Mách cha mẹ cách phòng ngừa cảm lạnh, viêm đường hô hấp cho trẻ trong những ngày trở rét
2023-12-13T11:40:54+07:00 2023-12-13T11:40:54+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/mach-cha-me-cach-phong-ngua-cam-lanh-viem-duong-ho-hap-cho-tre-trong-nhung-ngay-tro-ret-2994.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/mach-cha-me-cach-phong-ngua-cam-lanh-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/12/2023 10:38 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Trong những ngày mùa đông của Miền bắc, chúng ta có thể nghe không ít tin tức về việc viện A, viện B quá tải bệnh nhi, mà chủ yếu là những chứng bệnh về đường hô hấp. Việc con trẻ cứ tái phát liên tục đã trở thành nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh.
1. Hễ trời trở lạnh – Con lại ốm: Nguyên nhân vì đâu?
Căn nguyên của nhiễm bệnh, chính là sự xâm nhập hoặc bùng phát của các virus, vi khuẩn vào cơ thể người, khiến cơ thể lâm vào trạng thái “chiến đấu lâu dài” hoặc yếu thế hơn so với tác nhân xâm nhập.
Vào những giai đoạn giao mùa, từ nóng sang lạnh, từ ẩm sang khô, hoặc ngược lại, đều là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn; virus; nấm; vi sinh vật gây bệnh viêm đường hô hấp sinh sôi mạnh mẽ, phát tán dày đặc trong không khí. Điển hình như là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A; B, phế cầu;…
Trong khi đó, trẻ em là nhóm đối tượng có sức đề kháng thấp, sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định của môi trường xung quanh. Vậy nên không khó hiểu khi trẻ là nhóm đối tượng phổ biến nhất chịu trận khi đối mặt với tiết trời này.
Đặc biệt là ngày nay, do phát triển nhiều nhà máy, khói bụi công nghiệp, khói thuốc lá… nên tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới trở nên gia tăng hơn. Các bệnh hô hấp mà trẻ thường gặp là viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa,.. Nếu nói môi trường, thời tiết là nguyên nhân khách quan gây bệnh hô hấp cho trẻ. Thì nguyên nhân chủ quan lại là sự chăm sóc chưa đúng cách của các bậc phụ huynh.
Những bé ăn mặc phong phanh thì dễ mắc bệnh là đương nhiên, nhưng có những bé được phụ huynh mặc kín như chăn bông cũng không tránh khỏi, do là mặc quá ấm, dẫn đến đổ mồ hôi mà không thay quần áo kịp, bị ngấm ngược lại vào người.
Đối những trẻ cơ địa vốn yếu ớt, có tiền sử bệnh nền thì nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp càng cao.
2. Những cách để phòng ngừa viêm đường hô hấp, cảm lạnh cho trẻ
Ông bà ta đã nói: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và các y bác sĩ cũng nhất trí với quan điểm này, vậy đâu là cách để giữ gìn cho trẻ tránh khỏi mối nguy từ cảm lạnh, viêm đường hô hấp mỗi khi trời trở rét đột ngột?
Những bậc cha mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây:
• Việc đầu tiên là cha mẹ nên chủ động hoàn thành tiêm phòng tất cả các loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp của trẻ theo đúng lịch nhất có thể. Rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ được tiêm đầy đủ vacxin cúm và phế cầu sẽ có triệu chứng nhẹ hơn khi mắc các bệnh về hô hấp. • Cha mẹ hãy đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Những bé dưới 6 tháng tuổi thì tăng cường bú mẹ, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng nhiều kháng thể nhất.
Còn với những trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa thì nên bổ sung cho con ăn dặm đủ 4 nhóm chất, ngoài ra tích cực cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm nước hoa quả, đặc biệt là cam, ổi, dứa – những loại quả giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ. • Giữ ấm là điều cực kỳ quan trọng cho trẻ. Hãy mặc ấm nhưng vừa đủ và đúng cách. Những điểm quan trọng nhất cần phải giữ ấm là cổ và tai. Và mặc ấm đúng cách là như thế nào? Trẻ rất hay vận động toát mồ hôi, nên cha mẹ hãy nhiều lớp áo cho trẻ để có thể dễ dàng cởi bỏ bớt nếu thấy nóng bức. Trong trường hợp áo trong đã ẩm, hãy thay ngay để trẻ không bị thấm ngược vào người.
• Nếu thời tiết quá rét buốt, hạn chế cho trẻ ra ngoài, trong trường hợp bất khả kháng, hãy mở cửa từ từ để trẻ thích nghi dần với nhiệt độ môi trường trước khi ra ngoài, tránh cho trẻ bị lạnh đột ngột, dẫn đến sốc nhiệt.
Tránh cho trẻ đến nơi đông người, không thoáng khí. Và lưu ý quan trọng, là phải luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài. • Vấn đề vệ sinh cho con cũng cần cha mẹ lưu ý: Trẻ vẫn phải tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa đông, bởi vì trẻ em hay vận động, nên sẽ ra mồ hôi và tế bào chết nhiều hơn người lớn. Nếu không tắm thường xuyên thì sẽ gây khó chịu thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ.
Không nên tắm kéo dài quá 10 phút, nếu có thể, nên cho trẻ tắm bằng nước gừng hoặc cho trẻ ngâm chân bằng nước gừng để làm ấm cơ thể. Sau khi tắm xong, cha mẹ hay thoa chút dầu tràm lên gan bàn chân, ngực, gáy của trẻ để giữ ấm và tránh ngấm lạnh. • Mũi là con đường nhanh nhất để vi khuẩn virus xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ. Do vậy, vệ sinh mũi trẻ là điều cực kỳ quan trọng. Mẹ nên ngâm lọ nước muối 0,9% vào nước ấm để nhỏ mũi vệ sinh cho bé. Nếu bé đang khỏe mạnh thì nên vệ sinh ngày 2 lần để giữ độ ẩm cho niêm mạc mũi.
Với những bé đã bị bệnh về đường hô hấp thì sau khi nhỏ nước muối sinh lý mẹ nên dùng ngón tay day day 2 cánh mũi để giúp dịch nhầy bong ra, lúc này mẹ chỉ cần dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lý vệ sinh cho con.
Nếu con bị sổ mũi nhiều thì mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi hút hết dịch mũi ra, sau đó lại nhỏ tiếp 1-2 giọt nước muối sinh lý để mũi bé không bị đau rát.
Trên đây là những cách để cha mẹ vận dụng phòng ngừa cảm lạnh, bệnh hô hấp cho trẻ vào những ngày thay đổi thời tiết đột ngột. Tuy nhiên, khi thấy bé có dấu hiệu về bệnh như ho, sốt, khóc, quấy, bỏ ăn, bỏ bú, bỏ chơi, thở rít thở khò khè, hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn.
Bên cạnh đó, vẫn nên tiếp tục thực hiện những biện pháp để tăng cường sức đề kháng cho con trẻ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé.
Căn nguyên của nhiễm bệnh, chính là sự xâm nhập hoặc bùng phát của các virus, vi khuẩn vào cơ thể người, khiến cơ thể lâm vào trạng thái “chiến đấu lâu dài” hoặc yếu thế hơn so với tác nhân xâm nhập.
Vào những giai đoạn giao mùa, từ nóng sang lạnh, từ ẩm sang khô, hoặc ngược lại, đều là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn; virus; nấm; vi sinh vật gây bệnh viêm đường hô hấp sinh sôi mạnh mẽ, phát tán dày đặc trong không khí. Điển hình như là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A; B, phế cầu;…
Trong khi đó, trẻ em là nhóm đối tượng có sức đề kháng thấp, sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định của môi trường xung quanh. Vậy nên không khó hiểu khi trẻ là nhóm đối tượng phổ biến nhất chịu trận khi đối mặt với tiết trời này.
Đặc biệt là ngày nay, do phát triển nhiều nhà máy, khói bụi công nghiệp, khói thuốc lá… nên tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới trở nên gia tăng hơn. Các bệnh hô hấp mà trẻ thường gặp là viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa,.. Nếu nói môi trường, thời tiết là nguyên nhân khách quan gây bệnh hô hấp cho trẻ. Thì nguyên nhân chủ quan lại là sự chăm sóc chưa đúng cách của các bậc phụ huynh.
Những bé ăn mặc phong phanh thì dễ mắc bệnh là đương nhiên, nhưng có những bé được phụ huynh mặc kín như chăn bông cũng không tránh khỏi, do là mặc quá ấm, dẫn đến đổ mồ hôi mà không thay quần áo kịp, bị ngấm ngược lại vào người.
Đối những trẻ cơ địa vốn yếu ớt, có tiền sử bệnh nền thì nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp càng cao.
2. Những cách để phòng ngừa viêm đường hô hấp, cảm lạnh cho trẻ
Ông bà ta đã nói: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và các y bác sĩ cũng nhất trí với quan điểm này, vậy đâu là cách để giữ gìn cho trẻ tránh khỏi mối nguy từ cảm lạnh, viêm đường hô hấp mỗi khi trời trở rét đột ngột?
Những bậc cha mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây:
• Việc đầu tiên là cha mẹ nên chủ động hoàn thành tiêm phòng tất cả các loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp của trẻ theo đúng lịch nhất có thể. Rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ được tiêm đầy đủ vacxin cúm và phế cầu sẽ có triệu chứng nhẹ hơn khi mắc các bệnh về hô hấp. • Cha mẹ hãy đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Những bé dưới 6 tháng tuổi thì tăng cường bú mẹ, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng nhiều kháng thể nhất.
Còn với những trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa thì nên bổ sung cho con ăn dặm đủ 4 nhóm chất, ngoài ra tích cực cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm nước hoa quả, đặc biệt là cam, ổi, dứa – những loại quả giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ. • Giữ ấm là điều cực kỳ quan trọng cho trẻ. Hãy mặc ấm nhưng vừa đủ và đúng cách. Những điểm quan trọng nhất cần phải giữ ấm là cổ và tai. Và mặc ấm đúng cách là như thế nào? Trẻ rất hay vận động toát mồ hôi, nên cha mẹ hãy nhiều lớp áo cho trẻ để có thể dễ dàng cởi bỏ bớt nếu thấy nóng bức. Trong trường hợp áo trong đã ẩm, hãy thay ngay để trẻ không bị thấm ngược vào người.
• Nếu thời tiết quá rét buốt, hạn chế cho trẻ ra ngoài, trong trường hợp bất khả kháng, hãy mở cửa từ từ để trẻ thích nghi dần với nhiệt độ môi trường trước khi ra ngoài, tránh cho trẻ bị lạnh đột ngột, dẫn đến sốc nhiệt.
Tránh cho trẻ đến nơi đông người, không thoáng khí. Và lưu ý quan trọng, là phải luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài. • Vấn đề vệ sinh cho con cũng cần cha mẹ lưu ý: Trẻ vẫn phải tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa đông, bởi vì trẻ em hay vận động, nên sẽ ra mồ hôi và tế bào chết nhiều hơn người lớn. Nếu không tắm thường xuyên thì sẽ gây khó chịu thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ.
Không nên tắm kéo dài quá 10 phút, nếu có thể, nên cho trẻ tắm bằng nước gừng hoặc cho trẻ ngâm chân bằng nước gừng để làm ấm cơ thể. Sau khi tắm xong, cha mẹ hay thoa chút dầu tràm lên gan bàn chân, ngực, gáy của trẻ để giữ ấm và tránh ngấm lạnh. • Mũi là con đường nhanh nhất để vi khuẩn virus xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ. Do vậy, vệ sinh mũi trẻ là điều cực kỳ quan trọng. Mẹ nên ngâm lọ nước muối 0,9% vào nước ấm để nhỏ mũi vệ sinh cho bé. Nếu bé đang khỏe mạnh thì nên vệ sinh ngày 2 lần để giữ độ ẩm cho niêm mạc mũi.
Với những bé đã bị bệnh về đường hô hấp thì sau khi nhỏ nước muối sinh lý mẹ nên dùng ngón tay day day 2 cánh mũi để giúp dịch nhầy bong ra, lúc này mẹ chỉ cần dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lý vệ sinh cho con.
Nếu con bị sổ mũi nhiều thì mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi hút hết dịch mũi ra, sau đó lại nhỏ tiếp 1-2 giọt nước muối sinh lý để mũi bé không bị đau rát.
Trên đây là những cách để cha mẹ vận dụng phòng ngừa cảm lạnh, bệnh hô hấp cho trẻ vào những ngày thay đổi thời tiết đột ngột. Tuy nhiên, khi thấy bé có dấu hiệu về bệnh như ho, sốt, khóc, quấy, bỏ ăn, bỏ bú, bỏ chơi, thở rít thở khò khè, hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn.
Bên cạnh đó, vẫn nên tiếp tục thực hiện những biện pháp để tăng cường sức đề kháng cho con trẻ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng