Thay đổi thời tiết, tuyệt đối không chủ quan với bệnh viêm phổi
2023-10-18T11:31:38+07:00 2023-10-18T11:31:38+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao-59/thay-doi-thoi-tiet-tuyet-doi-khong-chu-quan-voi-benh-viem-phoi-2401.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_10/tuyet-doi-khong-chu-quan-voi-benh-viem-phoi-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
18/10/2023 09:57 | Cảnh báo
-
Viêm phổi là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi.
Tình trạng này được xác định bởi sự nhiễm trùng nhu mô phổi kèm theo sản xuất dịch tiết trong lòng phế nang. Các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác, nhưng không bao gồm trực khuẩn lao.
Tình trạng viêm phổi có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi và các bệnh lý nền kèm theo. Viêm phổi kéo theo hệ lụy nặng hơn thường gặp ở người lớn bị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch, cũng như những người có bệnh lý nền kèm theo. Viêm phổi là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người mỗi năm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Các nhóm tuổi có nguy cơ cao bị viêm phổi là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 75 tuổi.
>>> Viêm Phổi Là Gì I Viêm Phổi Có Nguy Hiểm Không I Nguyên Ngân Gây Viêm Phổi
Các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp là vi khuẩn Steptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza và Mycoplasma pneumoniae, cùng với các virus như virus cúm, cúm gia cầm và virus hợp bào hô hấp Adenovirus.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của viêm phổi có thể khác nhau. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ho khạc đờm vàng hoặc xanh, đau rát họng, đau tức ngực vùng bị thương, cảm giác khó thở, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Nếu không được điều trị đúng cách, viêm phổi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, xẹp phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Vì vậy, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi là rất quan trọng. Việc phòng ngừa viêm phổi là rất quan trọng, đặc biệt là viêm phổi nặng. Người dân cần phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus và vi khuẩn bằng cách sử dụng khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là ở những nơi đông người. Đặc biệt, cần thường xuyên rửa tay và tiêm phòng cúm mỗi năm một lần.
Đối với những người bị bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đường, bệnh gan mật mạn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim mạch, người nghiện rượu cần tiêm phòng phế cầu 5 năm/lần và tiêm các loại vắc xin chống virus, vi khuẩn khác theo nhu cầu.
Nam giới cần tránh hút thuốc lá, thuốc lào và không lạm dụng rượu bia. Ngoài ra, cần giữ ấm cổ ngực trong mùa lạnh và có một lối sống lành mạnh để tăng sức đề kháng.
Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của viêm phổi, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị. Không nên tự điều trị hay tự mua thuốc kháng sinh về uống vì điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh nặng hơn, gây ra biến chứng và tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Tình trạng viêm phổi có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi và các bệnh lý nền kèm theo. Viêm phổi kéo theo hệ lụy nặng hơn thường gặp ở người lớn bị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch, cũng như những người có bệnh lý nền kèm theo. Viêm phổi là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người mỗi năm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Các nhóm tuổi có nguy cơ cao bị viêm phổi là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 75 tuổi.
>>> Viêm Phổi Là Gì I Viêm Phổi Có Nguy Hiểm Không I Nguyên Ngân Gây Viêm Phổi
Các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp là vi khuẩn Steptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza và Mycoplasma pneumoniae, cùng với các virus như virus cúm, cúm gia cầm và virus hợp bào hô hấp Adenovirus.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của viêm phổi có thể khác nhau. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ho khạc đờm vàng hoặc xanh, đau rát họng, đau tức ngực vùng bị thương, cảm giác khó thở, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Nếu không được điều trị đúng cách, viêm phổi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, xẹp phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Vì vậy, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi là rất quan trọng. Việc phòng ngừa viêm phổi là rất quan trọng, đặc biệt là viêm phổi nặng. Người dân cần phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus và vi khuẩn bằng cách sử dụng khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là ở những nơi đông người. Đặc biệt, cần thường xuyên rửa tay và tiêm phòng cúm mỗi năm một lần.
Đối với những người bị bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đường, bệnh gan mật mạn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim mạch, người nghiện rượu cần tiêm phòng phế cầu 5 năm/lần và tiêm các loại vắc xin chống virus, vi khuẩn khác theo nhu cầu.
Nam giới cần tránh hút thuốc lá, thuốc lào và không lạm dụng rượu bia. Ngoài ra, cần giữ ấm cổ ngực trong mùa lạnh và có một lối sống lành mạnh để tăng sức đề kháng.
Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của viêm phổi, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị. Không nên tự điều trị hay tự mua thuốc kháng sinh về uống vì điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh nặng hơn, gây ra biến chứng và tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng