Tại sao mẹ bầu thường bị chóng mặt khi mang thai?
2023-09-04T16:28:00+07:00 2023-09-04T16:28:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/tai-sao-me-bau-thuong-bi-chong-mat-khi-mang-thai-2027.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/chong-mat-khi-mang-thai-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
04/09/2023 16:28 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai. Sự thay đổi về cơ cấu cơ thể, tăng huyết áp và sự thay đổi hormon là những yếu tố chính gây ra tình trạng này. Do đó, mẹ cần nắm được những thông tin và cách làm giảm nhẹ tình trạng này để quá tình mang thai được suôn sẻ, an toàn hơn.
Bà bầu có thể bị chóng mặt trong suốt quá trình mang thai, nhưng thường thì tình trạng này sẽ xuất hiện phổ biến ở hai giai:
• Giai đoạn đầu thai kỳ (trong khoảng 6-10 tuần đầu): Khi thai nở trong tử cung, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tuần hoàn của thai nhi. Sự tăng lượng máu và gia tăng về lưu lượng máu có thể gây áp lực lên hệ thống tuần hoàn, dẫn đến cảm giác chóng mặt.
• Giai đoạn cuối thai kỳ (trong khoảng 28 tuần trở đi): Ở giai đoạn này, thai nhi ngày càng lớn và áp lực lên các cơ quan bên trong cơ thể càng tăng lên, đặc biệt là khi tử cung tăng kích thước, cơ thể có thể trải qua sự gia tăng về huyết áp và dễ cảm thấy chóng mặt.
Ngoài ra, chóng mặt cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt sau khi thức dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi của mẹ bầu. Do đó, hãy luôn lắng nghe cơ thể để có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhất. 1. Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai là gì?
Chóng mặt khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn nên biết:
• Thay đổi tuần hoàn máu: Sự gia tăng lượng máu trong cơ thể để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi có thể làm cho mạch máu giãn ra và làm giảm áp lực máu, dẫn đến cảm giác chóng mặt khi bạn đứng dậy hoặc thay đổi tư thế quá nhanh.
• Thay đổi hormone: Sự thay đổi trong cân bằng hormone của cơ thể phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là tăng hormone progesterone để duy trì tử cung ổn định và hỗ trợ việc duy trì thai nhi.
Việc này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu và áp lực máu dẫn đến chóng mặt.
• Thiếu máu: Sự gia nhu cầu về máu trong cơ thể mẹ có thể làm cho nồng độ sắt trong máu giảm xuống nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu và chóng mặt, hoa mắt ở mẹ bầu.
• Kích thước tử cung lớn: Khi thai nhi lớn dần và tử cung mở rộ, nó có thể áp lực lên các mạch máu, làm cản trở quá trình lưu thông máu, gây cảm giác chóng mặt.
Ngoài ra, cách đi đứng, ngủ nghỉ (nằm ngửa ở giai đoạn cuối), hay ở lâu trong 1 căn phòng quá nóng hoặc bí bách cũng là những nguyên nhân gây chóng mặt ở mẹ bầu. 2. Mẹ nên làm gì khi bị chóng mặt khi mang thai?
Mẹ hãy nhớ rằng, bất kể những triệu chứng nào xuất hiện khi mang thai cũng cần được xử lý ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến mẹ và em bé. Khi bị chóng mặt, mẹ hãy thực hiện một số biện pháp sau:
• Hãy nằm xuống nghỉ ngơi để giảm bớt áp lực máu và cho cơ thể thời gian thích nghi, sau đó, nâng dần 2 chân lên để thuận lợi cho việc máu lưu thông lên não. Hoặc mẹ có thể nằm nghiêng sang trái, tránh nằm ngửa sẽ tăng áp lực lên mạch máu.
• Nếu không thể nằm thì hãy ngồi xuống, cúi người về phía trước, để đầu vào giữa hai đầu gối và thở từ từ.
• Nhờ những người xung quanh mở cửa cho thoáng không khí.
• Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước hoa quả để tránh bị tụt đường huyết bất ngờ. 3. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt khi mang thai?
Để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt vô cùng nguy hiểm khi mang thai, mẹ nên lưu ý thực hiện một số việc sau:
• Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, bởi mất nước có thể gây thiếu máu và dẫn đến chóng mặt.
• Có chế độ dinh dưỡng cân đối: Bổ sung thực phẩm giàu sắt và dưỡng chất khác vào chế độ ăn uống của bạn để duy trì nồng độ hemoglobin và ngăn ngừa thiếu máu.
• Ăn thường xuyên: Hãy ăn các bữa nhỏ thường xuyên thay vì ăn một lượng lớn thức ăn một lần để giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
• Điều chỉnh tư thế chậm rãi: Khi bạn đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi, hãy thực hiện việc thay đổi tư thế một cách chậm rãi để cơ thể có thời gian thích nghi.
• Tập thể dục nhẹ nhàng: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và tham gia vào các hoạt động vận động như yoga, đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn máu và sức khỏe tổng thể.
• Tránh môi trường nóng, bí bách: Ở trong môi trường nóng, bí bách quá lâu sẽ dễ bị thiếu oxy và giãn mạch máu, gây chóng mặt ở mẹ bầu.
• Nghỉ ngơi đủ: Dành thời gian nghỉ ngơi đủ và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Có thể nói, chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai. Mẹ bầu cần cân nhắc, để ý đến cơ thể ngay từ đầu để hạn chế tối đa tình trạng này bởi việc chóng mặt bất ngờ có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm với mẹ và bé mà bạn không thể lường trước được.
• Giai đoạn đầu thai kỳ (trong khoảng 6-10 tuần đầu): Khi thai nở trong tử cung, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tuần hoàn của thai nhi. Sự tăng lượng máu và gia tăng về lưu lượng máu có thể gây áp lực lên hệ thống tuần hoàn, dẫn đến cảm giác chóng mặt.
• Giai đoạn cuối thai kỳ (trong khoảng 28 tuần trở đi): Ở giai đoạn này, thai nhi ngày càng lớn và áp lực lên các cơ quan bên trong cơ thể càng tăng lên, đặc biệt là khi tử cung tăng kích thước, cơ thể có thể trải qua sự gia tăng về huyết áp và dễ cảm thấy chóng mặt.
Ngoài ra, chóng mặt cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt sau khi thức dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi của mẹ bầu. Do đó, hãy luôn lắng nghe cơ thể để có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhất. 1. Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai là gì?
Chóng mặt khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn nên biết:
• Thay đổi tuần hoàn máu: Sự gia tăng lượng máu trong cơ thể để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi có thể làm cho mạch máu giãn ra và làm giảm áp lực máu, dẫn đến cảm giác chóng mặt khi bạn đứng dậy hoặc thay đổi tư thế quá nhanh.
• Thay đổi hormone: Sự thay đổi trong cân bằng hormone của cơ thể phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là tăng hormone progesterone để duy trì tử cung ổn định và hỗ trợ việc duy trì thai nhi.
Việc này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu và áp lực máu dẫn đến chóng mặt.
• Thiếu máu: Sự gia nhu cầu về máu trong cơ thể mẹ có thể làm cho nồng độ sắt trong máu giảm xuống nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu và chóng mặt, hoa mắt ở mẹ bầu.
• Kích thước tử cung lớn: Khi thai nhi lớn dần và tử cung mở rộ, nó có thể áp lực lên các mạch máu, làm cản trở quá trình lưu thông máu, gây cảm giác chóng mặt.
Ngoài ra, cách đi đứng, ngủ nghỉ (nằm ngửa ở giai đoạn cuối), hay ở lâu trong 1 căn phòng quá nóng hoặc bí bách cũng là những nguyên nhân gây chóng mặt ở mẹ bầu. 2. Mẹ nên làm gì khi bị chóng mặt khi mang thai?
Mẹ hãy nhớ rằng, bất kể những triệu chứng nào xuất hiện khi mang thai cũng cần được xử lý ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến mẹ và em bé. Khi bị chóng mặt, mẹ hãy thực hiện một số biện pháp sau:
• Hãy nằm xuống nghỉ ngơi để giảm bớt áp lực máu và cho cơ thể thời gian thích nghi, sau đó, nâng dần 2 chân lên để thuận lợi cho việc máu lưu thông lên não. Hoặc mẹ có thể nằm nghiêng sang trái, tránh nằm ngửa sẽ tăng áp lực lên mạch máu.
• Nếu không thể nằm thì hãy ngồi xuống, cúi người về phía trước, để đầu vào giữa hai đầu gối và thở từ từ.
• Nhờ những người xung quanh mở cửa cho thoáng không khí.
• Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước hoa quả để tránh bị tụt đường huyết bất ngờ. 3. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt khi mang thai?
Để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt vô cùng nguy hiểm khi mang thai, mẹ nên lưu ý thực hiện một số việc sau:
• Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, bởi mất nước có thể gây thiếu máu và dẫn đến chóng mặt.
• Có chế độ dinh dưỡng cân đối: Bổ sung thực phẩm giàu sắt và dưỡng chất khác vào chế độ ăn uống của bạn để duy trì nồng độ hemoglobin và ngăn ngừa thiếu máu.
• Ăn thường xuyên: Hãy ăn các bữa nhỏ thường xuyên thay vì ăn một lượng lớn thức ăn một lần để giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
• Điều chỉnh tư thế chậm rãi: Khi bạn đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi, hãy thực hiện việc thay đổi tư thế một cách chậm rãi để cơ thể có thời gian thích nghi.
• Tập thể dục nhẹ nhàng: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và tham gia vào các hoạt động vận động như yoga, đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn máu và sức khỏe tổng thể.
• Tránh môi trường nóng, bí bách: Ở trong môi trường nóng, bí bách quá lâu sẽ dễ bị thiếu oxy và giãn mạch máu, gây chóng mặt ở mẹ bầu.
• Nghỉ ngơi đủ: Dành thời gian nghỉ ngơi đủ và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Có thể nói, chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai. Mẹ bầu cần cân nhắc, để ý đến cơ thể ngay từ đầu để hạn chế tối đa tình trạng này bởi việc chóng mặt bất ngờ có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm với mẹ và bé mà bạn không thể lường trước được.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng