Viêm phế quản cấp ở trẻ: Cần phát hiện sớm để tránh biến chứng nặng
2023-09-28T17:31:17+07:00 2023-09-28T17:31:17+07:00 https://songkhoe360.vn/ho-hap/viem-phe-quan-cap-o-tre-can-phat-hien-som-de-tranh-bien-chung-nang-2191.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/tre-bi-viem-phe-quan.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/09/2023 15:54 | Hô hấp
-
Trong thời điểm giao mùa trẻ nhỏ thường sức đề kháng kém dễ bị nhiễm các bệnh lí liên quan đến hô hấp trong số đó không thể chủ quan về bệnh viêm phế quản đặc biệt là viêm phế quản cấp.
Viêm phế quản phổi cấp tính là biểu hiện viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc phế quản làm rối loạn xuất huyết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản.
Chủ yếu nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp ở trẻ em phổ biến là vi- rút. Trong đó virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm A và cúm B, Rhinovirus, Adenovirus…
Cùng với đó, việc thường xuyên tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm, khói, bụi, thuốc lá và các hóa chất độc hại khiến lớp niêm mạc phế quản bị kích ứng. Từ đó hình thành cơ chế gây viêm. Viêm phế quản cấp ở trẻ em có khả năng lây lan thông qua 2 con đường chính:
- Lây lan trực tiếp: Giữa người bệnh và trẻ nhỏ. Người bệnh bị nhiễm viêm phế quản cấp khi ho, hắt hơi, sổ mũi,.. rất dễ khiến vi- rút lây sang người bên cạnh đặc biệt là trẻ nhỏ
- Lây lan gián tiếp: Người bị nhiễm khi sử dụng các vật dụng trong nhà như: bát, đũa, khăn mặt hay các đồ dùng trong gia đình sẽ có nguy cơ cao trẻ sẽ tiếp xúc và lây vi - rút tồn tại trên bề mặt vận dụng đó
Một số triệu chứng thường gặp như:
• Trẻ bú ít, bỏ bú, chán ăn, khó thở, sốt nhẹ, mỏi người, sổ mũi. Đặc biệt, những triệu chứng này thường xuất hiện trước khi trẻ bị ho.
• Khả năng cao tuần thứ 2 trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt kéo dài hay những cơn ho kéo dài
• Nặng hơn là các biểu hiện như: sốt liên tục ở mức trên 38oC, buồn nôn, tiêu chảy, ho có đờm màu xanh hoặc màu vàng trong suốt 2-3 tuần, da xanh xao, hôn mê hay co giật. Với các biểu hiện như trên thì bố mẹ cần chủ động đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
Cách điều trị khi trẻ bị viêm phế quản
Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp ở mức độ nhẹ và tự khỏi, nếu triệu chứng vẫn còn kéo dài từ 1 đến 2 tuần, bố mẹ có thể đưa trẻ đến phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám.
Trong khoảng thời gian này bố mẹ cần đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và uống nhiều nước, hạn chế vận động mạnh. Luôn giữ ấm cho trẻ, chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mũi – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý ít 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Đối với trẻ bị sốt cao, không nên ủ ấm kỹ thay vào đó cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng mát và vận động nhẹ để ra mồ hôi, có thể chườm mát vùng như nách, cổ, bẹn cho trẻ để hạ nhiệt độ. Nếu trẻ sốt cao và không giảm hoặc có bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Bữa ăn nên có nhiều rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E hỗ trợ làm tan dịch nhầy và tăng cường sức đề kháng. Kết hợp với các thực phẩm dễ tiêu hoá như đậu phụ, trứng gà, ngũ cốc, bột mì cũng nên được cân nhắc đưa vào khẩu phần ăn của trẻ.
Ngoài ra cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp. Cho trẻ ăn thêm sữa chua để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ việc tiêu hoá và hấp thu của trẻ được hiệu quả hơn.
Một điều nữa bố mẹ cần lưu ý là viêm phế quản cấp ở trẻ thường kèm theo triệu chứng đau họng. Vì vậy, trẻ sẽ dễ bị chán ăn và mệt mỏi hay quấy.
Bố mẹ cần chế biến thức ăn dạng lỏng mềm cho trẻ dễ nuốt như súp hoặc cháo hoặc kết hợp với những món ăn trẻ thích nhằm kích thích ăn uống. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép trẻ ăn nhiều sẽ dễ gây ra biếng ăn và dễ nôn ói. Cho trẻ uống nhiều nước ấm kết hợp cả nước trái cây bổ sung nước điện giải. Không nên sử dụng nước có gas, nước ngọt, đồ ăn hoặc thức uống lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc cổ họng của trẻ, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Cách biện pháp phòng tránh sự lây lan
• Bố mẹ cần xây dựng thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ nhỏ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
• Tránh tiếp xúc nhiều với các môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi hay môi trường có người nhiễm bệnh
• Bố mẹ cũng cần dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh sạch sẽ. Tạo thói quen cho trẻ đeo khẩu trang khi tham gia vào các hoạt động nơi công cộng và rửa tay chân khi từ ngoài về nhà
Tóm lại, bệnh viêm phế quản cấp là một bệnh thường gặp ở trẻ đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Vậy nên bố mẹ nên hình thành thói quen rửa tay cho trẻ cũng như bổ túc cho trẻ những kiến thức cần thiết để phòng tránh.
Chủ yếu nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp ở trẻ em phổ biến là vi- rút. Trong đó virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm A và cúm B, Rhinovirus, Adenovirus…
Cùng với đó, việc thường xuyên tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm, khói, bụi, thuốc lá và các hóa chất độc hại khiến lớp niêm mạc phế quản bị kích ứng. Từ đó hình thành cơ chế gây viêm. Viêm phế quản cấp ở trẻ em có khả năng lây lan thông qua 2 con đường chính:
- Lây lan trực tiếp: Giữa người bệnh và trẻ nhỏ. Người bệnh bị nhiễm viêm phế quản cấp khi ho, hắt hơi, sổ mũi,.. rất dễ khiến vi- rút lây sang người bên cạnh đặc biệt là trẻ nhỏ
- Lây lan gián tiếp: Người bị nhiễm khi sử dụng các vật dụng trong nhà như: bát, đũa, khăn mặt hay các đồ dùng trong gia đình sẽ có nguy cơ cao trẻ sẽ tiếp xúc và lây vi - rút tồn tại trên bề mặt vận dụng đó
Một số triệu chứng thường gặp như:
• Trẻ bú ít, bỏ bú, chán ăn, khó thở, sốt nhẹ, mỏi người, sổ mũi. Đặc biệt, những triệu chứng này thường xuất hiện trước khi trẻ bị ho.
• Khả năng cao tuần thứ 2 trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt kéo dài hay những cơn ho kéo dài
• Nặng hơn là các biểu hiện như: sốt liên tục ở mức trên 38oC, buồn nôn, tiêu chảy, ho có đờm màu xanh hoặc màu vàng trong suốt 2-3 tuần, da xanh xao, hôn mê hay co giật. Với các biểu hiện như trên thì bố mẹ cần chủ động đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
Cách điều trị khi trẻ bị viêm phế quản
Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp ở mức độ nhẹ và tự khỏi, nếu triệu chứng vẫn còn kéo dài từ 1 đến 2 tuần, bố mẹ có thể đưa trẻ đến phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám.
Trong khoảng thời gian này bố mẹ cần đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và uống nhiều nước, hạn chế vận động mạnh. Luôn giữ ấm cho trẻ, chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mũi – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý ít 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Đối với trẻ bị sốt cao, không nên ủ ấm kỹ thay vào đó cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng mát và vận động nhẹ để ra mồ hôi, có thể chườm mát vùng như nách, cổ, bẹn cho trẻ để hạ nhiệt độ. Nếu trẻ sốt cao và không giảm hoặc có bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Bữa ăn nên có nhiều rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E hỗ trợ làm tan dịch nhầy và tăng cường sức đề kháng. Kết hợp với các thực phẩm dễ tiêu hoá như đậu phụ, trứng gà, ngũ cốc, bột mì cũng nên được cân nhắc đưa vào khẩu phần ăn của trẻ.
Ngoài ra cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp. Cho trẻ ăn thêm sữa chua để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ việc tiêu hoá và hấp thu của trẻ được hiệu quả hơn.
Một điều nữa bố mẹ cần lưu ý là viêm phế quản cấp ở trẻ thường kèm theo triệu chứng đau họng. Vì vậy, trẻ sẽ dễ bị chán ăn và mệt mỏi hay quấy.
Bố mẹ cần chế biến thức ăn dạng lỏng mềm cho trẻ dễ nuốt như súp hoặc cháo hoặc kết hợp với những món ăn trẻ thích nhằm kích thích ăn uống. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép trẻ ăn nhiều sẽ dễ gây ra biếng ăn và dễ nôn ói. Cho trẻ uống nhiều nước ấm kết hợp cả nước trái cây bổ sung nước điện giải. Không nên sử dụng nước có gas, nước ngọt, đồ ăn hoặc thức uống lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc cổ họng của trẻ, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Cách biện pháp phòng tránh sự lây lan
• Bố mẹ cần xây dựng thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ nhỏ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
• Tránh tiếp xúc nhiều với các môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi hay môi trường có người nhiễm bệnh
• Bố mẹ cũng cần dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh sạch sẽ. Tạo thói quen cho trẻ đeo khẩu trang khi tham gia vào các hoạt động nơi công cộng và rửa tay chân khi từ ngoài về nhà
Tóm lại, bệnh viêm phế quản cấp là một bệnh thường gặp ở trẻ đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Vậy nên bố mẹ nên hình thành thói quen rửa tay cho trẻ cũng như bổ túc cho trẻ những kiến thức cần thiết để phòng tránh.
Tags: Bệnh thường gặp, viêm phế quản, chán ăn, tiêu chảy, khó thở, buồn nôn, cúm a, sốt nhẹ, Hô hấp, trẻ em
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng