Tại sao đột quỵ não tăng lên vào mùa đông? Phòng tránh như thế nào?
2023-11-30T09:12:12+07:00 2023-11-30T09:12:12+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/tai-sao-dot-quy-nao-tang-len-vao-mua-dong-phong-tranh-nhu-the-nao-2918.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/tai-sao-dot-quy-nao-tang-len-vao-mua-dong-4.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
29/11/2023 11:23 | Bệnh thường gặp
-
Đột quỵ não còn được biết đến là "kẻ giết người giấu mặt", là hiểm họa đe dọa sức khỏe của hàng triệu người mỗi năm. Không phân biệt độ tuổi, giới tính hay địa lý, đột quỵ có thể “xâm phạm” bất kỳ ai, bất cứ lúc nào. Căn bệnh này còn đặc biệt tăng lên khi thời tiết trở lạnh.
Khi nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn, thì đột quỵ sẽ xảy ra. Có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân lớn, một là do mạch máu não bị tắc - còn được gọi là nhồi máu não. Nguyên nhân còn lại là do vỡ mạch máu não, hay được biết đến với cái tên xuất huyết não.
Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị mắc đột quỵ não, như bệnh lý tim mạch có sẵn, ăn uống không lành mạnh, ít tập thể dục thể thao, và một nguyên nhân khách quan khác đó là do thời tiết lạnh.
Tại sao thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ não?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa mùa đông và sự gia tăng tỷ lệ mắc đột quỵ não, khi mà nhiệt độ giảm xuống quá 10 độ C sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 12 đến 18%.
Các nhà khoa học cho rằng, nhiệt độ xuống thấp làm cho máu trở nên đặc lại và có xu hướng dính hơn, từ đó dễ hình thành các cục máu đông. Mặt khác, để phản ứng với thời tiết lạnh, cơ thể tăng tiết các hormone catecholamin gây co mạch, làm tăng huyết áp. Nhưng thành mạch con người có sự đáp ứng khá kém, đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi, nên co mạch đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ mạch máu bị vỡ.
Bên cạnh đó, thời tiết trở lạnh cũng khiến nhiều người lười vận động và ăn uống kém khoa học, gây tăng cân, tăng mỡ máu, cộng hưởng lại càng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ não. Nhận biết sớm đột quỵ não như thế nào?
Để dễ nhớ và dễ áp dụng, hãy sử dụng quy tắc BEFAST để nhận biết sớm các dấu hiệu thường gặp nhất của đột quỵ và xử lý. Đó là:
• B (Balance): Mất thăng bằng, đau đầu và chóng mặt là những triệu chứng thường gặp đầu tiên khi bị đột quỵ
• E (Eyesight): Thị lực của người bị đột quỵ thường bị ảnh hưởng nhiều.
• F (Face): Mặt người bệnh bị méo, ví dụ như nhân trung, nụ cười...
• A (Arm): Yếu, thậm chí liệt một bên tay chân, làm bệnh nhân khó có thể cầm nắm được gì.
• S (Speech): Người bệnh bị ngọng, khó nói.
• T (Time): Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất. Phòng chống đột quỵ trong mùa đông như thế nào?
Tuy đột quỵ não xảy ra một cách đột ngột, diễn biến rất cấp tính, dễ để lại di chứng nặng nề. Nhưng vẫn có nhiều cách giúp chủ động phòng tránh, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này. Các biện pháp cụ thể như sau:
• Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ít chất béo, sử dụng thức ăn đồ uống ấm nóng thay vì đồ lạnh.
• Giữ nhiệt độ nơi ở và nhiệt độ ngoài trời không quá chênh lệch nhau. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần đầu và cổ
• Mỗi khi dậy vào sáng sớm, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng tại chỗ vài phút trước khi bước xuống giường.
• Nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trước khi tập phải khởi động đúng cách và đầy đủ. Không nên chọn thời điểm tập lúc sáng sớm hay tối muộn, phải luôn giữ cơ thể đủ ấm trong khi tập.
• Tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống. • Tránh sử dụng đồ uống hay chất kích thích như rượu bia, thuốc lá khi đang đang ngoài trời lạnh.
• Không nên tắm quá muộn, tắm bằng nước vừa đủ ấm, không nên tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
• Kiểm soát tốt các bệnh lý nền nếu có, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, …
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, gây ra những hậu quả nặng nề cho người mắc phải. Đặc biệt là trong mùa đông thì nguy cơ mắc bệnh lại càng trở nên cao hơn. Vì thế nên cần phải xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt và luyện tập lành mạnh để tránh mắc đột quỵ não. Riêng với những người già, người mắc các bệnh lý nền thì cần thêm các thăm khám định kỳ để sớm nhận biết nguy cơ mắc bệnh.
Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị mắc đột quỵ não, như bệnh lý tim mạch có sẵn, ăn uống không lành mạnh, ít tập thể dục thể thao, và một nguyên nhân khách quan khác đó là do thời tiết lạnh.
Tại sao thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ não?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa mùa đông và sự gia tăng tỷ lệ mắc đột quỵ não, khi mà nhiệt độ giảm xuống quá 10 độ C sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 12 đến 18%.
Các nhà khoa học cho rằng, nhiệt độ xuống thấp làm cho máu trở nên đặc lại và có xu hướng dính hơn, từ đó dễ hình thành các cục máu đông. Mặt khác, để phản ứng với thời tiết lạnh, cơ thể tăng tiết các hormone catecholamin gây co mạch, làm tăng huyết áp. Nhưng thành mạch con người có sự đáp ứng khá kém, đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi, nên co mạch đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ mạch máu bị vỡ.
Bên cạnh đó, thời tiết trở lạnh cũng khiến nhiều người lười vận động và ăn uống kém khoa học, gây tăng cân, tăng mỡ máu, cộng hưởng lại càng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ não. Nhận biết sớm đột quỵ não như thế nào?
Để dễ nhớ và dễ áp dụng, hãy sử dụng quy tắc BEFAST để nhận biết sớm các dấu hiệu thường gặp nhất của đột quỵ và xử lý. Đó là:
• B (Balance): Mất thăng bằng, đau đầu và chóng mặt là những triệu chứng thường gặp đầu tiên khi bị đột quỵ
• E (Eyesight): Thị lực của người bị đột quỵ thường bị ảnh hưởng nhiều.
• F (Face): Mặt người bệnh bị méo, ví dụ như nhân trung, nụ cười...
• A (Arm): Yếu, thậm chí liệt một bên tay chân, làm bệnh nhân khó có thể cầm nắm được gì.
• S (Speech): Người bệnh bị ngọng, khó nói.
• T (Time): Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất. Phòng chống đột quỵ trong mùa đông như thế nào?
Tuy đột quỵ não xảy ra một cách đột ngột, diễn biến rất cấp tính, dễ để lại di chứng nặng nề. Nhưng vẫn có nhiều cách giúp chủ động phòng tránh, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này. Các biện pháp cụ thể như sau:
• Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ít chất béo, sử dụng thức ăn đồ uống ấm nóng thay vì đồ lạnh.
• Giữ nhiệt độ nơi ở và nhiệt độ ngoài trời không quá chênh lệch nhau. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần đầu và cổ
• Mỗi khi dậy vào sáng sớm, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng tại chỗ vài phút trước khi bước xuống giường.
• Nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trước khi tập phải khởi động đúng cách và đầy đủ. Không nên chọn thời điểm tập lúc sáng sớm hay tối muộn, phải luôn giữ cơ thể đủ ấm trong khi tập.
• Tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống. • Tránh sử dụng đồ uống hay chất kích thích như rượu bia, thuốc lá khi đang đang ngoài trời lạnh.
• Không nên tắm quá muộn, tắm bằng nước vừa đủ ấm, không nên tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
• Kiểm soát tốt các bệnh lý nền nếu có, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, …
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, gây ra những hậu quả nặng nề cho người mắc phải. Đặc biệt là trong mùa đông thì nguy cơ mắc bệnh lại càng trở nên cao hơn. Vì thế nên cần phải xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt và luyện tập lành mạnh để tránh mắc đột quỵ não. Riêng với những người già, người mắc các bệnh lý nền thì cần thêm các thăm khám định kỳ để sớm nhận biết nguy cơ mắc bệnh.
Ý kiến bạn đọc
-
Trần Trung Bảo sao ngày xưa các cụ hay "đi" vào mùa đông
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
11/12/2023 11:30
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng