Thời điểm vàng cai sữa cho trẻ
2024-01-13T11:05:09+07:00 2024-01-13T11:05:09+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/thoi-diem-vang-cai-sua-cho-tre-3182.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/thoi-diem-vang-cai-sua-cho-tre-2.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/01/2024 11:47 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Con tôi đang 11 tháng tuổi nhưng tôi cũng đã tính trước thời gian phải cai sữa cho con. Xin hỏi tôi nên cai sữa khi nào là tốt nhất ạ?Xuân Hạ, 24 tuổi, Thái Bình
Xin chào bạn Xuân Hạ,
Các bà mẹ thường tất bật chuẩn bị quay trở lại công việc sau kì nghỉ thai sản, cũng giống như bạn, nhiều người đau đầu vì không biết lựa chọn thời điểm nào phù hợp để cai sữa, lo ngại rằng sự thay đổi quá đột ngột có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Thực tế, sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho hệ tiêu hóa của trẻ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong 6 tháng đầu đời.
Sữa mẹ chứa đựng nhiều yếu tố sinh học như kháng thể, men tiêu hóa và bạch cầu, các thành phần mà sữa công thức không thể thay thế.
Axit béo trong sữa mẹ cũng có lợi cho sự phát triển não bộ và nâng cao khả năng nhận thức của trẻ. Casein, một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ, giúp bé ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết không có có hướng dẫn cụ thể về thời điểm chính xác để quyết định cai sữa cho con. Quyết định này có thể đến sớm hoặc trễ, phụ thuộc vào từng đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình cụ thể.
Khi bé qua giai đoạn 6 tháng đầu đời, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng tăng lên trong khi sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng. Do đó, các mẹ bắt đầu bổ sung vào chế độ ăn của bé bằng sữa công thức hoặc thực phẩm bổ sung.
Việc đưa bé từ thức ăn dặm tăng dần, đặc dần và gần với thức ăn của người lớn sẽ giúp bé thích nghi dần với thay đổi chế độ ăn, làm cho quá trình cai sữa diễn ra suôn sẻ hơn. Quá trình cai sữa đánh dấu một bước chuyển lớn, và tốc độ chuyển đổi cần phải diễn ra một cách chậm rãi để bé có đủ thời gian thích nghi mà không gặp phải áp lực quá mức.
Khi bé có những dấu hiệu sau, các bác sĩ khuyên phụ huynh có thể xem xét quá trình cai sữa:
Ngồi thẳng: Bé có khả năng ngồi thẳng và lăn bóng mà không cần ai giúp đỡ. Khi bé có thể làm được điều này, bé đã gần một tuổi, hệ thống thần kinh và hệ vận động phát triển tốt. Do đó, bé hoàn toàn có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
Trong trường hợp của bạn Xuân Hạ, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu cai sữa cho con được rồi.
Nói bập bẹ: Ngoài những từ đơn giản như bà, mẹ, trẻ đã có thể nói được một câu ngắn. Khi đó, hệ thần kinh và thính giác của bé phát triển tốt, bé có thể diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói.
Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cai sữa cho bé, kết hợp với việc đưa vào chế độ ăn dặm với nhiều loại thực phẩm đa dạng. Ngoài ra, phụ huynh nên bổ sung sữa ngoài cho bé khoảng 500-600ml/ngày.
Nhai và nuốt dễ dàng: Bé có thể ăn được cháo và cơm nhão khi đã có khả năng nhai và nuốt, cho thấy hệ tiêu hóa đã phát triển. Khi bé đạt 18-24 tháng tuổi, đây là thời điểm lý tưởng để quyết định cai sữa mẹ cho bé. Leo cầu thang: Khi bé đã có thể làm được điều này, các bác sĩ khuyến cáo phải ngay lập tức cai sữa mẹ.
Trong những trường hợp đặc biệt như mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có các vấn đề liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú, cha mẹ phải cai sữa cho con nên cai sữa ngay.
Khi cai sữa cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều dưới đây:
Giảm dần số lần cho bú:
Thay vì cai sữa đột ngột, hãy giảm dần số lần cho bú mỗi ngày. Hãy bắt đầu bằng cách bỏ một cữ bú mỗi ngày, sau đó giảm dần cho đến khi trẻ hoàn toàn cai sữa.
Ngoài ra, các mẹ có thể thay thế cữ bú bằng các hoạt động khác như cho trẻ chơi đồ chơi, đi dạo,... Nếu trẻ quấy khóc đòi bú, hãy cho trẻ bú bình hoặc bú ti giả.
Tuy nhiên, hãy hạn chế cho trẻ bú bình hoặc bú ti giả quá nhiều. Hãy thay đổi thói quen cho bú của trẻ, chẳng hạn như cho trẻ bú ở một nơi khác, thay đổi tư thế cho bú,... Khuyến khích trẻ ăn dặm:
Khi trẻ bắt đầu cai sữa, hãy đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ các bữa ăn dặm. Hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Kiên nhẫn với trẻ:
Cai sữa có thể là một quá trình khó khăn đối với cả trẻ và mẹ. Hãy kiên nhẫn với trẻ và đừng ép buộc trẻ. Nếu bạn gặp khó khăn khi cai sữa cho trẻ, hãy kết nối với các chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ nhi khoa, chuyên gia dinh dưỡng,...
Các bà mẹ thường tất bật chuẩn bị quay trở lại công việc sau kì nghỉ thai sản, cũng giống như bạn, nhiều người đau đầu vì không biết lựa chọn thời điểm nào phù hợp để cai sữa, lo ngại rằng sự thay đổi quá đột ngột có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Thực tế, sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho hệ tiêu hóa của trẻ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong 6 tháng đầu đời.
Sữa mẹ chứa đựng nhiều yếu tố sinh học như kháng thể, men tiêu hóa và bạch cầu, các thành phần mà sữa công thức không thể thay thế.
Axit béo trong sữa mẹ cũng có lợi cho sự phát triển não bộ và nâng cao khả năng nhận thức của trẻ. Casein, một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ, giúp bé ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết không có có hướng dẫn cụ thể về thời điểm chính xác để quyết định cai sữa cho con. Quyết định này có thể đến sớm hoặc trễ, phụ thuộc vào từng đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình cụ thể.
Khi bé qua giai đoạn 6 tháng đầu đời, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng tăng lên trong khi sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng. Do đó, các mẹ bắt đầu bổ sung vào chế độ ăn của bé bằng sữa công thức hoặc thực phẩm bổ sung.
Việc đưa bé từ thức ăn dặm tăng dần, đặc dần và gần với thức ăn của người lớn sẽ giúp bé thích nghi dần với thay đổi chế độ ăn, làm cho quá trình cai sữa diễn ra suôn sẻ hơn. Quá trình cai sữa đánh dấu một bước chuyển lớn, và tốc độ chuyển đổi cần phải diễn ra một cách chậm rãi để bé có đủ thời gian thích nghi mà không gặp phải áp lực quá mức.
Khi bé có những dấu hiệu sau, các bác sĩ khuyên phụ huynh có thể xem xét quá trình cai sữa:
Ngồi thẳng: Bé có khả năng ngồi thẳng và lăn bóng mà không cần ai giúp đỡ. Khi bé có thể làm được điều này, bé đã gần một tuổi, hệ thống thần kinh và hệ vận động phát triển tốt. Do đó, bé hoàn toàn có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
Trong trường hợp của bạn Xuân Hạ, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu cai sữa cho con được rồi.
Nói bập bẹ: Ngoài những từ đơn giản như bà, mẹ, trẻ đã có thể nói được một câu ngắn. Khi đó, hệ thần kinh và thính giác của bé phát triển tốt, bé có thể diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói.
Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cai sữa cho bé, kết hợp với việc đưa vào chế độ ăn dặm với nhiều loại thực phẩm đa dạng. Ngoài ra, phụ huynh nên bổ sung sữa ngoài cho bé khoảng 500-600ml/ngày.
Nhai và nuốt dễ dàng: Bé có thể ăn được cháo và cơm nhão khi đã có khả năng nhai và nuốt, cho thấy hệ tiêu hóa đã phát triển. Khi bé đạt 18-24 tháng tuổi, đây là thời điểm lý tưởng để quyết định cai sữa mẹ cho bé. Leo cầu thang: Khi bé đã có thể làm được điều này, các bác sĩ khuyến cáo phải ngay lập tức cai sữa mẹ.
Trong những trường hợp đặc biệt như mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có các vấn đề liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú, cha mẹ phải cai sữa cho con nên cai sữa ngay.
Khi cai sữa cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều dưới đây:
Giảm dần số lần cho bú:
Thay vì cai sữa đột ngột, hãy giảm dần số lần cho bú mỗi ngày. Hãy bắt đầu bằng cách bỏ một cữ bú mỗi ngày, sau đó giảm dần cho đến khi trẻ hoàn toàn cai sữa.
Ngoài ra, các mẹ có thể thay thế cữ bú bằng các hoạt động khác như cho trẻ chơi đồ chơi, đi dạo,... Nếu trẻ quấy khóc đòi bú, hãy cho trẻ bú bình hoặc bú ti giả.
Tuy nhiên, hãy hạn chế cho trẻ bú bình hoặc bú ti giả quá nhiều. Hãy thay đổi thói quen cho bú của trẻ, chẳng hạn như cho trẻ bú ở một nơi khác, thay đổi tư thế cho bú,... Khuyến khích trẻ ăn dặm:
Khi trẻ bắt đầu cai sữa, hãy đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ các bữa ăn dặm. Hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Kiên nhẫn với trẻ:
Cai sữa có thể là một quá trình khó khăn đối với cả trẻ và mẹ. Hãy kiên nhẫn với trẻ và đừng ép buộc trẻ. Nếu bạn gặp khó khăn khi cai sữa cho trẻ, hãy kết nối với các chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ nhi khoa, chuyên gia dinh dưỡng,...
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng