Tác nhân gây hen suyễn phổ biến và cách phòng tránh
2022-12-22T10:32:51+07:00 2022-12-22T10:32:51+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/tac-nhan-gay-hen-suyen-pho-bien-va-cach-phong-tranh-313.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/tac-nhan-gay-hen-suyen-pho-bien-va-cach-phong-tranh-2.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/12/2022 10:00 | Bệnh thường gặp
-
Các tác nhân gây hen suyễn thường mang tính cá nhân, tùy thuộc vào loại hen suyễn và mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, có những tác nhân phổ biến dường như ảnh hưởng đến phần lớn những người mắc bệnh hen suyễn.
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp với các triệu chứng như ho, khó thở, hụt hơi, nặng ngực,…Hen suyễn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp,…và bên cạnh đó cũng đã khiến rất nhiều người tử vong (khoảng 250000 người/năm).
Nguy hiểm là vậy nhưng các tác nhân gây bệnh hen suyễn lại xuất hiện ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Điều này có thể khiến việc kiểm soát bệnh hen suyễn trở nên khó khăn hơn. Sau đây là 5 tác nhân phổ biến gây ra bệnh hen suyễn và một số biện pháp phòng tránh giúp kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn.
1. Bụi
Bụi có lẽ là tác nhân gây hen suyễn phổ biến nhất. Các chất thải mang bụi gây ra phản ứng histamine ở nhiều người và tình trạng suy hô hấp do dị ứng bụi có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng hô hấp khác.
Do đó, cần phải tìm cách giảm việc hít phải khói bủi như đeo khẩu trang kín khi ra đường,… để giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
2. Phấn hoa
Giống như bụi, phấn hoa có thể gây ra nhiều phản ứng dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng theo mùa, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp bởi nếu tình trạng nghiêm trọng có thể phải điều chỉnh thuốc trị bệnh theo từng thời điểm với các điều kiện thời tiết khác nhau.
3. Nấm mốc
Các bào tử nấm mốc rất nguy hiểm cho sức khỏe và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phổi cho dù bạn có bị hen suyễn hay không. Tuy nhiên, nấm mốc thường được tìm thấy rất nhiều ở trong nhà do những điều kiện thời tiết ẩm là nguyên nhân phổ biến gây nấm mốc.
Hãy lau chùi nhà cửa thường xuyên để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo môi trường sống an toàn nhất cho sức khỏe.
4. Tập thể dục
Nhiều người bị hen suyễn do tập thể dục không đúng cách hoặc không phù hợp với tình trạng cơ thể. Do đó mà trong khi tập thể dục, đường thở bị thu hẹp và gây khó thở, thở khò khè, ho và các triệu chứng khác. Nếu tập thể dục gây ra bệnh hen suyễn, hãy cân nhắc các hoạt động nhẹ nhàng hơn và sử dụng phế dung kế cầm tay để đo sức khỏe của phổi trong quá trình hoạt động.
5. Khói
Khói lửa, khói thuốc lá, khói thuốc lá, khói thải… đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn cũng như sức khỏe tổng thể của mỗi chúng ta.
6. Thú cưng
Dù có yêu quý thú cưng đến mức nào thì thú cưng cũng thường gây ra bệnh hen suyễn cho nhiều người. Lông thú cưng thường được nằm rải rác trong thảm hoặc bay trong không khí, gây kích ứng phổi khi nuốt phải. Ngay cả khi không bị dị ứng với thú cưng thì lông thú quá nhiều cũng đủ gây khó chịu để kích hoạt bệnh hen suyễn.
7. Truyền nhiễm
Sức khỏe của phổi đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết bệnh hen suyễn. Virus thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh tật có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng hen suyễn.
Ta có thể thấy hầu hết các tác nhân gây bệnh hen suyễn là các chất gây dị ứng hoặc vi khuẩn, virus, bụi bẩn trong không khí. Do đó, điều quan trọng nhất là làm sạch môi trường sống xung quanh và thường xuyên hút bụi, lau chùi cho căn nhà. Bên cạnh đó, cần kiểm tra thời tiết để tránh những nguy cơ dị ứng ví dụ như gió hoặc mưa có thể mang theo phấn hoa, khói và các hạt trong không khí vào thẳng trong phổi.
Nguy hiểm là vậy nhưng các tác nhân gây bệnh hen suyễn lại xuất hiện ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Điều này có thể khiến việc kiểm soát bệnh hen suyễn trở nên khó khăn hơn. Sau đây là 5 tác nhân phổ biến gây ra bệnh hen suyễn và một số biện pháp phòng tránh giúp kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn.
1. Bụi
Bụi có lẽ là tác nhân gây hen suyễn phổ biến nhất. Các chất thải mang bụi gây ra phản ứng histamine ở nhiều người và tình trạng suy hô hấp do dị ứng bụi có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng hô hấp khác.
Do đó, cần phải tìm cách giảm việc hít phải khói bủi như đeo khẩu trang kín khi ra đường,… để giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
2. Phấn hoa
Giống như bụi, phấn hoa có thể gây ra nhiều phản ứng dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng theo mùa, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp bởi nếu tình trạng nghiêm trọng có thể phải điều chỉnh thuốc trị bệnh theo từng thời điểm với các điều kiện thời tiết khác nhau.
3. Nấm mốc
Các bào tử nấm mốc rất nguy hiểm cho sức khỏe và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phổi cho dù bạn có bị hen suyễn hay không. Tuy nhiên, nấm mốc thường được tìm thấy rất nhiều ở trong nhà do những điều kiện thời tiết ẩm là nguyên nhân phổ biến gây nấm mốc.
Hãy lau chùi nhà cửa thường xuyên để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo môi trường sống an toàn nhất cho sức khỏe.
4. Tập thể dục
Nhiều người bị hen suyễn do tập thể dục không đúng cách hoặc không phù hợp với tình trạng cơ thể. Do đó mà trong khi tập thể dục, đường thở bị thu hẹp và gây khó thở, thở khò khè, ho và các triệu chứng khác. Nếu tập thể dục gây ra bệnh hen suyễn, hãy cân nhắc các hoạt động nhẹ nhàng hơn và sử dụng phế dung kế cầm tay để đo sức khỏe của phổi trong quá trình hoạt động.
5. Khói
Khói lửa, khói thuốc lá, khói thuốc lá, khói thải… đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn cũng như sức khỏe tổng thể của mỗi chúng ta.
6. Thú cưng
Dù có yêu quý thú cưng đến mức nào thì thú cưng cũng thường gây ra bệnh hen suyễn cho nhiều người. Lông thú cưng thường được nằm rải rác trong thảm hoặc bay trong không khí, gây kích ứng phổi khi nuốt phải. Ngay cả khi không bị dị ứng với thú cưng thì lông thú quá nhiều cũng đủ gây khó chịu để kích hoạt bệnh hen suyễn.
7. Truyền nhiễm
Sức khỏe của phổi đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết bệnh hen suyễn. Virus thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh tật có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng hen suyễn.
Ta có thể thấy hầu hết các tác nhân gây bệnh hen suyễn là các chất gây dị ứng hoặc vi khuẩn, virus, bụi bẩn trong không khí. Do đó, điều quan trọng nhất là làm sạch môi trường sống xung quanh và thường xuyên hút bụi, lau chùi cho căn nhà. Bên cạnh đó, cần kiểm tra thời tiết để tránh những nguy cơ dị ứng ví dụ như gió hoặc mưa có thể mang theo phấn hoa, khói và các hạt trong không khí vào thẳng trong phổi.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng