Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bị viêm tụy
2022-12-08T18:13:01+07:00 2022-12-08T18:13:01+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/mot-so-luu-y-ve-dinh-duong-cho-nguoi-bi-viem-tuy-228.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/mot-so-luu-y-ve-dinh-duong-cho-nguoi-bi-viem-tuy-2.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
08/12/2022 17:39 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa và nội tiết. Đối với những người bị mắc bệnh viêm tụy, cần có những biện pháp chăm sóc dinh dưỡng hợp lý để mau khỏi bệnh và tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Hiện nay, đời sống con người dẫn phát triển và các loại thực phẩm dinh dưỡng cũng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc ăn uống tùy tiện, không khoa học khiến cho những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, viêm tuyến tụy đang dần trở nên phổ biến hơn.
Người bệnh cần được chăm sóc và để ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như lượng thức ăn thu nạp vào cơ thể để đạt hiệu quả hơn trong quá trình điều trị.
1. Tuyến tụy là gì? Vai trò của tuyến tụy?
Tuyến tụy là một cơ quan nằm ở khoang bụng, là một phần của hệ thống tiêu hoá và hệ thống nội tiết.
Tuyến tụy đảm nhận hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết vô cùng quan trọng với cơ thể. Chức năng nội tiết của tuyến tụy là nơi sản xuất các hoocmon glucagon (giúp tăng lượng đường) và insulin (giúp giảm lượng đường trong máu). Đặc biệt, insulin giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose trong máu, và cho phép những tế bào của cơ thể có thể sử dụng glucose để phục vụ cho mọi hoạt động khác nhau.
Thứ hai, chức năng ngoại tiết của tuyến tụy biểu hiện ở việc sản xuất ra các dịch tiêu hóa. Sau khi thức ăn được đưa vào dạ dày thì các enzyme tiêu hóa (hay còn gọi là dịch tụy) sẽ đi qua nhiều ống dẫn nhỏ, để đến ống tụy chính rồi tiến đến ống dẫn mật. Ống mật sẽ lấy dịch tụy vào túi mật, trộn cùng với mật để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
2. Viêm tụy là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm, sưng đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzyme tấn công tuyến tụy.
Viêm tụy được chia thành 2 loại:
- Viêm tụy cấp tính: tình trạng tuyến tụy bị viêm một cách đột ngột, trong khoảng thời gian ngắn. Người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn nếu được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng viêm tụy cấp có thể gây chảy máu, suy cơ quan, nhiễm trùng huyết, hoại tử tụy… Nguyên nhân của viêm tụy cấp là do sỏi mật, lạm dụng rượu bia, tăng mỡ máu.
- Viêm tụy mãn tính: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu là do uống rượu bia quá nhiều dẫn đến viêm tụy cấp tái phát nhiều lần. Bệnh này thường có biến chứng mãn tính như đái tháo đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tụy….
3. Người bị bệnh viêm tụy cần lưu ý gì về dinh dưỡng để tránh làm bệnh trở nặng?
Về lưu ý chung, người mắc bệnh viêm tuyến tụy mãn tính nên ăn số lượng ít, chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần và nên ăn mềm, không ăn đồ ăn cứng. Trường hợp có triệu chứng bị tiêu chảy thì nên hạn chế tiêu thụ mỡ.
Cụ thể, trong trường hợp bị viêm tụy, người bệnh nên được bổ sung các thực phẩm sau đây: hoa quả mọng, rau chân vịt (cải bó xôi), nấm linh chi, khoai lang, sữa chua, … Những thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cũng có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Ngoài ra, người mắc bệnh viêm tụy nên tuyệt đối tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ cay nóng và đặc biệt là các loại thức uống có cồn như rượu bia.
Như vậy, trước tình trạng những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ngày càng nhiều hơn, cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh để tránh trường hợp bệnh trở nặng hơn. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho cơ thể rất quan trọng kể cả có mắc bệnh hay không, do đó, mỗi người nên tìm cho mình những chế độ ăn uống phù hợp để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Người bệnh cần được chăm sóc và để ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như lượng thức ăn thu nạp vào cơ thể để đạt hiệu quả hơn trong quá trình điều trị.
1. Tuyến tụy là gì? Vai trò của tuyến tụy?
Tuyến tụy là một cơ quan nằm ở khoang bụng, là một phần của hệ thống tiêu hoá và hệ thống nội tiết.
Tuyến tụy đảm nhận hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết vô cùng quan trọng với cơ thể. Chức năng nội tiết của tuyến tụy là nơi sản xuất các hoocmon glucagon (giúp tăng lượng đường) và insulin (giúp giảm lượng đường trong máu). Đặc biệt, insulin giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose trong máu, và cho phép những tế bào của cơ thể có thể sử dụng glucose để phục vụ cho mọi hoạt động khác nhau.
Thứ hai, chức năng ngoại tiết của tuyến tụy biểu hiện ở việc sản xuất ra các dịch tiêu hóa. Sau khi thức ăn được đưa vào dạ dày thì các enzyme tiêu hóa (hay còn gọi là dịch tụy) sẽ đi qua nhiều ống dẫn nhỏ, để đến ống tụy chính rồi tiến đến ống dẫn mật. Ống mật sẽ lấy dịch tụy vào túi mật, trộn cùng với mật để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
2. Viêm tụy là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm, sưng đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzyme tấn công tuyến tụy.
Viêm tụy được chia thành 2 loại:
- Viêm tụy cấp tính: tình trạng tuyến tụy bị viêm một cách đột ngột, trong khoảng thời gian ngắn. Người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn nếu được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng viêm tụy cấp có thể gây chảy máu, suy cơ quan, nhiễm trùng huyết, hoại tử tụy… Nguyên nhân của viêm tụy cấp là do sỏi mật, lạm dụng rượu bia, tăng mỡ máu.
- Viêm tụy mãn tính: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu là do uống rượu bia quá nhiều dẫn đến viêm tụy cấp tái phát nhiều lần. Bệnh này thường có biến chứng mãn tính như đái tháo đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tụy….
3. Người bị bệnh viêm tụy cần lưu ý gì về dinh dưỡng để tránh làm bệnh trở nặng?
Về lưu ý chung, người mắc bệnh viêm tuyến tụy mãn tính nên ăn số lượng ít, chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần và nên ăn mềm, không ăn đồ ăn cứng. Trường hợp có triệu chứng bị tiêu chảy thì nên hạn chế tiêu thụ mỡ.
Cụ thể, trong trường hợp bị viêm tụy, người bệnh nên được bổ sung các thực phẩm sau đây: hoa quả mọng, rau chân vịt (cải bó xôi), nấm linh chi, khoai lang, sữa chua, … Những thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cũng có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Ngoài ra, người mắc bệnh viêm tụy nên tuyệt đối tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ cay nóng và đặc biệt là các loại thức uống có cồn như rượu bia.
Như vậy, trước tình trạng những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ngày càng nhiều hơn, cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh để tránh trường hợp bệnh trở nặng hơn. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho cơ thể rất quan trọng kể cả có mắc bệnh hay không, do đó, mỗi người nên tìm cho mình những chế độ ăn uống phù hợp để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng