuối.
Hạ đường huyết khi mang thai có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho mẹ và bé. Song, bệnh có thể được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tự theo dõi các triệu chứng nghi ngờ và tuân thủ chế độ tái khám, điều trị của bác sĩ. v
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng