Làm sao để nhận biết dấu hiệu rối loạn lo lắng ở trẻ em?

16/05/2023 14:58 | Sức khỏe dinh dưỡng
- Lo lắng ở trẻ em có thể là một phần bình thường, tạm thời của sự phát triển. Nhưng đôi khi trẻ cảm thấy lo lắng kéo dài và cản trở cuộc sống hàng ngày, đây có thể là dấu hiệu của một loại bệnh về tâm thần mà ba mẹ cần để ý và cho bé được chữa trị sớm nhất có thể.
Các dấu hiệu lo lắng ở trẻ em bao gồm các triệu chứng thể chất (nhức đầu, đau bụng), các vấn đề về cảm xúc (cáu kỉnh, tức giận) dẫn đến một số hậu quả như kết quả học tập kém, khó khăn trong giao tiếp xã hội hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ. 
Sau đây là một số thông tin và lời khuyên cho ba mẹ về việc nhận biết và chữa trị các dấu hiệu lo lắng ở trẻ em. 
1. Trẻ em có thể có những lo lắng bất thường hay không?
Có, trên thực tế, rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở thanh thiếu niên. Nó cũng khởi phát sớm nhất, trung bình khi trẻ mới 6 tuổi.
Tuy nhiên, lo lắng ở trẻ em không phải lúc nào cũng là một vấn đề sức khỏe. Một số lo lắng sẽ một phần bình thường trong quá trình phát triển hành vi và cảm xúc của con. Trẻ mới biết đi có thể trở nên lo lắng về việc bị tách khỏi cha mẹ (dù chỉ là tạm thời) và trẻ nhỏ ở độ tuổi tiểu học thường lo lắng về việc đến trường học, hòa đồng với các bạn cùng lớp và làm hài lòng cha mẹ.  Tuy nhiên, sự lo lắng mãn tính hoặc cực độ có thể trở thành trở ngại lớn đối với trẻ em và gia đình và do đó, bố  mẹ phải để ý theo sát con. 
2. Một số loại rối loạn lo âu thường gặp ở trẻ em?
Cha mẹ có thể khó xác định rối loạn lo âu ở con mình bởi trẻ em có những nỗi sợ hãi và lo lắng phù hợp với sự phát triển ở các giai đoạn khác nhau. Và do đó, khó có thể phân biệt được sự lo lắng bình thường với sự lo lắng có vấn đề.
Hãy nhìn vào cường độ và thời gian phản ứng của con. Nếu con bạn có vẻ căng thẳng hoặc lo lắng trong thời gian dài (vài tuần trở lên) hoặc có những nỗi sợ hãi vượt quá mức bình thường đối với lứa tuổi và hoàn cảnh của chúng, hãy nhờ bác sĩ đánh giá và điều trị kịp thời để tránh rối loạn lo âu có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.
• Rối loạn lo âu chia ly (SAD)
Nỗi sợ hãi bị tách khỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc là nỗi sợ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, và nó có thể xuất hiện khi đến giờ đi học. Nhưng nếu con bạn mắc chứng rối loạn lo âu chia ly, thì con dường như không thể vượt qua được việc này. Chúng từ chối đi học và rất đeo bám hoặc chống đối ba mẹ. 
Rối loạn lo âu tổng quát (GAD)
Một đứa trẻ mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát lo lắng quá mức về điều gì đó tồi tệ đang xảy ra. Chúng lo lắng về những thứ hàng ngày hơn là một cái gì đó cụ thể. Chúng cảm thấy bồn chồn, tức giận, mệt mỏi, khó tập trung và khó ngủ.
• Rối loạn lo âu xã hội (SAD)
Trẻ em mắc chứng lo âu xã hội cực kỳ e dè và lo lắng quá mức rằng, cho rằng chúng có thể làm điều gì đó đáng xấu hổ. Kết quả là chúng không thích gặp gỡ hay nói chuyện với mọi người và không muốn trở thành trung tâm của sự chú ý.
Ngoài ra, trẻ em mắc chứng lo âu xã hội thường sợ rằng những người khác sẽ thấy rằng chúng sợ hãi và chỉ trích chúng vì điều đó.
Rối loạn hoảng sợ
Trẻ mắc chứng rối loạn hoảng sợ phải chịu đựng những cơn hoảng sợ bất ngờ. Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng chúng phổ biến ở thanh thiếu niên hơn trẻ nhỏ. Một đứa trẻ lên cơn hoảng loạn sẽ có các triệu chứng thể chất như run rẩy, tim đập nhanh và khó thở. 
Làm sao để nhận biết dấu hiệu rối loạn lo lắng ở trẻ em 1
Sự làm thinh có chọn lọc
Một đứa trẻ mắc chứng câm chọn lọc có thể nói chuyện (ví dụ như ở nhà hoặc với những người thân thiết với chúng), nhưng chúng không thể nói trong một số tình huống nhất định (như ở trường hoặc những nơi khác mà chúng sợ hãi). Chúng không nhút nhát và không mắc chứng rối loạn giao tiếp; chúng chỉ lo lắng đến mức không thể nói được. 
• Ám ảnh sợ hãi
Sợ hãi không phải là vấn đề hiếm ở trẻ em. Ví dụ, trẻ em 2 hoặc 3 tuổi thường sợ sấm sét, lửa, nước, bóng tối, ác mộng và động vật. Từ 4 đến 5 tuổi, chúng thường sợ hãi quái vật, ma quái, bệnh tật hoặc vi trùng nghiêm trọng, thảm họa và các sự kiện đau buồn. Từ 5 đến 8 tuổi, trẻ thường lo lắng về những điều mình đã thấy, đã làm và không thích, đã nghe kể từ bạn bè, học ở trường hoặc biết trên các phương tiện truyền thông. Khi chúng phát triển hiểu biết về cái chết – thường vào khoảng 6 hoặc 7 tuổi – trẻ có thể lo lắng về cái chết có thể xảy ra của một thành viên trong gia đình hoặc chính chúng.
Tuy nhiên, một đứa trẻ mắc chứng ám ảnh sợ hãi có một nỗi sợ hãi cực độ, dai dẳng, lâu dài hơn đối với một điều cụ thể và rất khó để an ủi. Ngoài ra, chúng có thể tìm mọi cách để trốn tránh bất cứ thứ gì mà chúng sợ hãi.
• Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Trẻ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có những ám ảnh (suy nghĩ không mong muốn, khó chịu) và/hoặc cưỡng chế (các quy tắc mà chúng nghĩ rằng chúng phải tuân theo để xua tan ám ảnh). Những suy nghĩ và sự ép buộc này diễn ra lặp đi lặp lại khiến trẻ rất lo lắng.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng lo âu ở trẻ em
Rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ. Họ cũng có thể có các triệu chứng thể chất cụ thể như:
Các triệu chứng thực thể: nhức đầu, đau bụng, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở, tay ướt, mặt nóng, khô miệng, chóng mặt hoặc run, mệt mỏi và bồn chồn. Trẻ em lo lắng có nhiều khả năng có các triệu chứng thể chất hơn người lớn bị lo lắng.
Các vấn đề về cảm xúc: lo lắng kéo dài, dai dẳng, cáu kỉnh, tức giận, khóc quá nhiều, buồn bã quá mức, lo lắng về mọi thứ trước khi chúng xảy ra, sợ phạm sai lầm hoặc xấu hổ, thiếu tự tin. 
Một số hậu quả đi kèm: kết quả học tập kém, khó chú ý và tập trung
Những khó khăn xã hội: trốn tránh bạn bè và các hoạt động, hành vi đeo bám, ý thức quá mức về bản thân, đả kích, hành vi hung hăng, hay tranh cãi, …
Các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, kinh hoàng, và khó ngủ. Những triệu chứng này cũng có nhiều khả năng ở trẻ em hơn người lớn.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng một số trẻ lo lắng cố gắng che đậy cảm xúc của mình và các triệu chứng sẽ có thể không rõ ràng.
Làm sao để nhận biết dấu hiệu rối loạn lo lắng ở trẻ em 2
4. Lo lắng ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Nói chuyện với bác sĩ của con hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu con có các dấu hiệu hoặc triệu chứng dai dẳng của chứng rối loạn lo âu. Đặc biệt chú ý nếu sự lo lắng của con khiến chúng không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày (như kết bạn, đi học và ngủ ngon), dẫn đến hành vi cưỡng chế hoặc gây ra các triệu chứng thể chất.
Các lựa chọn điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Ngoài ra, đối với ba mẹ, hãy rèn luyện những thói quen lành mạnh cùng con để con cảm thấy tốt nhất: ăn uống đầy đủ, tận hưởng nhiều hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc. Khi con lo lắng, hãy an ủi chúng. Nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy tìm những cách sáng tạo để giúp con vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng. Hãy luôn thể hiện cho con rằng có ba mẹ hiểu và đồng cảm với cảm giác của chúng và hỗ trợ nếu chúng cần. 
Làm sao để nhận biết dấu hiệu rối loạn lo lắng ở trẻ em 3
Trên đây là một số chứng rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ em. Ở độ tuổi nhỏ, những vấn đề tâm lý sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của trẻ, do đó, ba mẹ phải luôn cố gắng quan sát các hành động, lời nói và kết quả con đạt được. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy quan sát và đưa con đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra biện pháp kịp thời. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây