Cách phân biệt hen ở trẻ em với các bệnh đường hô hấp khác như thế nào?
2023-01-26T07:48:00+07:00 2023-01-26T07:48:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/cach-phan-biet-hen-o-tre-em-voi-cac-benh-duong-ho-hap-khac-nhu-the-nao-495.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/cach-phan-biet-hen-o-tre-em-voi-cac-benh-duong-ho-hap-khac-nhu-the-nao.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
26/01/2023 07:48 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Hen là bệnh hô hấp mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Theo các nghiên cứu ở Việt Nam thì tỉ lệ mắc tăng từ 2.5% năm 1981 lên đến 5% vào năm 2011, và đang có xu hướng tăng lên… Chẩn đoán đúng, điều trị sớm bệnh là điều vô cùng cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nhất là khi bệnh hen ở trẻ nhỏ có những đặc điểm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điểm chung giữa hen và các bệnh lý đường hô hấp khác ở trẻ
Ở trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi thì các triệu chứng đường hô hấp thường không rõ ràng. Trong hen và các bệnh lý viêm đường hô hấp khác, trẻ đều ho, khó thở và xuất hiện những tiếng thở bất thường như khò khè. Để phân biệt chúng, có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây. Với các bệnh lý viêm đường hô hấp thì có thể trẻ sẽ có biểu hiện nhiễm trùng, biểu hiện thông qua tình trạng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, ho có đờm trắng đục/vàng/xanh-điều này không có ở hen. Nhưng cần lưu ý biểu hiện nhiễm trùng trên không phải lúc nào cũng xuất hiện đủ rõ để nhận biết.
Khi nào thì nghĩ đến trẻ bị hen?
Với những trẻ trên 5 tuổi, chẩn đoán hen thường dễ dàng hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Vì các con có thể mô tả chính xác triệu chứng hơn, ví dụ như triệu chứng nặng ngực, điều này giúp nghĩ nhiều đến hen hơn. Con cũng có thể hợp tác với bác sĩ trong đo chức năng hô hấp – một xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh hen.
Do vậy, với những trẻ dưới 5 tuổi thì nhận biết hen chủ yếu dựa vào tiền sử, triệu chứng và loại trừ các bệnh lý khác. Chúng ta nghĩ nhiều đến hen khi trẻ có những đặc điểm sau đây:
- Khò khè nghe được ở lưng, liên tục và đều 2 bên. Khò khè đã xuất hiện từ nhiều tháng nay, tăng lên về đêm hoặc sau khi gắng sức.
- Trẻ thường ho khan dai dẳng, tăng nhiều về ban đêm.
- Trẻ khó có thể cười đùa, chơi, chạy nhảy như các bạn đồng trang lứa do thường xuất hiện khó thở, thở gấp sau những hoạt động trên.
- Khám lâm sàng có thể thấy rale ngáy 2 bên. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu ưa acid.
- Các triệu chứng giảm đi khi trẻ được bác sĩ cho khí dung với corticosteroid.
- Bản thân trẻ hoặc có người trong gia đình mắc các bệnh dị ứng khác như chàm thể tạng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng…
Phòng tránh bệnh hen như thế nào
Cũng như người lớn, hen ở trẻ em không thể chữa khỏi và chỉ có thể kiểm soát bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể áp dụng những cách như sau:
- Nên đẻ thường thay vì là đẻ mổ. Và cũng nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm phòng tránh các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen, viêm da cơ địa cho trẻ.
- Tạo môi trường sống lành mạnh cho gia đình, nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi nhà, lông súc vật. Giữ ấm, tránh cho trẻ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng, thuốc hạ sốt nhóm paracetamol, thuốc chống viêm nhóm non-steroid.
Ở trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi thì các triệu chứng đường hô hấp thường không rõ ràng. Trong hen và các bệnh lý viêm đường hô hấp khác, trẻ đều ho, khó thở và xuất hiện những tiếng thở bất thường như khò khè. Để phân biệt chúng, có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây. Với các bệnh lý viêm đường hô hấp thì có thể trẻ sẽ có biểu hiện nhiễm trùng, biểu hiện thông qua tình trạng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, ho có đờm trắng đục/vàng/xanh-điều này không có ở hen. Nhưng cần lưu ý biểu hiện nhiễm trùng trên không phải lúc nào cũng xuất hiện đủ rõ để nhận biết.
Khi nào thì nghĩ đến trẻ bị hen?
Với những trẻ trên 5 tuổi, chẩn đoán hen thường dễ dàng hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Vì các con có thể mô tả chính xác triệu chứng hơn, ví dụ như triệu chứng nặng ngực, điều này giúp nghĩ nhiều đến hen hơn. Con cũng có thể hợp tác với bác sĩ trong đo chức năng hô hấp – một xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh hen.
Do vậy, với những trẻ dưới 5 tuổi thì nhận biết hen chủ yếu dựa vào tiền sử, triệu chứng và loại trừ các bệnh lý khác. Chúng ta nghĩ nhiều đến hen khi trẻ có những đặc điểm sau đây:
- Khò khè nghe được ở lưng, liên tục và đều 2 bên. Khò khè đã xuất hiện từ nhiều tháng nay, tăng lên về đêm hoặc sau khi gắng sức.
- Trẻ thường ho khan dai dẳng, tăng nhiều về ban đêm.
- Trẻ khó có thể cười đùa, chơi, chạy nhảy như các bạn đồng trang lứa do thường xuất hiện khó thở, thở gấp sau những hoạt động trên.
- Khám lâm sàng có thể thấy rale ngáy 2 bên. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu ưa acid.
- Các triệu chứng giảm đi khi trẻ được bác sĩ cho khí dung với corticosteroid.
- Bản thân trẻ hoặc có người trong gia đình mắc các bệnh dị ứng khác như chàm thể tạng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng…
Phòng tránh bệnh hen như thế nào
Cũng như người lớn, hen ở trẻ em không thể chữa khỏi và chỉ có thể kiểm soát bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể áp dụng những cách như sau:
- Nên đẻ thường thay vì là đẻ mổ. Và cũng nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm phòng tránh các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen, viêm da cơ địa cho trẻ.
- Tạo môi trường sống lành mạnh cho gia đình, nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi nhà, lông súc vật. Giữ ấm, tránh cho trẻ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng, thuốc hạ sốt nhóm paracetamol, thuốc chống viêm nhóm non-steroid.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng