Tập cai sữa cho bé chỉ huy và những lưu ý
2023-08-22T13:19:00+07:00 2023-08-22T13:19:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/tap-cai-sua-cho-be-chi-huy-va-nhung-luu-y-1940.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/tap-cai-sua-cho-be-chi-huy-va-nhung-luu-y-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/08/2023 13:19 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Một cách tiếp cận ngày càng phổ biến khi thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ sơ sinh là phương pháp ăn dặm do bé chỉ huy (chuyển ngay sang các món ăn dặm và bỏ qua thức ăn nhuyễn). Nếu đang có con trong độ tuổi này, không thể bỏ qua bài viết sau.
Ngày nay, bên cạnh một số cha mẹ chọn cho bé ăn thức ăn đặc dưới dạng xay nhuyễn, thì có một phương pháp ăn thay thế cũng rất tốt là chuyển luôn sang giai đoạn ăn dặm với phương pháp ăn dặm do bé chỉ huy.
Phương pháp này sẽ giúp trẻ kiểm soát được những thực phẩm và số lượng bé ăn, tuy nhiên cần có sự định hướng của cha mẹ để bé có thể nhận được đủ chất dinh dưỡng.
1. Cai sữa do bé chỉ huy là gì?
Cai sữa (ăn dặm) do trẻ chỉ huy là một phương pháp mà trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi đã có khả năng ngậm, nhai và nuốt thức ăn rắn, sẽ chuyển sang ăn thức ăn rắn ngay khi bắt đầu cho ăn dặm, bỏ qua thức ăn xay nhuyễn và thức ăn nghiền. Đây là tiền đề giúp con tự ăn những thức ăn lành mạnh mà trẻ muốn ăn ngay từ đầu.
2. Khi nào nên bắt đầu chế độ ăn dặm do bé chỉ huy?
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng. Ở độ tuổi đó, hầu hết các bé đều có thể tự ngồi và cầm đồ ăn. Các con cũng đã bỏ phản xạ đẩy lưỡi khi còn nhỏ, cùng với việc ruột đã phát triển các enzym tiêu hóa cần thiết được sản sinh để hấp thụ thức ăn rắn tốt.
Trong khi hầu hết các em bé sẽ có thể thích nghi được với cách ăn này thì một số trẻ (có nhu cầu đặc biệt hoặc không thể tự bốc và nhai thức ăn) có thể không thử được nghiệm. Hãy quan sát em bé của bạn để lựa chọn cách ăn phù hợp cho con cha mẹ nhé. 3. Làm thế nào để bắt đầu phương pháp ăn dặm do bé chỉ huy?
Ba mẹ có thể lo lắng về khả năng xử lý thức ăn của bé khi mới 6 tháng nhưng khả năng nhai của bé có thể khiến ba mẹ ngạc nhiên. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản ba mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn bằng phương pháp này.
• Tiếp tục cho con bú hoặc bú bình: Duy trì tần suất bú mẹ hoặc bú bình như cũ, vì trẻ sơ sinh nhận được phần lớn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến hết năm đầu tiên.
• Giữ cho thức ăn mềm mại: Bất kể món ăn nào trong thực đơn của bé cũng nên có kết cấu đủ mềm, có thể dùng ngón tay bóp nát hoặc hòa tan dễ dàng. Tránh xa các loại thực phẩm cứng hoặc giòn như cà rốt sống hoặc táo.
• Chuẩn bị thức ăn theo độ tuổi của con bạn: Đối với trẻ 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm, hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm có thể cắt thành miếng hoặc thanh dày để trẻ có thể nắm và nhai từ trên xuống dưới. Khi con bạn đã phát triển khả năng cầm nắm hơn, thường là khoảng 9 tháng hoặc lâu hơn, mẹ có thể bắt đầu cắt thức ăn thành những miếng nhỏ vừa ăn để bé có thể dễ dàng gắp được.
• Ăn tối cùng bé: Hãy cho bé ăn những thức ăn thường ngày cùng gia đình để bé quen với chế độ ăn uống của cả nhà, giúp rèn thói quen ăn uống cho bé tốt hơn từ sớm.
• Cung cấp nhiều loại thực phẩm đa dạng cho bé: Theo thời gian, hãy cho bé tiếp xúc với nhiều lựa chọn thực phẩm để giúp bé phát triển khẩu vị và ít có khả năng kén ăn sau này khi lớn lên. 4. Một số mẹo an toàn cần ghi nhớ khi cai sữa do bé chỉ huy
Lựa chọn thực phẩm
Khi cho bé ăn dặm ngay từ nhỏ sẽ không thể tránh khỏi những tình huống bé mắc nghẹn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, miễn là bạn cung cấp thực phẩm đủ mềm, nướu của con hoàn toàn có khả năng nhai.
Do đó, tránh cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có nguy cơ gây nghẹt thở như các loại hạt; nho nguyên quả, anh đào hoặc cà chua bi; rau sống; táo; trái cây sấy khô, bơ hạt dày; xúc xích; miếng thịt hoặc pho mát lớn; cá có xương; bắp rang bơ; và đồ ăn nhẹ giòn như khoai tây chiên, bánh quy, … Luôn giám sát bé khi bé ăn
Giữ em bé ngồi thẳng trên ghế cao trong khi ăn. Không để trẻ ăn khi đang bò, chơi hoặc nằm, và không cho trẻ ăn trong xe đẩy hoặc ô tô. Theo dõi các phản ứng khi ăn của bé để có thể hỗ trợ bé kịp thời
Như vậy, khi bé được 6 tháng tuổi, ba mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu cho bé tập cai sữa và thử chuyển sang ăn dặm dạng rắn luôn. Tuy nhiên, hãy tuân thủ các nguyên tắc an toàn và hỗ trợ con khi cần để đảm bảo con không gặp vấn đề gì với thức ăn, có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm và nhận đủ dưỡng chất để có thể lớn lên khỏe mạnh.
Phương pháp này sẽ giúp trẻ kiểm soát được những thực phẩm và số lượng bé ăn, tuy nhiên cần có sự định hướng của cha mẹ để bé có thể nhận được đủ chất dinh dưỡng.
1. Cai sữa do bé chỉ huy là gì?
Cai sữa (ăn dặm) do trẻ chỉ huy là một phương pháp mà trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi đã có khả năng ngậm, nhai và nuốt thức ăn rắn, sẽ chuyển sang ăn thức ăn rắn ngay khi bắt đầu cho ăn dặm, bỏ qua thức ăn xay nhuyễn và thức ăn nghiền. Đây là tiền đề giúp con tự ăn những thức ăn lành mạnh mà trẻ muốn ăn ngay từ đầu.
2. Khi nào nên bắt đầu chế độ ăn dặm do bé chỉ huy?
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng. Ở độ tuổi đó, hầu hết các bé đều có thể tự ngồi và cầm đồ ăn. Các con cũng đã bỏ phản xạ đẩy lưỡi khi còn nhỏ, cùng với việc ruột đã phát triển các enzym tiêu hóa cần thiết được sản sinh để hấp thụ thức ăn rắn tốt.
Trong khi hầu hết các em bé sẽ có thể thích nghi được với cách ăn này thì một số trẻ (có nhu cầu đặc biệt hoặc không thể tự bốc và nhai thức ăn) có thể không thử được nghiệm. Hãy quan sát em bé của bạn để lựa chọn cách ăn phù hợp cho con cha mẹ nhé. 3. Làm thế nào để bắt đầu phương pháp ăn dặm do bé chỉ huy?
Ba mẹ có thể lo lắng về khả năng xử lý thức ăn của bé khi mới 6 tháng nhưng khả năng nhai của bé có thể khiến ba mẹ ngạc nhiên. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản ba mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn bằng phương pháp này.
• Tiếp tục cho con bú hoặc bú bình: Duy trì tần suất bú mẹ hoặc bú bình như cũ, vì trẻ sơ sinh nhận được phần lớn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến hết năm đầu tiên.
• Giữ cho thức ăn mềm mại: Bất kể món ăn nào trong thực đơn của bé cũng nên có kết cấu đủ mềm, có thể dùng ngón tay bóp nát hoặc hòa tan dễ dàng. Tránh xa các loại thực phẩm cứng hoặc giòn như cà rốt sống hoặc táo.
• Chuẩn bị thức ăn theo độ tuổi của con bạn: Đối với trẻ 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm, hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm có thể cắt thành miếng hoặc thanh dày để trẻ có thể nắm và nhai từ trên xuống dưới. Khi con bạn đã phát triển khả năng cầm nắm hơn, thường là khoảng 9 tháng hoặc lâu hơn, mẹ có thể bắt đầu cắt thức ăn thành những miếng nhỏ vừa ăn để bé có thể dễ dàng gắp được.
• Ăn tối cùng bé: Hãy cho bé ăn những thức ăn thường ngày cùng gia đình để bé quen với chế độ ăn uống của cả nhà, giúp rèn thói quen ăn uống cho bé tốt hơn từ sớm.
• Cung cấp nhiều loại thực phẩm đa dạng cho bé: Theo thời gian, hãy cho bé tiếp xúc với nhiều lựa chọn thực phẩm để giúp bé phát triển khẩu vị và ít có khả năng kén ăn sau này khi lớn lên. 4. Một số mẹo an toàn cần ghi nhớ khi cai sữa do bé chỉ huy
Lựa chọn thực phẩm
Khi cho bé ăn dặm ngay từ nhỏ sẽ không thể tránh khỏi những tình huống bé mắc nghẹn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, miễn là bạn cung cấp thực phẩm đủ mềm, nướu của con hoàn toàn có khả năng nhai.
Do đó, tránh cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có nguy cơ gây nghẹt thở như các loại hạt; nho nguyên quả, anh đào hoặc cà chua bi; rau sống; táo; trái cây sấy khô, bơ hạt dày; xúc xích; miếng thịt hoặc pho mát lớn; cá có xương; bắp rang bơ; và đồ ăn nhẹ giòn như khoai tây chiên, bánh quy, … Luôn giám sát bé khi bé ăn
Giữ em bé ngồi thẳng trên ghế cao trong khi ăn. Không để trẻ ăn khi đang bò, chơi hoặc nằm, và không cho trẻ ăn trong xe đẩy hoặc ô tô. Theo dõi các phản ứng khi ăn của bé để có thể hỗ trợ bé kịp thời
Như vậy, khi bé được 6 tháng tuổi, ba mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu cho bé tập cai sữa và thử chuyển sang ăn dặm dạng rắn luôn. Tuy nhiên, hãy tuân thủ các nguyên tắc an toàn và hỗ trợ con khi cần để đảm bảo con không gặp vấn đề gì với thức ăn, có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm và nhận đủ dưỡng chất để có thể lớn lên khỏe mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng