Ung thư da không có nghĩa là dấu chấm hết
2023-02-03T17:33:20+07:00 2023-02-03T17:33:20+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/ung-thu-da-khong-co-nghia-la-dau-cham-het-541.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/ung-thu-da-khong-co-nghia-la-dau-cham-het-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
03/02/2023 17:22 | Bệnh thường gặp
-
Những dấu hiệu xuất hiện trên da sẽ báo hiệu một số loại bệnh mà bạn không ngờ tới, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và sử dụng các biện pháp bảo vệ da là điều cần thiết để loại trừ các yếu tố khác liên quan tới bệnh.
Ung thư da là gì?
Ung thư da là bệnh ác tính xuất phát từ các tế bào của da. Tỷ lệ mắc bệnh ở người châu Á không cao, ở người da trắng tỷ lệ này cao hơn, gấp khoảng 3 lần các khu vực khác cộng lại.
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa rõ ràng nhưng các chuyên gia đưa ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Ánh nắng mặt trời là yếu tố đầu tiên, các tia UVA, UVB, UVC được coi là các tác nhân gây ung thư da. Gen trong cơ thể bị biến đổi làm mất khả năng sửa chữa các tế bào bất thường, do đó là yếu tố nguy cơ. HPV là virus gây u nhú ở người, cũng có thể gây nên ung thư da đối với virus typ 5 và 8. Ngoài ra, còn các yếu tố là nhiễm độc kim loại, chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...
Triệu chứng của bệnh như thế nào?
Triệu chứng bệnh tùy vào loại u sẽ có biểu hiện khác nhau. Nhưng điểm chung là xuất hiện những bất thường ở da. Đó có thể là một khối nổi lên mặt da, cũng có thể bằng phẳng với bề mặt da hoặc lõm so với mặt da. Trên bề mặt khối này thường có giãn mạch, ở một số loại thì có thể có vảy. Các khối này có màu sắc khác với da hoặc không. Các tổn thương này không gây ngứa, giới hạn không rõ với vùng da lành ở xung quanh và có thể bị loét, thâm nhiễm ra xung quanh,...
Có thể điều trị ung thư da được không?
Câu trả lời là có thể và nếu được điều trị sớm cắt bỏ rộng được tổn thương thì khả năng khỏi bệnh rất cao.
Phương pháp chính điều trị bệnh là phẫu thuật, bên cạnh đó xạ trị sẽ được phối hợp trong các trường hợp bệnh đã di căn. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được cải tiến, tuy nhiên nguyên tắc chung của các phương pháp là cắt rộng tổn thương, loại bỏ tổ chức ung thư. Sau khi loại bỏ các tế bào ung thư, vùng da vừa được cắt sẽ được phủ lại, có thể dùng da ở các vùng khác của cơ thể. Còn nếu tổn thương nhỏ ở một số vị trí đặc biệt như mũi, góc mắt thì có thể để cơ thể tự lên sẹo.
Nên làm gì để phòng tránh ung thư da?
Để phòng tránh bệnh, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh, cụ thể là những biện pháp sau đây.
• Tránh ánh sáng mặt trời: nên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, dùng kem chống nắng đúng cách.
• Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ,...
• Điều trị tích cực các bệnh da mạn tính.
Có thể nói ung thư da không phải là dấu chấm hết bởi ung thư da thường có tiên lượng tốt, nhất là khi được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì rất tốt. Các tổn thương ở da thường dễ phát hiện do có thể quan sát bằng mắt thường. Vì vậy chúng ta nên chú ý các bất thường và khám khi phát hiện để không bỏ lỡ thời gian thích hợp điều trị.
Ung thư da là bệnh ác tính xuất phát từ các tế bào của da. Tỷ lệ mắc bệnh ở người châu Á không cao, ở người da trắng tỷ lệ này cao hơn, gấp khoảng 3 lần các khu vực khác cộng lại.
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa rõ ràng nhưng các chuyên gia đưa ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Ánh nắng mặt trời là yếu tố đầu tiên, các tia UVA, UVB, UVC được coi là các tác nhân gây ung thư da. Gen trong cơ thể bị biến đổi làm mất khả năng sửa chữa các tế bào bất thường, do đó là yếu tố nguy cơ. HPV là virus gây u nhú ở người, cũng có thể gây nên ung thư da đối với virus typ 5 và 8. Ngoài ra, còn các yếu tố là nhiễm độc kim loại, chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...
Triệu chứng bệnh tùy vào loại u sẽ có biểu hiện khác nhau. Nhưng điểm chung là xuất hiện những bất thường ở da. Đó có thể là một khối nổi lên mặt da, cũng có thể bằng phẳng với bề mặt da hoặc lõm so với mặt da. Trên bề mặt khối này thường có giãn mạch, ở một số loại thì có thể có vảy. Các khối này có màu sắc khác với da hoặc không. Các tổn thương này không gây ngứa, giới hạn không rõ với vùng da lành ở xung quanh và có thể bị loét, thâm nhiễm ra xung quanh,...
Có thể điều trị ung thư da được không?
Câu trả lời là có thể và nếu được điều trị sớm cắt bỏ rộng được tổn thương thì khả năng khỏi bệnh rất cao.
Phương pháp chính điều trị bệnh là phẫu thuật, bên cạnh đó xạ trị sẽ được phối hợp trong các trường hợp bệnh đã di căn. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được cải tiến, tuy nhiên nguyên tắc chung của các phương pháp là cắt rộng tổn thương, loại bỏ tổ chức ung thư. Sau khi loại bỏ các tế bào ung thư, vùng da vừa được cắt sẽ được phủ lại, có thể dùng da ở các vùng khác của cơ thể. Còn nếu tổn thương nhỏ ở một số vị trí đặc biệt như mũi, góc mắt thì có thể để cơ thể tự lên sẹo.
Nên làm gì để phòng tránh ung thư da?
Để phòng tránh bệnh, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh, cụ thể là những biện pháp sau đây.
• Tránh ánh sáng mặt trời: nên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, dùng kem chống nắng đúng cách.
• Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ,...
• Điều trị tích cực các bệnh da mạn tính.
Có thể nói ung thư da không phải là dấu chấm hết bởi ung thư da thường có tiên lượng tốt, nhất là khi được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì rất tốt. Các tổn thương ở da thường dễ phát hiện do có thể quan sát bằng mắt thường. Vì vậy chúng ta nên chú ý các bất thường và khám khi phát hiện để không bỏ lỡ thời gian thích hợp điều trị.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng