Có Nên Cho Con Bú Khi Đang Mang Thai?
2024-08-13T17:20:39+07:00 2024-08-13T17:20:39+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/co-nen-cho-con-bu-khi-dang-mang-thai-4185.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_08/co-nen-cho-con-bu-khi-dang-mang-thai-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
10/08/2024 11:51 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Cho con bú trong thời gian mang thai không chỉ là một quyết định cá nhân mà còn liên quan đến nhiều yếu tố y tế và sinh lý. Liệu việc cho con bú trong thai kỳ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ?
Việc cho con bú trong khi đang mang thai đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và kết luận là an toàn, miễn là thai kỳ của mẹ đang trong tình trạng khỏe mạnh và mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân, cho thai nhi đang trong bụng và cho việc tạo sữa cho con bú.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc này không tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non và không ảnh hưởng đến trọng lượng khi sinh của em bé đang mang thai.
Một số bà mẹ có lo lắng rằng việc cho con bú mẹ có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Điều này liên quan đến việc núm vú được kích thích sẽ sản xuất ra hormone oxytocin, giúp tiết sữa và cũng đóng vai trò trong các cơn co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ.
May mắn là, lượng oxytocin tiết ra khi cho con bú không đủ để kích thích chuyển dạ trong những trường hợp bình thường. Có thể có vài cơn co thắt nhẹ nhưng đó là điều bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc giải phóng oxytocin sẽ đáng lo ngại nếu bạn có nguy cơ sẩy thai hoặc nguy cơ sinh non.
Nghiên cứu của tác giả Joseph Molitoris vào năm 2019 đã khảo sát trên 10.661 phụ nữ mang thai có cho con bú tại Hoa Kỳ và đã tìm thấy mối quan hệ giữa việc cho con bú hoàn toàn khi mang thai và nguy cơ sẩy thai cao hơn đối với những trường hợp cho bú mẹ hoàn toàn khi mang thai. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu chứa thông tin hạn chế về các yếu tố nguy cơ sẩy thai khác của phụ nữ, do đó, kết quả này cần được xem xét cẩn thận.
Vì vậy, nếu bạn mang song thai, hoặc có nguy cơ sẩy thai, nguy cơ sanh non, hoặc đang cho em bé dưới 6 tháng bú hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe thai nhi hiện tại và việc cho con bú, hãy đến khám và được tư vấn bởi các bác sĩ sản khoa.
Một số rào cản về thể chất có thể gây trở ngại việc nuôi con bằng sữa mẹ khi mang thai bao gồm:
Núm vú đau:
Thống kê cho thấy khoảng 75% bà mẹ mang thai gặp phải tình trạng đau đầu vú khi cho con bú mẹ, có thể làm cho việc cho con bú trở nên không thoải mái và gây ra sự không thoải mái cho bà mẹ.
Buồn nôn/ nôn:
Trạng thái buồn nôn và nôn có thể xảy ra trong thời kỳ đầu thai kỳ, khiến cho việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên khó khăn.
Mệt mỏi:
Cơ thể của bà mẹ đang mang thai có thể trải qua sự mệt mỏi và căng thẳng, điều này cũng làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên khó khăn hơn.
Cảm giác bị choáng ngợp, căng thẳng:
Việc phải chăm sóc cả bé nhỏ và thai nhi có thể tạo ra sự căng thẳng và áp lực lớn đối với bà mẹ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình cho con bú mẹ.
Ngoài ra, còn có những thay đổi về nguồn cung sữa mẹ và thay đổi về màu sắc - mùi vị của sữa mẹ khi mang thai. Nguồn sữa mẹ có thể giảm đi một chút vào khoảng tháng thứ tư của thai kỳ, khi sữa mẹ chuyển sang loại sữa non, giàu kháng thể để chuẩn bị cho trẻ sơ sinh.
Mùi vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi và có thể không phù hợp với khẩu vị của em bé. Một số em bé có thể không quan tâm đến điều này, nhưng có những trường hợp em bé có thể không thích và từ chối bú mẹ.
Tuy nhiên, việc vượt qua những rào cản này không phải là điều không thể. Bà mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng các phương pháp để giảm thiểu những khó khăn trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ khi mang thai, từ việc chăm sóc núm vú, đến việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Nuôi con bằng sữa mẹ khi đang mang thai cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào không?
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ là tiêu thụ lượng calo đủ để duy trì sức khỏe và cung cấp năng lượng cho cả mẹ và thai nhi.
Nhu cầu calo cụ thể của từng người phụ nữ sẽ phụ thuộc vào chỉ số BMI, mức độ hoạt động và mức độ nghỉ ngơi hàng ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể của mẹ cần thêm 450-500 calo mỗi ngày nếu em bé bú mẹ và đang ăn dặm. Nếu trẻ dưới 6 tháng chỉ bú mẹ hoàn toàn, nhu cầu calo sẽ tăng lên khoảng 650 calo mỗi ngày.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm calo cho thai kỳ đang phát triển, với 350 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 450 calo trong tam cá nguyệt thứ ba.
Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, nên bổ sung các bữa ăn nhẹ và ăn các bữa ăn chính lành mạnh để giúp duy trì năng lượng và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.
Ngoài ra, nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, các loại hạt và hải sản cũng rất quan trọng. Cần chú ý đến việc bổ sung axit folic, sắt, canxi và omega-3 trong chế độ ăn hàng ngày.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc này không tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non và không ảnh hưởng đến trọng lượng khi sinh của em bé đang mang thai.
Một số bà mẹ có lo lắng rằng việc cho con bú mẹ có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Điều này liên quan đến việc núm vú được kích thích sẽ sản xuất ra hormone oxytocin, giúp tiết sữa và cũng đóng vai trò trong các cơn co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ.
May mắn là, lượng oxytocin tiết ra khi cho con bú không đủ để kích thích chuyển dạ trong những trường hợp bình thường. Có thể có vài cơn co thắt nhẹ nhưng đó là điều bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc giải phóng oxytocin sẽ đáng lo ngại nếu bạn có nguy cơ sẩy thai hoặc nguy cơ sinh non.
Nghiên cứu của tác giả Joseph Molitoris vào năm 2019 đã khảo sát trên 10.661 phụ nữ mang thai có cho con bú tại Hoa Kỳ và đã tìm thấy mối quan hệ giữa việc cho con bú hoàn toàn khi mang thai và nguy cơ sẩy thai cao hơn đối với những trường hợp cho bú mẹ hoàn toàn khi mang thai. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu chứa thông tin hạn chế về các yếu tố nguy cơ sẩy thai khác của phụ nữ, do đó, kết quả này cần được xem xét cẩn thận.
Vì vậy, nếu bạn mang song thai, hoặc có nguy cơ sẩy thai, nguy cơ sanh non, hoặc đang cho em bé dưới 6 tháng bú hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe thai nhi hiện tại và việc cho con bú, hãy đến khám và được tư vấn bởi các bác sĩ sản khoa.
Một số rào cản về thể chất có thể gây trở ngại việc nuôi con bằng sữa mẹ khi mang thai bao gồm:
Núm vú đau:
Thống kê cho thấy khoảng 75% bà mẹ mang thai gặp phải tình trạng đau đầu vú khi cho con bú mẹ, có thể làm cho việc cho con bú trở nên không thoải mái và gây ra sự không thoải mái cho bà mẹ.
Buồn nôn/ nôn:
Trạng thái buồn nôn và nôn có thể xảy ra trong thời kỳ đầu thai kỳ, khiến cho việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên khó khăn.
Mệt mỏi:
Cơ thể của bà mẹ đang mang thai có thể trải qua sự mệt mỏi và căng thẳng, điều này cũng làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên khó khăn hơn.
Cảm giác bị choáng ngợp, căng thẳng:
Việc phải chăm sóc cả bé nhỏ và thai nhi có thể tạo ra sự căng thẳng và áp lực lớn đối với bà mẹ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình cho con bú mẹ.
Ngoài ra, còn có những thay đổi về nguồn cung sữa mẹ và thay đổi về màu sắc - mùi vị của sữa mẹ khi mang thai. Nguồn sữa mẹ có thể giảm đi một chút vào khoảng tháng thứ tư của thai kỳ, khi sữa mẹ chuyển sang loại sữa non, giàu kháng thể để chuẩn bị cho trẻ sơ sinh.
Mùi vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi và có thể không phù hợp với khẩu vị của em bé. Một số em bé có thể không quan tâm đến điều này, nhưng có những trường hợp em bé có thể không thích và từ chối bú mẹ.
Tuy nhiên, việc vượt qua những rào cản này không phải là điều không thể. Bà mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng các phương pháp để giảm thiểu những khó khăn trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ khi mang thai, từ việc chăm sóc núm vú, đến việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Nuôi con bằng sữa mẹ khi đang mang thai cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào không?
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ là tiêu thụ lượng calo đủ để duy trì sức khỏe và cung cấp năng lượng cho cả mẹ và thai nhi.
Nhu cầu calo cụ thể của từng người phụ nữ sẽ phụ thuộc vào chỉ số BMI, mức độ hoạt động và mức độ nghỉ ngơi hàng ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể của mẹ cần thêm 450-500 calo mỗi ngày nếu em bé bú mẹ và đang ăn dặm. Nếu trẻ dưới 6 tháng chỉ bú mẹ hoàn toàn, nhu cầu calo sẽ tăng lên khoảng 650 calo mỗi ngày.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm calo cho thai kỳ đang phát triển, với 350 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 450 calo trong tam cá nguyệt thứ ba.
Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, nên bổ sung các bữa ăn nhẹ và ăn các bữa ăn chính lành mạnh để giúp duy trì năng lượng và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.
Ngoài ra, nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, các loại hạt và hải sản cũng rất quan trọng. Cần chú ý đến việc bổ sung axit folic, sắt, canxi và omega-3 trong chế độ ăn hàng ngày.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng