Nghe âm thanh quá lớn có tác hại như thế nào tới sức khoẻ?
2023-02-07T11:48:00+07:00 2023-02-07T11:48:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/nghe-am-thanh-qua-lon-co-tac-hai-nhu-the-nao-toi-suc-khoe-562.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/nghe-am-thanh-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/02/2023 11:48 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Thương tổn dù nhỏ đến bất kỳ phần nào của tai đều có khả năng làm chúng ta mất thính giác. Âm thanh quá lớn gây hại rất lớn đến phần tai trong (ốc tai) của chúng ta. Tiếng ồn có thể phá hủy các màng và tế bào trong ốc tai.
Chúng ta sống trong 1 thế giới có thể gọi là ô nhiễm tiếng ồn. Quanh chúng ta đầy âm thanh. Tiếng còi báo động ô tô. Những chuyến tàu rú rít. Tiếng máy bay ầm ầm buồn tẻ. Thậm chí tiếng loa đài hát rong, những loa hát của những nhà hàng hè phố không ngừng. Chỉ cần đọc những cụm từ đó có thể khiến bạn muốn bịt tai lại vì chúng là những âm thanh quá lớn.
Khi phát hiện nguy hiểm, con người chúng ta ưu tiên những gì chúng ta nghe thấy hơn là âm lượng của nó. Đó là lý do tại sao ngay cả trong khi ngủ, bộ não của bạn vẫn đang lắng nghe. Chỉ cần tiếng xe cộ qua lại bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của bạn một cách giận dữ cũng có thể khiến cơ thể bạn tiết ra cortisol, một loại hormone căng thẳng, ngay cả khi bạn còn chưa mở mắt.
Âm thanh quá nhiều gây phiền toái cho chúng ta đồng thời chúng còn có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bạn.
Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Mainz của Đức đã chỉ ra rằng âm thanh lớn có thể thực sự khiến tim bạn loạn nhịp. Đó được gọi là rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều này có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ và thậm chí là suy tim. Tuy nhiên, có lẽ để che chắn tiếng ồn các bạn trẻ sử dụng đeo tai nghe với thời gian rất lâu và với âm lượng khá to dù ở đâu, thậm chí người đi bên cạnh có thể nghe được bạn đó đang nghe nội dung gì. Nhưng dường như yếu tố sức khoẻ các bạn trẻ để sau sự đam mê nghe
1. Bao nhiêu dB được cho là ồn?
Âm thanh được đo bằng decibel (dB). Tiếng thì thầm khoảng 30 dB, cuộc trò chuyện bình thường khoảng 60dB và động cơ xe máy đang chạy khoảng 95dB. Tiếng ồn trên 70dB trong một thời gian dài có thể bắt đầu làm hỏng thính giác của bạn. Tiếng ồn lớn trên 120dB có thể gây hại ngay lập tức cho tai của bạn.
2. Tác hại của âm thanh lớn đến sức khỏe
Thính giác của bạn bị ảnh hưởng
Nếu bạn để ý, bạn có thể nhận ra rằng tai của bạn bỗng “rùng mình” và có cảm giác buồn buồn, ngứa ngáy bởi những tiếng ồn như tiếng búa khoan ngay bên ngoài nhà bạn. Nhưng bạn có thể không biết tại sao.
Đây chính là hiện tượng tiếp xúc tiếng ồn mạnh. Việc tiếp xúc với âm thanh quá lớn có thể làm hỏng hoặc phá hủy các tế bào lông có trong cơ quan thính giác của chúng ta.
Khoảng 10.000 tế bào lông nhỏ bên trong tai của chúng ta chịu trách nhiệm chuyển đổi mọi âm thanh mà chúng ta nghe được thành tín hiệu điện. Những tín hiệu đó sau đó được chuyển đến các trung tâm thính giác trong não của chúng ta, cho phép chúng ta đánh giá xem đâu là âm thanh cần thiết, đâu là tạp âm vào đâu là những thứ chúng ta muốn nghe.
Việc tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn có thể làm hỏng các tế bào lông ở trong khoang ốc xoắn nằm trong tai trong của bạn. Điều đó dẫn đến việc bạn rất có thể bị mất đi thính giác của mình.
Việc tiếp xúc lâu hoặc lặp đi lặp lại với âm thanh ở mức hoặc hơn 85 decibel, tương đương với giao thông tại 1 thành phố, khu đô thị đông đúc, có thể gây ra mất thính giác do tiếng ồn.
Viêm não
Trong nhiều nghiên cứu trong những năm trở lại đây, các chuyên gia y tế đã xác định rằng âm thanh quá lớn có thể làm tổn thương não của bạn. Có thể, nó sẽ gây ra viêm não.
Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho biết tiếng ồn làm hỏng các đầu dây thần kinh chịu trách nhiệm truyền thông tin ở dạng âm thanh sang dạng tín hiệu điện từ các tế bào lông đến não. Do đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mất thính giác có thể liên quan đến mất nhận thức, chẳng hạn như mất trí nhớ.
Khiến tâm trạng tồi tệ
Hãy tưởng tượng bạn phải làm việc trong một văn phòng có chuông báo khói liên tục kêu. Bạn sẽ kết thúc một ngày với tâm trạng tồi tệ. Điều này cũng đúng nếu bạn làm việc ở bất cứ nơi nào có tiếng ồn không mong muốn mà bạn không thể trốn thoát khỏi nó.
Chuyên gia giải thích rằng theo nghiên cứu tâm lý học, tâm trạng tồi tệ có xu hướng được kích hoạt bởi môi trường ồn ào, khiến cho quá trình xoa dịu vết thương chậm trễ.
Hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu
Tiếng ồn lớn làm sản sinh ra cortisol như trên. Đây là hormone căng thẳng, Nó làm tăng huyết áp và lượng đường trong máu của bạn, đồng thời làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể bạn.
Ô nhiễm tiếng ồn hay một số khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn, các tác động có thể giống nhau: gia tăng các bệnh nhiễm trùng và cảm lạnh. Các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường và loét dạ dày cũng liên quan đến căng thẳng.
Âm thanh quá lớn gây mất tập trung
Không phải ngẫu nhiên mà bạn khao khát sự yên bình và tĩnh lặng khi cố gắng học tập. Nếu bạn đang ở trong một môi trường ồn ào, “bộ não của bạn phải lọc ra tiếng ồn lớn để bạn… tập trung.
Công việc làm thêm đó lấy đi nguồn năng lượng quý giá dành cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, chẳng hạn như tập trung và giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu từ Thụy Điển cũng chỉ ra rằng tiếng ồn làm giảm trí nhớ của người làm việc và khiến họ mệt mỏi, ít có động lực làm việc so với bình thường.
Tiếng ồn vừa phải chúng ta sẽ còn có thể chịu đựng được trong thời gian nhất định, nhưng tiếng ồn quá lớn và thường xuyên gây những hậu quả tới trí não, tâm lý, cảm xúc của chúng ta nghiêm trọng. Hãy chú ý tránh xa các tiếng ồn lớn, âm thanh lớn, hạn chế đeo tai nghe để bảo vệ đôi tai của mình nhé.
Khi phát hiện nguy hiểm, con người chúng ta ưu tiên những gì chúng ta nghe thấy hơn là âm lượng của nó. Đó là lý do tại sao ngay cả trong khi ngủ, bộ não của bạn vẫn đang lắng nghe. Chỉ cần tiếng xe cộ qua lại bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của bạn một cách giận dữ cũng có thể khiến cơ thể bạn tiết ra cortisol, một loại hormone căng thẳng, ngay cả khi bạn còn chưa mở mắt.
Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Mainz của Đức đã chỉ ra rằng âm thanh lớn có thể thực sự khiến tim bạn loạn nhịp. Đó được gọi là rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều này có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ và thậm chí là suy tim. Tuy nhiên, có lẽ để che chắn tiếng ồn các bạn trẻ sử dụng đeo tai nghe với thời gian rất lâu và với âm lượng khá to dù ở đâu, thậm chí người đi bên cạnh có thể nghe được bạn đó đang nghe nội dung gì. Nhưng dường như yếu tố sức khoẻ các bạn trẻ để sau sự đam mê nghe
1. Bao nhiêu dB được cho là ồn?
Âm thanh được đo bằng decibel (dB). Tiếng thì thầm khoảng 30 dB, cuộc trò chuyện bình thường khoảng 60dB và động cơ xe máy đang chạy khoảng 95dB. Tiếng ồn trên 70dB trong một thời gian dài có thể bắt đầu làm hỏng thính giác của bạn. Tiếng ồn lớn trên 120dB có thể gây hại ngay lập tức cho tai của bạn.
2. Tác hại của âm thanh lớn đến sức khỏe
Thính giác của bạn bị ảnh hưởng
Nếu bạn để ý, bạn có thể nhận ra rằng tai của bạn bỗng “rùng mình” và có cảm giác buồn buồn, ngứa ngáy bởi những tiếng ồn như tiếng búa khoan ngay bên ngoài nhà bạn. Nhưng bạn có thể không biết tại sao.
Đây chính là hiện tượng tiếp xúc tiếng ồn mạnh. Việc tiếp xúc với âm thanh quá lớn có thể làm hỏng hoặc phá hủy các tế bào lông có trong cơ quan thính giác của chúng ta.
Khoảng 10.000 tế bào lông nhỏ bên trong tai của chúng ta chịu trách nhiệm chuyển đổi mọi âm thanh mà chúng ta nghe được thành tín hiệu điện. Những tín hiệu đó sau đó được chuyển đến các trung tâm thính giác trong não của chúng ta, cho phép chúng ta đánh giá xem đâu là âm thanh cần thiết, đâu là tạp âm vào đâu là những thứ chúng ta muốn nghe.
Việc tiếp xúc lâu hoặc lặp đi lặp lại với âm thanh ở mức hoặc hơn 85 decibel, tương đương với giao thông tại 1 thành phố, khu đô thị đông đúc, có thể gây ra mất thính giác do tiếng ồn.
Viêm não
Trong nhiều nghiên cứu trong những năm trở lại đây, các chuyên gia y tế đã xác định rằng âm thanh quá lớn có thể làm tổn thương não của bạn. Có thể, nó sẽ gây ra viêm não.
Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho biết tiếng ồn làm hỏng các đầu dây thần kinh chịu trách nhiệm truyền thông tin ở dạng âm thanh sang dạng tín hiệu điện từ các tế bào lông đến não. Do đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mất thính giác có thể liên quan đến mất nhận thức, chẳng hạn như mất trí nhớ.
Khiến tâm trạng tồi tệ
Hãy tưởng tượng bạn phải làm việc trong một văn phòng có chuông báo khói liên tục kêu. Bạn sẽ kết thúc một ngày với tâm trạng tồi tệ. Điều này cũng đúng nếu bạn làm việc ở bất cứ nơi nào có tiếng ồn không mong muốn mà bạn không thể trốn thoát khỏi nó.
Chuyên gia giải thích rằng theo nghiên cứu tâm lý học, tâm trạng tồi tệ có xu hướng được kích hoạt bởi môi trường ồn ào, khiến cho quá trình xoa dịu vết thương chậm trễ.
Hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu
Tiếng ồn lớn làm sản sinh ra cortisol như trên. Đây là hormone căng thẳng, Nó làm tăng huyết áp và lượng đường trong máu của bạn, đồng thời làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể bạn.
Ô nhiễm tiếng ồn hay một số khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn, các tác động có thể giống nhau: gia tăng các bệnh nhiễm trùng và cảm lạnh. Các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường và loét dạ dày cũng liên quan đến căng thẳng.
Âm thanh quá lớn gây mất tập trung
Không phải ngẫu nhiên mà bạn khao khát sự yên bình và tĩnh lặng khi cố gắng học tập. Nếu bạn đang ở trong một môi trường ồn ào, “bộ não của bạn phải lọc ra tiếng ồn lớn để bạn… tập trung.
Công việc làm thêm đó lấy đi nguồn năng lượng quý giá dành cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, chẳng hạn như tập trung và giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu từ Thụy Điển cũng chỉ ra rằng tiếng ồn làm giảm trí nhớ của người làm việc và khiến họ mệt mỏi, ít có động lực làm việc so với bình thường.
Tiếng ồn vừa phải chúng ta sẽ còn có thể chịu đựng được trong thời gian nhất định, nhưng tiếng ồn quá lớn và thường xuyên gây những hậu quả tới trí não, tâm lý, cảm xúc của chúng ta nghiêm trọng. Hãy chú ý tránh xa các tiếng ồn lớn, âm thanh lớn, hạn chế đeo tai nghe để bảo vệ đôi tai của mình nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng