Cảm giác đói khi mang thai - Làm sao để mẹ có thể kiểm soát cơn đói của mình

- Cảm giác đói gia tăng khi mang thai là một hiện tượng rất phổ biến, bởi vì cơ thể mẹ đang tạo nên một sự phát triển rất lớn cho em bé. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi, mẹ cần tăng cường lượng calo trong chế độ ăn uống no lâu hơn.
Vừa mới ăn sáng, và mẹ đã cảm thấy đói cho bữa trưa? Đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến trong thời gian mang thai. Vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và làm cách nào mẹ có thể kiểm soát cơn đói của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Nguyên nhân tại sao mẹ luôn cảm thấy đói khi mang thai
Việc mẹ cảm thấy đói nhiều hơn trong quá trình mang thai là hoàn toàn bình thường bởi cơ thể mẹ phải làm việc chăm chỉ hơn để hỗ trợ em bé phát triển và điều này đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong thức ăn của mẹ cũng thúc đẩy những thay đổi trong cơ thể khi mang thai – bao gồm tăng cường lượng máu, giúp ngực và tử cung phát triển, tăng lượng mỡ dự trữ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên nếu mẹ cảm thấy đói khi mang thai. 
Cảm giác đói khi mang thai 3
2. Khi nào là giai đoạn cơn đói của mẹ đạt đỉnh điểm? 
• Giai đoạn 1 (3 tháng đầu) 
Ở giai đoạn đầu, sự buồn nôn và ốm nghén có thể khiến mẹ không muốn ăn nhiều bất cứ thứ gì. Việc này không có ảnh hưởng xấu nào cả vì em bé còn rất nhỏ và mẹ cũng chưa cần ăn thêm nhiều calo. Thông thường, mẹ sẽ tăng khoảng 1-2 trong tam cá nguyệt đầu tiên (và không tăng cân chút nào cũng không sao).
• Giai đoạn 2 (3 tháng giữa) 
Sau tuần thứ 14 của thai kỳ, thông thường mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy bớt ốm nghén hơn và cảm giác thèm ăn quay trở lại. Từ lúc này, em bé lớn rất nhanh và cần nhiều chất dinh dưỡng để tạo xương, cơ và các mô của cơ thể. 
Do đó, ở giai đoạn này, hầu hết phụ nữ mang thai khỏe mạnh cần ăn nhiều hơn khoảng 300 đến 350 calo mỗi ngày so với trước khi thụ thai và đây cũng là giai đoạn mà mẹ thường xuyên thèm ăn và cảm thấy đói. 
• Giai đoạn 3 (3 tháng cuối) 
Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ cần 450 calo bổ sung mỗi ngày, tuy nhiên lúc này, cảm giác đói khi mang thai có xu hướng giảm dần. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần ăn nhiều calo hơn nhưng sẽ muốn ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé.
Cảm giác đói khi mang thai 2
3. Khi nào cần kiểm soát cảm giác thèm ăn trong quá trình mang thai? 
Cảm giác đói khi mang thai là một phản ứng hoàn toàn bình thường và lành mạnh đối với việc sinh em bé. Tuy nhiên, nếu mẹ thường xuyên thèm thực phẩm có ít giá trị dinh dưỡng hoặc gây tăng cân quá nhiều thì hãy kiểm soát lại nhé. 
• Một số mẹo giúp kiểm soát cơn đói khi mang thai:
• Ăn thường xuyên và ăn nhiều bữa nhỏ thay (6 bữa thay vì 3 bữa như bình thường).
• Tập trung vào protein, chất xơ và chất béo lành mạnh (không bão hòa) ở mỗi bữa ăn để giúp cơ thể không bị đói.
• Cắt giảm hoặc loại bỏ thực phẩm rỗng dinh dưỡng: đồ uống có đường, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói chỉ bổ sung thêm calo mà không có lợi cho cơ thể.
• Hãy đặt mục tiêu uống khoảng 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày do nước hỗ trợ tiêu hóa và giúp các chất dinh dưỡng phân tán khắp cơ thể. 
• Ưu tiên giấc, ít nhất là 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Nếu cơ thể quá mệt mỏi cũng có thể ảnh hưởng đến hormone gây đói, cồn cào ở bụng.
• Một số lưu ý giúp bạn thỏa mãn cơn đói khi mang thai
Để đảm bảo rằng bạn đang nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng, hãy tập trung vào:
• Rau và trái cây (1 nửa khẩu phần)
• Ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì và mì ống nguyên hạt, yến mạch, quinoa, lúa mạch, gạo lứt 
• Sữa ít béo, bao gồm sữa chua, sữa và phô mai
• Thực phẩm giàu protein, đặc biệt là các loại đậu, cá, trứng, thịt gia cầm và thịt nạc
Cảm giác đói khi mang thai 1
Như vậy, đừng quá lo lắng về cảm giác đói mà điều quan trọng khi mang thai là mẹ cần đảm bảo việc ăn uống lành mạnh và cân bằng. Mẹ có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với những thực phẩm giàu dinh dưỡng để giữ cho cơ thể được cung cấp năng lượng thường xuyên và không cảm thấy đói quá lâu. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây