Các loại gia vị có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
2023-06-12T15:39:41+07:00 2023-06-12T15:39:41+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cho-nguoi-benh/cac-loai-gia-vi-co-anh-huong-den-suc-khoe-khong-1444.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/cac-loai-gia-vi-co-anh-huong-den-suc-khoe-khong-5.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/06/2023 15:25 | Dinh dưỡng cho người bệnh
-
Từ ớt, tỏi đến bột nghệ và quế,… là các loại gia vị tạo thêm hương vị cay, màu sắc đậm đà và mùi hương hấp dẫn cho bữa ăn của chúng ta. Tuy nhiên, không chỉ có vai trò làm hài lòng vị giác khó chiều của con người, chúng có thể có lợi cho hệ vi sinh vật và sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Các loại gia vị thường có nguồn gốc từ tự nhiên, được sấy khô hoặc tán thành bột để nêm nếm thức ăn. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để làm thuốc để điều trị các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, viêm, đau và thậm chí cả bệnh tiểu đường từ thời xa xưa.
1. Công dụng của một số loại gia vị cay thường gặp
• Nghệ
Củ nghệ là một trong những thành phần chính của bột cà ri và là nguyên liệu chính trong ẩm thực Ấn Độ. Trong lịch sử, nghệ đã được sử dụng để điều trị các tình trạng như viêm khớp, viêm và đau mãn tính, do củ nghệ chứa một loại polyphenol mạnh gọi là curcumin có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống oxy hóa.
Các thử nghiệm ban đầu cho thấy nghệ có thể giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị liệu, bao gồm viêm da do bức xạ và tổn thương tế bào do oxy hóa. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy rằng hóa trị kết hợp với bổ sung nghệ có thể giúp giải quyết các tế bào ung thư ruột tốt hơn. • Gừng
Gừng thường được biết đến với công dụng giảm đau đầu, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Ngoài ra, gừng cũng được chứng minh là có tiềm năng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu đã phân lập được khoảng 100 hợp chất từ gừng, bao gồm gingerol, shogaols, zingiberene và zingerone. Trong số này, gingerol được coi là hợp chất hoạt tính sinh học chính, có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. • Quế
Quế xuất hiện ít nhất là 2800 năm trước đây trong các văn bản y học Trung Quốc. Quế có nguồn gốc từ vỏ cây thường xanh, có mùi thơm và hương vị độc đáo từ một loại tinh dầu gọi là cinnamaldehyde, một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút.
Quế có thể có tác dụng khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có ích và ức chế vi khuẩn có hại. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 1, 3 hoặc 6g quế mỗi ngày trong hơn một tháng sẽ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, cholesterol LDL (có hại) và chất béo trung tính trong máu, từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim ở người cao tuổi. • Tỏi
Tỏi là một thành phần chính của nhiều món ăn và luôn được đánh giá cao vì những lợi ích sức khỏe nổi bật. Tỏi được cho là tốt cho tim và có thể chống lại cảm lạnh thông thường, do trong tỏi có một hợp chất quan trọng là allicin, chịu trách nhiệm về mùi thơm và hương vị của tỏi, đồng thời có tác dụng kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm huyết áp và cholesterol xấu LDL, giảm cục máu đông trong thành động mạch, … - những yếu tố phổ biến gây ra bệnh tim. 2. Tác dụng prebiotic của gia vị cay và ảnh hưởng của chúng đến hệ vi sinh vật
Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm, một số loại gia vị có thể nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi và ức chế sự phát triển của mầm bệnh có hại.
Cụ thể, nghiên cứu đã khám phá tác dụng của các loại gia vị ẩm thực, bao gồm: tiêu đen, ớt cayenne, quế, gừng, nghệ, … Tất cả các loại gia vị, ngoại trừ nghệ cho thấy nó giúp tăng cường sự phát triển của các loài bifidobacterium và lactobacillus trong phòng thí nghiệm - thường được coi là chế phẩm sinh học. Ngoài ra, tất cả các loại gia vị được quan sát thấy có tác dụng ức chế sự phát triển của các loài ruminococcus, một số loài có liên quan đến bệnh Crohn. Như vậy, có thể thấy việc bổ sung gia vị vào món ăn không chỉ có công dụng làm món ăn ngon miệng, dễ ăn hơn mà còn có tác dụng đặc biệt quan trọng với sức khỏe. Do đó, hãy tích cực chế biến món ăn hàng ngày với các loại gia vị trên để bổ sung hương vị và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của chúng ta.
1. Công dụng của một số loại gia vị cay thường gặp
• Nghệ
Củ nghệ là một trong những thành phần chính của bột cà ri và là nguyên liệu chính trong ẩm thực Ấn Độ. Trong lịch sử, nghệ đã được sử dụng để điều trị các tình trạng như viêm khớp, viêm và đau mãn tính, do củ nghệ chứa một loại polyphenol mạnh gọi là curcumin có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống oxy hóa.
Các thử nghiệm ban đầu cho thấy nghệ có thể giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị liệu, bao gồm viêm da do bức xạ và tổn thương tế bào do oxy hóa. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy rằng hóa trị kết hợp với bổ sung nghệ có thể giúp giải quyết các tế bào ung thư ruột tốt hơn. • Gừng
Gừng thường được biết đến với công dụng giảm đau đầu, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Ngoài ra, gừng cũng được chứng minh là có tiềm năng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu đã phân lập được khoảng 100 hợp chất từ gừng, bao gồm gingerol, shogaols, zingiberene và zingerone. Trong số này, gingerol được coi là hợp chất hoạt tính sinh học chính, có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. • Quế
Quế xuất hiện ít nhất là 2800 năm trước đây trong các văn bản y học Trung Quốc. Quế có nguồn gốc từ vỏ cây thường xanh, có mùi thơm và hương vị độc đáo từ một loại tinh dầu gọi là cinnamaldehyde, một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút.
Quế có thể có tác dụng khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có ích và ức chế vi khuẩn có hại. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 1, 3 hoặc 6g quế mỗi ngày trong hơn một tháng sẽ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, cholesterol LDL (có hại) và chất béo trung tính trong máu, từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim ở người cao tuổi. • Tỏi
Tỏi là một thành phần chính của nhiều món ăn và luôn được đánh giá cao vì những lợi ích sức khỏe nổi bật. Tỏi được cho là tốt cho tim và có thể chống lại cảm lạnh thông thường, do trong tỏi có một hợp chất quan trọng là allicin, chịu trách nhiệm về mùi thơm và hương vị của tỏi, đồng thời có tác dụng kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm huyết áp và cholesterol xấu LDL, giảm cục máu đông trong thành động mạch, … - những yếu tố phổ biến gây ra bệnh tim. 2. Tác dụng prebiotic của gia vị cay và ảnh hưởng của chúng đến hệ vi sinh vật
Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm, một số loại gia vị có thể nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi và ức chế sự phát triển của mầm bệnh có hại.
Cụ thể, nghiên cứu đã khám phá tác dụng của các loại gia vị ẩm thực, bao gồm: tiêu đen, ớt cayenne, quế, gừng, nghệ, … Tất cả các loại gia vị, ngoại trừ nghệ cho thấy nó giúp tăng cường sự phát triển của các loài bifidobacterium và lactobacillus trong phòng thí nghiệm - thường được coi là chế phẩm sinh học. Ngoài ra, tất cả các loại gia vị được quan sát thấy có tác dụng ức chế sự phát triển của các loài ruminococcus, một số loài có liên quan đến bệnh Crohn. Như vậy, có thể thấy việc bổ sung gia vị vào món ăn không chỉ có công dụng làm món ăn ngon miệng, dễ ăn hơn mà còn có tác dụng đặc biệt quan trọng với sức khỏe. Do đó, hãy tích cực chế biến món ăn hàng ngày với các loại gia vị trên để bổ sung hương vị và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng