Một số biện pháp giảm đau tai tại nhà cho người lớn và trẻ em

02/03/2023 15:46 | Bệnh thường gặp
- Tai có kích thước nhỏ nhưng có thể gây đau dữ dội khi có điều gì đó không ổn xảy ra với cơ thể. Đau tai và các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như khó nghe, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, độ ẩm trong tai hoặc các vấn đề về hàm.
Đau tai là một hiện tượng phổ biến chúng có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng bị đau tai hơn trẻ lớn hoặc người lớn. Khoảng 5 trong số 6 trẻ bị nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa cấp tính) khi được 3 tuổi. 
Một số biện pháp giảm đau tai tại nhà cho người lớn và trẻ em 1
1. Nguyên nhân gây đau tai
Mặc dù đau tai có thể do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, một số lý do phổ biến bao gồm:
Viêm tai giữa (viêm tai giữa cấp): Là loại nhiễm trùng tai phổ biến nhất, thường kèm theo sốt hoặc đau họng. Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa, thường do vi khuẩn gây ra hoặc do nhiễm virus.
Viêm tai ngoài: Đây là một vấn đề thường gặp vào mùa hè, là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn gây ra do nước đọng lại trong ống tai ngoài, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn.
Ráy tai tích tụ: Ráy tai tích tụ không chỉ ảnh hưởng đến thính giác mà còn có thể gây ra các triệu chứng như đau tai, ù tai và chóng mặt.
TMJ (rối loạn chức năng khớp thái dương hàm): Khớp thái dương hàm nối hàm với một bên đầu. Rối loạn chức năng có thể gây đau, cứng khớp, tiếng lách cách và tiếng bốp - cũng như gây đau tai. 
• Đau tai cũng có thể liên quan đến các vấn đề răng miệng khác như sâu răng hoặc nhiễm trùng.
Chấn thương khí áp: Có thể xảy ra khi có sự thay đổi áp suất, ví dụ như bay trên máy bay ở độ cao lớn hoặc lặn biển. Sự thay đổi áp suất có thể gây đau tai và thậm chí có thể dẫn đến thủng màng nhĩ
Một số biện pháp giảm đau tai tại nhà cho người lớn và trẻ em 2
2. Một số biện pháp giảm đau tai
Bên cạnh việc điều trị bệnh, sau đây là một số phương pháp này để giảm đau tạm thời.
Chườm ấm: Chườm ấm là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau tai. Hãy ngâm một chiếc khăn sạch trong nước ấm. Vắt bớt nước, gấp khăn lại và đắp lên tai bị đau tối đa 15 phút, vài lần trong ngày. Lưu ý cẩn thận không làm khăn quá nóng. 
Hơi nước: Hơi nước có thể giúp giảm áp lực và đau tai, nhưng máy tạo độ ẩm phun sương ấm có thể gây bỏng cho trẻ em và trẻ sơ sinh do đó cần hết sức cẩn thận khi chăm sóc bé. Đối với trẻ em, hãy cho trẻ ngồi trong lòng trong phòng tắm, đóng cửa lại và cho trẻ tắm nước nóng trong vòng 10-15 phút, để trẻ thư giãn và hít thở hơi nước từ bên ngoài bồn tắm một cách an toàn.
Ngủ hoặc nghỉ ngơi ở tư thế thẳng đứng: Khi nằm thẳng, chất lỏng chảy xuống phía sau cổ họng và có thể khiến cơn đau tai tồi tệ hơn. Do đó, khi bạn ngủ hoặc nghỉ ngơi, nên kê thêm gối để chống đỡ.
Nhai kẹo cao su: Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên nên nhai kẹo cao su nếu đau tai do thay đổi áp suất. Nhai kẹo cao su có thể giúp mở tai và cân bằng áp suất, giảm đau do thay đổi áp suất.
Một số biện pháp giảm đau tai tại nhà cho người lớn và trẻ em 3
Trong một số trường hợp, cơn đau tai có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với những người gặp vấn đề về ống tai hoặc mất thính giác đột ngột hoặc xuất hiện các triệu chứng đáng lo ngại như có chất lỏng, dịch chảy ra, sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, sưng tấy,…  hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây