Tắm cho bé vào mùa đông - Mẹ cần lưu ý những gì
2023-12-13T11:12:33+07:00 2023-12-13T11:12:33+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/tam-cho-be-vao-mua-dong-me-can-luu-y-nhung-gi-2983.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/tam-cho-be-vao-mua-dong-4.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/12/2023 17:45 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Miền Bắc hiện nay đang trong những ngày đông giá rét và để đảm bảo sức khỏe cho con, các bậc phụ huynh đang đối mặt với khá nhiều băn khoăn cho việc giữ ấm, một trong số đó chính là việc vệ sinh tắm táp. Vậy tắm như thế nào là đúng, đủ và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con?
1. Những sai lầm trong việc tắm vào mùa đông cho trẻ
- Tắm quá ít hoặc quá nhiều vào mùa đông:
Có những phụ huynh hoặc ông bà, vì sợ con cảm lạnh mà cả tháng trời mới dám cho con tắm một lần. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm. Bởi vì trẻ em là nhóm đối tượng hiếu động và nhanh lớn, do vậy bề mặt da sẽ tích tụ rất nhiều mồ hôi và tế bào chết.
Nếu cả tháng trời mới tắm cho trẻ, thì không những khiến bé khó chịu vì bí bức, mà còn có nguy cơ viêm nhiễm nấm ngứa do vi khuẩn tích tụ trên da.
Lại có những phụ huynh, thường là người trẻ tuổi, lại sợ “bẩn” một cách thái quá, ngày nào cũng phải tắm cho con bất kể thời tiết giá rét. Vào mùa đông, làn da của bé rất khô, việc tắm thường xuyên lại càng khiến da của bé mất đi lớp giữ ẩm bảo vệ da, dẫn đến bé hay bị khô da, nứt nẻ hoặc viêm ngứa da.
- Tắm khi trẻ đang quá đói/ no:
Khi trẻ mới ăn no xong, máu chủ yếu tập trung về phần bụng để tiêu hóa thức ăn, do vậy, nếu tắm gội khi trẻ đang no, rất dễ dẫn đến việc trẻ thiếu oxy lên não, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ đang đói, cơ thể đang không đủ năng lượng, tắm cho bé sẽ gây áp lực lên hệ tuần hoàn máu, dễ khiến trẻ chóng mặt, gây hại cho hệ tim mạch của trẻ. - Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh:
Vào bất kể mùa nào, thì việc tắm nước quá nóng hay quá lạnh đều gây hại cho làn da của trẻ. Nhiều cha mẹ sợ con lạnh, tắm cho con nước quá nóng, sẽ gây khô da trẻ, thậm chí bỏng.
Còn một số phụ huynh chủ quan, để nước tắm quá nguội hoặc vừa chạm mức ấm, thì khi tắm gần xong, nước sẽ lạnh, dễ khiến con nhiễm lạnh.
- Tắm khi vừa dậy hoặc khi sắp ngủ:
Người lớn thích tắm khi vừa dậy cho tỉnh táo, hoặc tắm khi sắp ngủ vì cảm giác thư giãn dễ ngủ. Tuy nhiên trẻ em thì không vậy, vừa ngủ dậy cơ thể trẻ đang yếu, nếu đi tắm ngay khiến trẻ không kịp thích nghi với nhiệt độ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Còn nếu tắm cho trẻ ngay trước giờ ngủ, khi đó cơ thể trẻ chưa kịp khô hoàn toàn, nhất là phần đầu, có thể bị ngấm vào khi ngủ, dễ gây cảm lạnh. 2. Các bước tắm cho trẻ vào mùa đông và những lưu ý quan trọng
Tần suất thích hợp cho việc tắm vào mùa đông là: 2-3 lần/ tuần, hoặc cách ngày, đây là tần suất thích hợp để bảo vệ làn da trẻ mà không để trẻ bị tích tụ quá nhiều bụi bẩn mồ hôi trên người.
Những ngày không tắm thì cha mẹ hãy lau sơ cho trẻ ở những phần dễ tích mồ hôi như cổ, nách, bẹn, kẽ ngón tay ngón chân. Có thể dùng nước ấm, nước gừng, hoặc nước pha thêm vài giọt tinh dầu tràm.
Nên tắm cho trẻ vào khoảng từ 9h – 11h hoặc từ 14h – 16h, bởi đây là khoảng thời gian nhiệt độ ấm áp, ổn định nhất trong ngày. Tốt nhất là nên tắm sau ăn hoặc sau giấc ngủ ít nhất 1 giờ đồng hồ.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong từng bước tắm cho con mà cha mẹ nên lưu lại:
2.1 Trước khi tắm
- Trước khi tắm, tốt nhất cha mẹ hãy xả nước nóng hoặc bật đèn sưởi (nếu có) trong phòng để sưởi ấm phòng tắm. Cha mẹ nên chuẩn bị chậu to, để nước luôn ngập ngang ngực trẻ, ngâm nước sẽ giúp trẻ không bị lạnh.
- Nhiệt độ nước tốt nhất nên dao động từ 40- 42 độ. Nếu bạn để nước chỉ vừa ấm khoảng 36 - 37 độ, thì khi tắm gần xong, nước sẽ nguội và dễ gây cảm lạnh cho trẻ. - Phòng tắm phải tuyệt đối kín gió.
- Nên sưởi ấm toàn bộ khăn choàng, quần áo, tất. Nếu gia đình nào cẩn thận thì chuẩn bị 2 khăn tắm, 1 khăn để thấm nước lau khô người và 1 khăn để ủ ấm trước khi mặc quần áo thay thế cho khăn thấm nước để tránh lạnh ngược lại người bé (trẻ sơ sinh nên chuẩn bị như thế này).
2.2 Trong khi tắm
- Lưu ý đầu tiên cho cha mẹ khi tắm cho trẻ trong mùa đông, đó là tắm từ dưới lên. Bạn hãy cho chân bé tiếp xúc với nước đầu tiên để bé làm quen, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt.
Nếu tóc của bé khá ngắn, có thể lau khô, thì có thể gội đầu cho bé trước, lau thật khô, trùm khăn giữ ấm rồi tiến hành tắm thân người cho bé sau.
- Nên giữ cho mức nước luôn ngập ngang ngực trẻ, nếu hở phần ngực hoặc vai, thì choàng 1 khăn tắm lên, liên tục dấp nước để tránh phần da phía trên mặt nước bị gió thổi lạnh.
- Hãy tắm nhanh cho trẻ, thời gian từ 5- 10 phút là lý tưởng nhất, trong khoảng thời gian này, nước vẫn ấm và da sẽ không bị khô do tắm nước nóng quá lâu.
- Đối với những bé tắm trong chậu, thường cha mẹ sẽ chuẩn bị 1 chậu nước nhỏ để tráng qua người, vậy hãy lưu ý nhiệt độ chậu nước tráng người đó đừng để bị nguội quá. 2.3 Sau khi tắm xong
- Ngay sau khi nhấc trẻ ra khỏi chậu tắm hoặc khi dừng vòi nước, hãy choàng cho trẻ thật kín bằng 1 chiếc khăn tắm, thấm khô ngực, lưng, nách, chân và tay cho trẻ.
- Nếu gia đình nào bật đèn sưởi trong nhà tắm, thì lưu ý sau khi choàng kín cho trẻ 1 chiếc khăn tắm, hãy mở cửa khoảng 1 – 2 phút để nhiệt độ giữa phòng tắm và bên ngoài được cân bằng, sau đó mới bế trẻ ra ngoài.
- Quần áo khăn tất đã được sưởi ấm trước đó, ưu tiên thứ tự mặc là tất chân, áo và quần. Lưu ý, khi mặc áo, thì phần thân dưới của trẻ vẫn cần được bọc trong khăn tắm để tránh nhiễm gió lạnh.
Cha mẹ có thể xoa ít dầu tràm hoặc dầu gừng ở gan bàn chân, ngực, bụng, lưng, gáy, để sưởi ấm cho trẻ.
Trên đây là những lưu ý ở từng bước trong quá trình tắm trẻ vào mùa đông, để giữ sức khỏe cho trẻ, cha mẹ hãy duy trì một chế sinh hoạt lành mạnh và phù hợp nữa nhé.
- Tắm quá ít hoặc quá nhiều vào mùa đông:
Có những phụ huynh hoặc ông bà, vì sợ con cảm lạnh mà cả tháng trời mới dám cho con tắm một lần. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm. Bởi vì trẻ em là nhóm đối tượng hiếu động và nhanh lớn, do vậy bề mặt da sẽ tích tụ rất nhiều mồ hôi và tế bào chết.
Nếu cả tháng trời mới tắm cho trẻ, thì không những khiến bé khó chịu vì bí bức, mà còn có nguy cơ viêm nhiễm nấm ngứa do vi khuẩn tích tụ trên da.
Lại có những phụ huynh, thường là người trẻ tuổi, lại sợ “bẩn” một cách thái quá, ngày nào cũng phải tắm cho con bất kể thời tiết giá rét. Vào mùa đông, làn da của bé rất khô, việc tắm thường xuyên lại càng khiến da của bé mất đi lớp giữ ẩm bảo vệ da, dẫn đến bé hay bị khô da, nứt nẻ hoặc viêm ngứa da.
- Tắm khi trẻ đang quá đói/ no:
Khi trẻ mới ăn no xong, máu chủ yếu tập trung về phần bụng để tiêu hóa thức ăn, do vậy, nếu tắm gội khi trẻ đang no, rất dễ dẫn đến việc trẻ thiếu oxy lên não, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ đang đói, cơ thể đang không đủ năng lượng, tắm cho bé sẽ gây áp lực lên hệ tuần hoàn máu, dễ khiến trẻ chóng mặt, gây hại cho hệ tim mạch của trẻ. - Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh:
Vào bất kể mùa nào, thì việc tắm nước quá nóng hay quá lạnh đều gây hại cho làn da của trẻ. Nhiều cha mẹ sợ con lạnh, tắm cho con nước quá nóng, sẽ gây khô da trẻ, thậm chí bỏng.
Còn một số phụ huynh chủ quan, để nước tắm quá nguội hoặc vừa chạm mức ấm, thì khi tắm gần xong, nước sẽ lạnh, dễ khiến con nhiễm lạnh.
- Tắm khi vừa dậy hoặc khi sắp ngủ:
Người lớn thích tắm khi vừa dậy cho tỉnh táo, hoặc tắm khi sắp ngủ vì cảm giác thư giãn dễ ngủ. Tuy nhiên trẻ em thì không vậy, vừa ngủ dậy cơ thể trẻ đang yếu, nếu đi tắm ngay khiến trẻ không kịp thích nghi với nhiệt độ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Còn nếu tắm cho trẻ ngay trước giờ ngủ, khi đó cơ thể trẻ chưa kịp khô hoàn toàn, nhất là phần đầu, có thể bị ngấm vào khi ngủ, dễ gây cảm lạnh. 2. Các bước tắm cho trẻ vào mùa đông và những lưu ý quan trọng
Tần suất thích hợp cho việc tắm vào mùa đông là: 2-3 lần/ tuần, hoặc cách ngày, đây là tần suất thích hợp để bảo vệ làn da trẻ mà không để trẻ bị tích tụ quá nhiều bụi bẩn mồ hôi trên người.
Những ngày không tắm thì cha mẹ hãy lau sơ cho trẻ ở những phần dễ tích mồ hôi như cổ, nách, bẹn, kẽ ngón tay ngón chân. Có thể dùng nước ấm, nước gừng, hoặc nước pha thêm vài giọt tinh dầu tràm.
Nên tắm cho trẻ vào khoảng từ 9h – 11h hoặc từ 14h – 16h, bởi đây là khoảng thời gian nhiệt độ ấm áp, ổn định nhất trong ngày. Tốt nhất là nên tắm sau ăn hoặc sau giấc ngủ ít nhất 1 giờ đồng hồ.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong từng bước tắm cho con mà cha mẹ nên lưu lại:
2.1 Trước khi tắm
- Trước khi tắm, tốt nhất cha mẹ hãy xả nước nóng hoặc bật đèn sưởi (nếu có) trong phòng để sưởi ấm phòng tắm. Cha mẹ nên chuẩn bị chậu to, để nước luôn ngập ngang ngực trẻ, ngâm nước sẽ giúp trẻ không bị lạnh.
- Nhiệt độ nước tốt nhất nên dao động từ 40- 42 độ. Nếu bạn để nước chỉ vừa ấm khoảng 36 - 37 độ, thì khi tắm gần xong, nước sẽ nguội và dễ gây cảm lạnh cho trẻ. - Phòng tắm phải tuyệt đối kín gió.
- Nên sưởi ấm toàn bộ khăn choàng, quần áo, tất. Nếu gia đình nào cẩn thận thì chuẩn bị 2 khăn tắm, 1 khăn để thấm nước lau khô người và 1 khăn để ủ ấm trước khi mặc quần áo thay thế cho khăn thấm nước để tránh lạnh ngược lại người bé (trẻ sơ sinh nên chuẩn bị như thế này).
2.2 Trong khi tắm
- Lưu ý đầu tiên cho cha mẹ khi tắm cho trẻ trong mùa đông, đó là tắm từ dưới lên. Bạn hãy cho chân bé tiếp xúc với nước đầu tiên để bé làm quen, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt.
Nếu tóc của bé khá ngắn, có thể lau khô, thì có thể gội đầu cho bé trước, lau thật khô, trùm khăn giữ ấm rồi tiến hành tắm thân người cho bé sau.
- Nên giữ cho mức nước luôn ngập ngang ngực trẻ, nếu hở phần ngực hoặc vai, thì choàng 1 khăn tắm lên, liên tục dấp nước để tránh phần da phía trên mặt nước bị gió thổi lạnh.
- Hãy tắm nhanh cho trẻ, thời gian từ 5- 10 phút là lý tưởng nhất, trong khoảng thời gian này, nước vẫn ấm và da sẽ không bị khô do tắm nước nóng quá lâu.
- Đối với những bé tắm trong chậu, thường cha mẹ sẽ chuẩn bị 1 chậu nước nhỏ để tráng qua người, vậy hãy lưu ý nhiệt độ chậu nước tráng người đó đừng để bị nguội quá. 2.3 Sau khi tắm xong
- Ngay sau khi nhấc trẻ ra khỏi chậu tắm hoặc khi dừng vòi nước, hãy choàng cho trẻ thật kín bằng 1 chiếc khăn tắm, thấm khô ngực, lưng, nách, chân và tay cho trẻ.
- Nếu gia đình nào bật đèn sưởi trong nhà tắm, thì lưu ý sau khi choàng kín cho trẻ 1 chiếc khăn tắm, hãy mở cửa khoảng 1 – 2 phút để nhiệt độ giữa phòng tắm và bên ngoài được cân bằng, sau đó mới bế trẻ ra ngoài.
- Quần áo khăn tất đã được sưởi ấm trước đó, ưu tiên thứ tự mặc là tất chân, áo và quần. Lưu ý, khi mặc áo, thì phần thân dưới của trẻ vẫn cần được bọc trong khăn tắm để tránh nhiễm gió lạnh.
Cha mẹ có thể xoa ít dầu tràm hoặc dầu gừng ở gan bàn chân, ngực, bụng, lưng, gáy, để sưởi ấm cho trẻ.
Trên đây là những lưu ý ở từng bước trong quá trình tắm trẻ vào mùa đông, để giữ sức khỏe cho trẻ, cha mẹ hãy duy trì một chế sinh hoạt lành mạnh và phù hợp nữa nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng