Những loại ung thư nào sẽ bị di truyền?
2024-02-14T09:19:00+07:00 2024-02-14T09:19:00+07:00 https://songkhoe360.vn/ung-thu/nhung-loai-ung-thu-nao-se-bi-di-truyen-3365.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/nhung-loai-ung-thu-nao-se-bi-di-truyen-2.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/02/2024 09:19 | Ung thư
-
Hiểu về tính di truyền của các căn bệnh ung thư giúp chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống nếu có con cái sau này.
Ung thư có thể di truyền vì các đột biến gen. Đột biến gen là sự thay đổi trong DNA, vật liệu di truyền của tế bào. Loại đột biến gen di truyền có thể gây ung thư có tên đột biến dòng mầm vì đột biến xảy ra trong tinh trùng hoặc trứng.
Đột biến gen có thể xảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm:
• Tiếp xúc với bức xạ, hóa chất hoặc virus.
• Lão hóa.
• Lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá hoặc uống rượu quá mức.
Một số đột biến gen có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Yếu tố di truyền có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư do sự biến đổi ở một số gene cụ thể. Những biến thể này thường được chuyển từ cha hoặc mẹ sang con.
Không phải tất cả những người mang gen biến đổi đều phải mắc bệnh ung thư. Mức độ khuynh hướng di truyền có thể cao hoặc thấp, phụ thuộc vào gen cụ thể và các yếu tố nguy cơ khác. Một số loại bệnh ung thư có khả năng di truyền có thể kể đến là:
• Ung thư vú
• Ung thư trực tràng
• Ung thư buồng trứng
• Ung thư tuyến giáp
• Ung thư thận
• Ung thư máu
• Ung thư tuyến tiền liệt
• Ung thư dạ dày
Tỉ lệ các loại ung thư do di truyền kể trên dao động 5 - 20% trong tổng số bệnh nhân mắc loại ung thư đó. Đây không phải là tỷ lệ quá lớn, song cũng đáng kể.
Tại Việt Nam, theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng. Năm 2018, tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam là 146,8 ca/100.000 người, tỷ lệ tử vong do ung thư là 96,3 ca/100.000 người. Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực, nhưng thấp hơn so với một số nước phát triển. Nếu có tiền sử gia đình có người mắc ung thư, hãy tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đó, có thể gặp bác sĩ hoặc làm các xét nghiệm liên quan. Xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định một người có mang đột biến gen di truyền nào có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư hay không.
Nếu có đột biến gen di truyền, nê thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc ung thư như kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện các thay đổi lối sống lành mạnh.
Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh ung thư di truyền khi mang thai là thấp, ước tính khoảng 1/1.000 ca mang thai, và nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Một số loại ung thư di truyền có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng. Nếu có đột biến gen gây ra các loại ung thư này, bác sĩ có thể đề nghị sàng lọc thai nhi để phát hiện sớm các vấn đề.
Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày, có một số yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư như:
• Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra một loạt các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.
• Thừa cân béo phì: Đây là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tụy và ung thư buồng trứng.
• Uống rượu bia: Uống rượu và bia có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ rượu có thể là một yếu tố rủi ro cho nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú, gan, dạ dày, ruột kết, và phổi. Mức độ rủi ro tăng lên tùy thuộc vào số lượng rượu được tiêu thụ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức y tế quốc gia khác đều khuyến cáo rằng việc giảm tiêu thụ rượu có thể giúp giảm rủi ro mắc các bệnh lý, bao gồm ung thư.
• Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu rau xanh và trái cây, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt là những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư vú, và ung thư tuyến tiền liệt.
• Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các hóa chất như asen, benzen, và formaldehyde là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư hạch bạch huyết, và ung thư máu.
• Lối sống không lành mạnh: Ít vận động, ngủ không đủ giấc, stress là những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư máu.
Để phòng ngừa ung thư, không chỉ riêng ung thư mang tính di truyền, hãy tránh những nguyên nhân trên nhé.
Đột biến gen có thể xảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm:
• Tiếp xúc với bức xạ, hóa chất hoặc virus.
• Lão hóa.
• Lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá hoặc uống rượu quá mức.
Một số đột biến gen có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Yếu tố di truyền có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư do sự biến đổi ở một số gene cụ thể. Những biến thể này thường được chuyển từ cha hoặc mẹ sang con.
Không phải tất cả những người mang gen biến đổi đều phải mắc bệnh ung thư. Mức độ khuynh hướng di truyền có thể cao hoặc thấp, phụ thuộc vào gen cụ thể và các yếu tố nguy cơ khác. Một số loại bệnh ung thư có khả năng di truyền có thể kể đến là:
• Ung thư vú
• Ung thư trực tràng
• Ung thư buồng trứng
• Ung thư tuyến giáp
• Ung thư thận
• Ung thư máu
• Ung thư tuyến tiền liệt
• Ung thư dạ dày
Tỉ lệ các loại ung thư do di truyền kể trên dao động 5 - 20% trong tổng số bệnh nhân mắc loại ung thư đó. Đây không phải là tỷ lệ quá lớn, song cũng đáng kể.
Tại Việt Nam, theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng. Năm 2018, tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam là 146,8 ca/100.000 người, tỷ lệ tử vong do ung thư là 96,3 ca/100.000 người. Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực, nhưng thấp hơn so với một số nước phát triển. Nếu có tiền sử gia đình có người mắc ung thư, hãy tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đó, có thể gặp bác sĩ hoặc làm các xét nghiệm liên quan. Xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định một người có mang đột biến gen di truyền nào có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư hay không.
Nếu có đột biến gen di truyền, nê thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc ung thư như kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện các thay đổi lối sống lành mạnh.
Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh ung thư di truyền khi mang thai là thấp, ước tính khoảng 1/1.000 ca mang thai, và nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Một số loại ung thư di truyền có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng. Nếu có đột biến gen gây ra các loại ung thư này, bác sĩ có thể đề nghị sàng lọc thai nhi để phát hiện sớm các vấn đề.
Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày, có một số yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư như:
• Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra một loạt các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.
• Thừa cân béo phì: Đây là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tụy và ung thư buồng trứng.
• Uống rượu bia: Uống rượu và bia có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ rượu có thể là một yếu tố rủi ro cho nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú, gan, dạ dày, ruột kết, và phổi. Mức độ rủi ro tăng lên tùy thuộc vào số lượng rượu được tiêu thụ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức y tế quốc gia khác đều khuyến cáo rằng việc giảm tiêu thụ rượu có thể giúp giảm rủi ro mắc các bệnh lý, bao gồm ung thư.
• Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu rau xanh và trái cây, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt là những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư vú, và ung thư tuyến tiền liệt.
• Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các hóa chất như asen, benzen, và formaldehyde là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư hạch bạch huyết, và ung thư máu.
• Lối sống không lành mạnh: Ít vận động, ngủ không đủ giấc, stress là những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư máu.
Để phòng ngừa ung thư, không chỉ riêng ung thư mang tính di truyền, hãy tránh những nguyên nhân trên nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng