7 Cách tránh dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai
2023-09-22T15:46:06+07:00 2023-09-22T15:46:06+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/7-cach-tranh-di-tat-bam-sinh-truoc-va-trong-khi-mang-thai-1457.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/7-cach-tranh-di-tat-bam-sinh-truoc-va-trong-khi-mang-thai-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/06/2023 16:15 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn bẩm sinh là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng xảy ra ở trẻ sơ sinh, phổ biến nhất là dị tật ống thần kinh (NTD), dị tật tim bẩm sinh, hội chứng Down, v.v. Có một số yếu tố dẫn đến dị tật bẩm sinh, trong đó yếu tố môi trường chiếm 10-25%, 20% là do di truyền và 70% không rõ nguyên nhân.
Dị tật bẩm sinh là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, bắt đầu xuất hiện từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể, từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và thể chất cho con. Bài viết này sẽ đề cập đến một số dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh phổ biến.
1. Bổ sung Axit Folic
Nếu bạn đang thắc mắc loại vitamin nào có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ em thì câu trả lời chính là Axit Folic. Đây là một loại vitamin B thiết yếu cho trẻ sơ sinh, sự thiếu hụt axit folic có thể gây ra dị tật ống thần kinh (NTDs) như nứt đốt sống, thiếu não,... Người ta ước tính rằng khoảng 70% NTD có thể được ngăn ngừa nếu phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai cung cấp đủ lượng folate trong cơ thể. Liều lượng axit folic hàng ngày được khuyến nghị là 400 microgam (mcg) mỗi ngày trước khi mang thai trong khoảng 3 tháng và 800 mcg khi mang thai. 2. Bỏ rượu
Rượu là một chất gây quái thai nổi tiếng gây ra một loạt các khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Uống quá nhiều rượu sẽ gây ra rối loạn phổ rượu ở thai nhi, dẫn đến thiểu năng trí tuệ ở trẻ em.
Nguyên nhân là do rượu chứa nhiều chất độc hại và khi sử dụng, nó sẽ hòa vào trong máu đi qua dây rốn nên không có một lượng rượu an toàn nào mẹ có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất là tránh uống rượu dưới mọi hình thức.
3. Đảm bảo lượng i-ốt thích hợp
Mặc dù tình trạng thiếu i-ốt không phổ biến ở phụ nữ, nhưng khi mang thai, nhu cầu về i-ốt của cơ thể bạn tăng lên. Thiếu i-ốt có thể dẫn đến suy giảm phát triển nhận thức thần kinh, tăng nguy cơ tử vong ở thai nhi và dẫn đến chứng đần độn, khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và tinh thần. L
Lượng iốt được khuyến nghị là 150 mcg mỗi ngày dưới dạng kali iodua trước khi mang thai, trong khi mang thai và trong khi cho con bú. 4. Tránh thuốc lá và ma túy
Hút thuốc trong khi mang thai có nguy cơ sinh non, tử vong ở trẻ sơ sinh và dị tật bẩm sinh như sứt môi hoặc hở hàm ếch. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cả cho mẹ và con; do đó, hãy tuyệt đối tránh ở gần những người hút thuốc trong quá tình mang thai.
Ngoài ra, các loại thuốc bất hợp pháp như cần sa và những loại khác cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non và nhẹ cân. 5. Tránh các chất gây ô nhiễm và hóa chất
Có một số hóa chất và độc tố môi trường có thể đi qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể của bé. Một số chất độc phổ biến nhất đến từ dung môi trong sơn, chất pha loãng, xăng dầu, sơn có chì, chất tẩy rửa gia dụng và thậm chí một số sản phẩm chăm sóc cá nhân như nước hoa, sơn móng tay và màu tóc. Hãy giảm việc sử dụng các sản phẩm như vậy trước và trong khi mang thai để bạn có thể giảm thiểu nguy cơ dị tật ở bé đi đáng kể.
Ngoài ra, mẹ có thể chuyển sang các sản phẩm chăm sóc cá nhân tự nhiên chứa các thành phần an toàn, lành tính hơn.
6. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng trước khi mang thai
Đây là một điều vô cùng quan trọng vì một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư và tuyến giáp, thuốc trị mụn lithium, thuốc chống trầm cảm, v.v., có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu mẹ tiếp tục sử dụng trong khi mang thai.
Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ và lựa chọn chuyển sang những biện pháp an toàn hơn. Bạn cũng cần nói chuyện với bác sĩ về các loại vắc-xin vì một số vắc-xin bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh cho con. 7. Lên kế hoạch mang thai sớm và có một lối sống lành mạnh
Khi quyết định mang thai, ba mẹ cần lên kế hoạch dài hạn và bắt đầu sống một lối sống lành mạnh về dinh dưỡng, tập thể dục và loại bỏ những thói quen xấu. Hãy đảm bảo mẹ ăn các thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày để cơ thể có đủ nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng thiết yếu trước khi mang thai. Hãy cố gắng đạt được một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh; và nhớ rằng, chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên khiến con có nguy cơ bị biến chứng khi mang thai.
Mang thai là một quá trình đầy khó khăn, thách thức. Để đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, mẹ hãy lên kế hoạch mang thai từ sớm, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho bản thân và giữ an toàn cho bản thân và em bé trước, trong và sau quá trình mang thai.
1. Bổ sung Axit Folic
Nếu bạn đang thắc mắc loại vitamin nào có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ em thì câu trả lời chính là Axit Folic. Đây là một loại vitamin B thiết yếu cho trẻ sơ sinh, sự thiếu hụt axit folic có thể gây ra dị tật ống thần kinh (NTDs) như nứt đốt sống, thiếu não,... Người ta ước tính rằng khoảng 70% NTD có thể được ngăn ngừa nếu phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai cung cấp đủ lượng folate trong cơ thể. Liều lượng axit folic hàng ngày được khuyến nghị là 400 microgam (mcg) mỗi ngày trước khi mang thai trong khoảng 3 tháng và 800 mcg khi mang thai. 2. Bỏ rượu
Rượu là một chất gây quái thai nổi tiếng gây ra một loạt các khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Uống quá nhiều rượu sẽ gây ra rối loạn phổ rượu ở thai nhi, dẫn đến thiểu năng trí tuệ ở trẻ em.
Nguyên nhân là do rượu chứa nhiều chất độc hại và khi sử dụng, nó sẽ hòa vào trong máu đi qua dây rốn nên không có một lượng rượu an toàn nào mẹ có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất là tránh uống rượu dưới mọi hình thức.
3. Đảm bảo lượng i-ốt thích hợp
Mặc dù tình trạng thiếu i-ốt không phổ biến ở phụ nữ, nhưng khi mang thai, nhu cầu về i-ốt của cơ thể bạn tăng lên. Thiếu i-ốt có thể dẫn đến suy giảm phát triển nhận thức thần kinh, tăng nguy cơ tử vong ở thai nhi và dẫn đến chứng đần độn, khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và tinh thần. L
Lượng iốt được khuyến nghị là 150 mcg mỗi ngày dưới dạng kali iodua trước khi mang thai, trong khi mang thai và trong khi cho con bú. 4. Tránh thuốc lá và ma túy
Hút thuốc trong khi mang thai có nguy cơ sinh non, tử vong ở trẻ sơ sinh và dị tật bẩm sinh như sứt môi hoặc hở hàm ếch. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cả cho mẹ và con; do đó, hãy tuyệt đối tránh ở gần những người hút thuốc trong quá tình mang thai.
Ngoài ra, các loại thuốc bất hợp pháp như cần sa và những loại khác cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non và nhẹ cân. 5. Tránh các chất gây ô nhiễm và hóa chất
Có một số hóa chất và độc tố môi trường có thể đi qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể của bé. Một số chất độc phổ biến nhất đến từ dung môi trong sơn, chất pha loãng, xăng dầu, sơn có chì, chất tẩy rửa gia dụng và thậm chí một số sản phẩm chăm sóc cá nhân như nước hoa, sơn móng tay và màu tóc. Hãy giảm việc sử dụng các sản phẩm như vậy trước và trong khi mang thai để bạn có thể giảm thiểu nguy cơ dị tật ở bé đi đáng kể.
Ngoài ra, mẹ có thể chuyển sang các sản phẩm chăm sóc cá nhân tự nhiên chứa các thành phần an toàn, lành tính hơn.
6. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng trước khi mang thai
Đây là một điều vô cùng quan trọng vì một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư và tuyến giáp, thuốc trị mụn lithium, thuốc chống trầm cảm, v.v., có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu mẹ tiếp tục sử dụng trong khi mang thai.
Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ và lựa chọn chuyển sang những biện pháp an toàn hơn. Bạn cũng cần nói chuyện với bác sĩ về các loại vắc-xin vì một số vắc-xin bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh cho con. 7. Lên kế hoạch mang thai sớm và có một lối sống lành mạnh
Khi quyết định mang thai, ba mẹ cần lên kế hoạch dài hạn và bắt đầu sống một lối sống lành mạnh về dinh dưỡng, tập thể dục và loại bỏ những thói quen xấu. Hãy đảm bảo mẹ ăn các thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày để cơ thể có đủ nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng thiết yếu trước khi mang thai. Hãy cố gắng đạt được một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh; và nhớ rằng, chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên khiến con có nguy cơ bị biến chứng khi mang thai.
Mang thai là một quá trình đầy khó khăn, thách thức. Để đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, mẹ hãy lên kế hoạch mang thai từ sớm, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho bản thân và giữ an toàn cho bản thân và em bé trước, trong và sau quá trình mang thai.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng